From Wikipedia, the free encyclopedia
Chế độ nhất viện là chế độ mà nghị viện của một nước chỉ xếp đặt một viện. Ở bên trong loại chế độ này, việc chế định luật pháp và thông qua dự thảo nghị quyết tương đối đơn giản và thuận lợi. Phần nhiều xuất hiện ở các nước dân chủ mới nổi và các nước thực thi Hệ thống luật châu Âu lục địa, thí dụ như Đan Mạch, Hi Lạp, Phần Lan, Singapore, Liban, Tunisia, Guatemala, New Zealand, v.v đều chọn dùng loại chế độ này. Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - cơ quan quyền lực tối cao, cũng thực hành chế độ nhất viện.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Chế độ nhất viện là chế độ mà các nước chủ nghĩa tư bản xếp đặt một viện để sử dụng và thực thi chức quyền của nghị viện. Nghị viện Anh Quốc thực hành đầu tiên vào thế kỉ XIII, là nghị viện đơn nhất được hình thành dần dần do giai cấp thống trị kiểm soát trong đó giới quý tộc chuyển hoá thành giai cấp tư sản và một bộ phận thị dân tự do có thực lực kinh tế khá mạnh bài trừ và gạt bỏ người dân lao động để tiến vào nghị viện. Nghị viện có một cơ quan đơn nhất, xác định rõ trách nhiệm, trình tự lập pháp và thông qua dự thảo nghị quyết khá đơn giản và tiện lợi, thêm nữa đại biểu ý nguyện của giai cấp tư sản, thể hiện giai cấp tư sản dân chủ, giảm bớt tranh chấp và xung đột của bản thân nghị viện. Jean-Jacques Rousseau đã chủ trương quyền lập pháp do nghị viện đơn nhất sử dụng và thực thi.
Vào thời kì đầu thế kỉ XVIII và XIX, các nước chủ nghĩa tư bản phần nhiều thực hành chế độ nhất viện; bây giờ vẫn có rất nhiều nước chủ nghĩa tư bản thực hành chế độ nhất viện. Vào thế kỉ XX, các nước mới độc lập ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh phần nhiều cũng chọn dùng chế độ nhất viện. Đây là biểu hiện của tập đoàn lãnh đạo của giai cấp thống trị vì mục đích củng cố sự thống trị của nó nên yêu cầu quyền lực tập trung. Chế độ nhất viện tồn tại các khuyết điểm như chế định luật pháp cẩu thả, dễ giúp tăng thêm sự lộng hành, chuyên quyền độc đoán, v.v
So sánh với chế độ lưỡng viện truyền thống, nghị viện của chế độ nhất viện tương đối có công hiệu, ở trong chế độ lưỡng viện, sự tranh đấu ở nghị viện sẽ ngăn trở thông qua dự luật. Nếu hai viện chia rẽ ý kiến, ắt phải có một viện trong chúng không thể đại biểu ý chí chung; nếu hai viện nhất trí ý kiến, tất phải có một viện trong chúng là thừa, cho nên không cần thiết để thiết lập. Các nước chế độ lưