thủ đô và thành phố lớn nhất của Ukraina From Wikipedia, the free encyclopedia
Kiev (/ˈkiːjɪv/ KEE-yiv,[1] tiếng Ukraina: Київ, phát âm [ˈkɪjiu̯] ⓘ), cũng được biết tới với tên từ tiếng Nga là Kiev (Ки́ев),[2][3] là thủ đô và là thành phố lớn nhất nước Ukraina. Thành phố tọa lạc tại bắc trung bộ của quốc gia này, dọc theo đôi bờ sông Dnipro. Kyiv trải rộng trên diện tích 839 km² với dân số tính đến tháng 7 năm 2013 là 2.847.200 người; nếu tính cả số dân đăng ký không chính thức thì dân số của Kiev là 3 triệu người.[4]
Kiev là thành phố trực thuộc trung ương, nằm bên tỉnh Kiev nhưng không thuộc tỉnh này. Đây là một trong các trung tâm công nghiệp, khoa học và văn hóa của Đông Âu. Nơi đây có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng trên thế giới. Giao thông của thành phố phát triển cao, nhất là hệ thống giao thông công cộng như xe buýt và tàu điện ngầm. Thành phố Kiev một trong những thành phố lâu đời nhất Đông Âu đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và những biến cố lịch sử. Thành phố là một trung tâm thương mại vào đầu thế kỷ 5. Là một khu định cư của người Slav ở trên con đường thương mại giữa Scandinavia và Constantinopolis, Kiev là nơi sinh sống của một nhánh thuộc bộ lạc Khazar,[5] cho đến khi bị những người Varangia (Viking) chiếm giữ vào thế kỷ 9. Dưới thời cai trị của Varangia, thành phố đã trở thành thủ phủ của Rus', quốc gia Đông Slav đầu tiên. Đô thành Kiev bị hủy hoại hoàn toàn trong thời kỳ Mông Cổ xâm lược vào năm 1240, khiến thành phố mất hết tầm ảnh hưởng của mình trong hàng thế kỷ sau đó. Thành phố từng bị kiểm soát bởi các cường quốc hùng mạnh, ban đầu là Đại công quốc Lietuva, sau đó là Lãnh địa quốc vương Ba Lan và Đế quốc Nga.[6]
Thành phố phồn thịnh trở lại trong thời kỳ cách mạng công nghiệp của Đế quốc Nga cuối thế kỷ 19. Năm 1917, sau khi Cộng hòa Dân tộc Ukraina tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Nga, Kiev trở thành thủ đô. Từ năm 1921 trở về sau, Kiev là một thành phố quan trọng của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina và từ 1934 là thủ đô nước cộng hòa này. Trong thế chiến II, thành phố lại bị hư hại nhưng nhanh chóng hồi phục trong những năm sau chiến tranh, là thành phố lớn thứ ba của Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraina giành độc lập vào năm 1991 và chọn Kiev là thủ đô, tiếp nhận đều đặn làn sóng người di cư từ các vùng khác của đất nước. Trong quá trình chuyển đổi đất nước sang nền kinh tế thị trường và dân chủ, Kiev vẫn tiếp tục là lớn nhất và giàu có nhất thành phố của Ukraina. Sản lượng công nghiệp về trang bị vũ khí quân sự giảm mạnh khi Liên Xô sụp đổ, nhưng nó cũng là động lực để nền kinh tế chuyển đổi sang các lĩnh vực mới như dịch vụ tài chính và tiếp tục tạo tăng trưởng cho Kiev. Là hành lang kết nối Đông và Tây châu Âu, Kiev nhận được sự đầu tư lớn và liên tục vào nhà ở và cơ sở hạ tầng đô thị, là nơi chịu ảnh hưởng đan xen của lực lượng ủng hộ xích gần với phương Tây và lực lượng muốn giữ quan hệ thân Nga trong không gian thuộc Liên Xô cũ.
Kiev là một thành phố nổi tiếng với bề dày lịch sử. Tên trong ngôn ngữ cổ Đông Slav là Kyjev (chữ Kirin: Києвъ, Къıєвъ, hoặc Кїєвъ), bắt nguồn từ tên của Kyi (Кий), là một trong 4 người sáng lập thành phố theo huyền thoại. "Kyiv" có nghĩa là "thuộc về Kyi".
Kiev là một trong những thành phố cổ nhất của Đông Âu, từng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn minh Đông Slav thời trung cổ cũng như trong quốc gia Ukraina hiện đại. Người ta tin rằng Kiev được thành lập vào cuối thế kỷ thứ 9. Nguồn gốc của thành phố bị che phủ bởi những huyền sử, một trong số đó nói về sự thành lập của 1 bộ tộc Slav lãnh đạo đạo bởi Kyi. Theo sách cổ Biên niên sử chính biên thì Kyi là người lớn tuổi nhất trong các anh em của mình, có hai người em trai là Shchek và Khoryv và 1 em gái là Lybid, là người sáng lập thành phố. Người ta tìm thấy trong tài liệu của Ptolemaeus có ghi tên của thành phố là Metropotity (thế kỷ 2). Một truyền thuyết khác nói rằng Thánh Anrê đi qua khu vực này và ông dựng lên ở nơi đây một cây thánh giá, xây dựng một nhà thờ. Từ thời Trung cổ hình ảnh của Tổng lãnh thiên thần Micae đại diện cho thành phố cũng như đất đai của các vị công tước. Người Slav định cư rải rác xung quanh khắp khu vực này từ thế kỷ thứ 6. Có rất ít bằng chứng lịch sử liên quan đến thời gian khi thành phố được thành lập và được phát triên sau đó. Vào thế kỷ thứ 8, có nhiều công sự được xây dựng trên khu vực người Slav sinh sống đã bị bỏ hoang cả vài thập kỷ.
Về mặt địa lý, Kiev thuộc vùng sinh thái Polesia (một phần của rừng gỗ hỗn hợp châu Âu). Tuy nhiên, cảnh quan độc nhất của thành phố khác biệt với vùng xung quanh.
Kiev nằm ở bai bên sông Dnipro, sông này chảy về phía nam và đổ vào biển Đen. Phần bên hữu ngạn hay bờ tây cổ hơn, đặc trưng bởi những đồi cây, khe nứt và các sông nhỏ. Trong thế kỷ 20, Kiev mở rộng về phía vùng đất thấp của tả ngạn (về phía đông). Những vùng quan trọng của thung lũng Dnipro thuộc bờ trái được tích tụ bởi cát nhân tạo và được bảo vệ bởi các đập.
Sông Dnipro hình thành hệ thống phụ lưu, doi, và cảng bên trong ranh giới thành phố. Địa hình thành phố là cầu nối giữa sông Desna và hồ chứa Kyiv ở phía bắc, và hồ chứa Kaniv ở phía nam. Cả hai sông Dnipro và Desna đều có thể đi đến Kiev, mặc dù bị hạn chế bởi quy định vật hành khóa thuyền của các hồ chứa và giới hạn bị đóng băng trong mùa đông.
Tổng cộng có 448 vực nước mở trong ranh giới Kiev, bao gồm sông Dnipro, các hồ chứa nước, và nhiều sông nhỏ, hàng chục hồ và các hồ nhân tạo. Chúng chiếm 7949 ha lãnh thổ. Thêm vào đó, điểm nổi bật của thành phố là 16 bãi biển nhân tạo (tổng 140 ha) và 35 khu vui chơi giải trí gần vực nước (chiếm hơn 1000 ha). Nhiều vực nước được sử dụng cho các trò chơi giải trí, mặc dù một số không thích hợp cho bơi lội.[7]
Theo đánh giá của UN năm 2011, không có những mối nguy hiểm về các thảm họa tự nhiên ở Kiev và vùng đô thị Kiev[8]
Kiev có khí hậu lục địa ẩm (Köppen Dfb).[9] Các tháng ấm nhất là tháng 6, 7, và 8 với nhiệt độ trung bình 13,8 đến 24,8 độ C. Các tháng lạnh nhất là tháng 12, 1, và tháng 2 với nhiệt độ trung bình -4,6 đến -1,1 độ C. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 39,4° vào 31 tháng 7 năm 1936. Nhiệt độ lạnh nhất ghi nhận được là -32,2 °C vào ngày 7 & 9 tháng 2 năm 1929. Tuyết thường phủ từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 3, với thời gian đóng băng kéo dài trung bình 180 ngày, nhưng không quá 200 ngày trong những năm gần đây.[10]
Dữ liệu khí hậu của Kyiv | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 11.1 (52.0) |
17.3 (63.1) |
22.4 (72.3) |
30.2 (86.4) |
33.6 (92.5) |
35.0 (95.0) |
39.4 (102.9) |
39.3 (102.7) |
33.8 (92.8) |
27.9 (82.2) |
23.2 (73.8) |
14.7 (58.5) |
39.4 (102.9) |
Trung bình ngày tối đa °C (°F) | −0.9 (30.4) |
0.0 (32.0) |
5.6 (42.1) |
14.0 (57.2) |
20.7 (69.3) |
23.5 (74.3) |
25.6 (78.1) |
24.9 (76.8) |
19.0 (66.2) |
12.5 (54.5) |
4.9 (40.8) |
0.0 (32.0) |
12.5 (54.5) |
Trung bình ngày °C (°F) | −3.5 (25.7) |
−3 (27) |
1.8 (35.2) |
9.3 (48.7) |
15.5 (59.9) |
18.5 (65.3) |
20.5 (68.9) |
19.7 (67.5) |
14.2 (57.6) |
8.4 (47.1) |
1.9 (35.4) |
−2.3 (27.9) |
8.4 (47.1) |
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) | −5.8 (21.6) |
−5.7 (21.7) |
−1.4 (29.5) |
5.1 (41.2) |
10.8 (51.4) |
14.2 (57.6) |
16.1 (61.0) |
15.2 (59.4) |
10.2 (50.4) |
4.9 (40.8) |
0.0 (32.0) |
−4.6 (23.7) |
4.9 (40.8) |
Thấp kỉ lục °C (°F) | −31.1 (−24.0) |
−32.2 (−26.0) |
−24.9 (−12.8) |
−10.4 (13.3) |
−2.4 (27.7) |
2.4 (36.3) |
5.8 (42.4) |
3.3 (37.9) |
−2.9 (26.8) |
−17.8 (0.0) |
−21.9 (−7.4) |
−30.0 (−22.0) |
−32.2 (−26.0) |
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) | 36 (1.4) |
39 (1.5) |
37 (1.5) |
46 (1.8) |
57 (2.2) |
82 (3.2) |
71 (2.8) |
60 (2.4) |
57 (2.2) |
41 (1.6) |
50 (2.0) |
45 (1.8) |
621 (24.4) |
Số ngày mưa trung bình | 8 | 7 | 9 | 13 | 14 | 15 | 14 | 11 | 14 | 12 | 12 | 9 | 138 |
Số ngày tuyết rơi trung bình | 17 | 17 | 10 | 2 | 0.2 | 0 | 0 | 0 | 0.03 | 2 | 9 | 16 | 73 |
Độ ẩm tương đối trung bình (%) | 83 | 80 | 74 | 64 | 62 | 67 | 68 | 67 | 74 | 77 | 85 | 86 | 74 |
Số giờ nắng trung bình tháng | 42 | 64 | 112 | 162 | 257 | 273 | 287 | 252 | 189 | 123 | 51 | 31 | 1.843 |
Nguồn 1: Pogoda.ru.net[11] | |||||||||||||
Nguồn 2: Danish Meteorological Institute (nắng, 1931–1960)[12] |
Theo thống kê dân số chính thức, thành phố có 2.847.200 dân đến tháng 7 năm 2013[13]
Năm | Số dân | ±% |
---|---|---|
10xx | 100.000 | — |
1647 | 15.000 | −85.0% |
1666 | 10.000 | −33.3% |
1763 | 42.000 | +320.0% |
1797 | 19.000 | −54.8% |
1835 | 36.500 | +92.1% |
1845 | 50.000 | +37.0% |
1856 | 56.000 | +12.0% |
1865 | 71.300 | +27.3% |
1874 | 127.500 | +78.8% |
1884 | 154.500 | +21.2% |
1897 | 247.700 | +60.3% |
1905 | 450.000 | +81.7% |
1909 | 468.000 | +4.0% |
1912 | 442.000 | −5.6% |
1914 | 626.300 | +41.7% |
1917 | 430.500 | −31.3% |
1919 | 544.000 | +26.4% |
1922 | 366.000 | −32.7% |
1923 | 413.000 | +12.8% |
1926 | 513.000 | +24.2% |
1930 | 578.000 | +12.7% |
1940 | 930.000 | +60.9% |
1943 | 180.000 | −80.6% |
1956 | 991.000 | +450.6% |
1959 | 1.104.300 | +11.4% |
1965 | 1.367.200 | +23.8% |
1970 | 1.632.000 | +19.4% |
1975 | 1.947.000 | +19.3% |
1979 | 2.144.000 | +10.1% |
1980 | 2.191.500 | +2.2% |
1985 | 2.461.000 | +12.3% |
1991 | 2.593.400 | +5.4% |
1996 | 2.637.900 | +1.7% |
2000 | 2.615.300 | −0.9% |
2005 | 2.596.400 | −0.7% |
2009 | 2.765.500 | +6.5% |
2010 | 2.786.518 | +0.8% |
2013 | 2.845.683 | +2.1% |
as of 1 January of respective year.[14][15] |
Theo thống kê năm 2001, dân số Kyiv là 2.611.300.[4] Những thay đổi về dân số thể hiện trong bảng kế bên. Theo thống kê, nam là 1.219.000 hay 46,7%, và 1.393.000 người hay 53,3%. So với số thống kê năm 1989, dân số thành phố đang trong tình trạng lão hóa, trong khi phổ biến trong cả nước thì một lượng đáng kể dân Kiev được bù bởi dòng người di cư trong độ tuổi lao động từ những vùng khác. Có khoảng 1.069.700 dân có trình độ trên hoặc đã hoàn thành trung học, tăng 21,7% so với năm 1989.
Một đáng giá về dân số không chính thức tháng 6 năm 2007 dựa trên lượng sản phẩm bánh ngọt bán ra trong thành phố (số liệu này bao gồm cả khách và người đi đường) với con số ít nhất 3,5 triệu.[16]
Theo số liệu thống kê năm 2001, có hơn 130 quốc tịch và các nhóm dân tộc sống bên trong lãnh thổ Kiev. Người Ukraina là nhóm dân tộc lớn nhất ở Kiev với khoảng 2.110.800 người, chiếm 82,2% dân số thành phố. Các sắc dân khác: người Nga 337.300 người (13,1%), người Do Thái 17.900 (0,7%), người Belarus 16.500 (0,6%), người Ba Lan 6.900 (0,3%), người Armenia 4.900 (0,2%), người Azerbaijan 2.600 (0,1%), người Tatar 2.500 (0,1%), Người Gruzia 2.400 (0,1%), người Moldova 1.900 (0,1%).
Cả hai thứ tiếng Ukraina và Nga được sử dụng phổ biến trong thành phố; khoảng 75% dân số Kiev nói họ sử dụng tiếng Ukraina làm tiếng mẹ đẻ theo số liệu năm 2001, gần 25% người coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ.[17] Theo một cuộc khải sát năm 2006, tiếng Ukraina được 23% người Kyiv sử dụng ở nhà, 52% tiếng Nga và 24% dùng cả hai.[18] Trong cuộc khải sát xã hội học năm 2003, khi được hỏi 'ngôn ngữ nào bạn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày?', 52% nói họ 'chủ yếu dùng tiếng Nga', 32% 'cả hai Nga và Ukraina sử dụng ngang nhau', 14% 'chủ yếu dùng tiếng Ukraina', và 4,3% 'chỉ sử dụng tiếng Ukraina'.[19]
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.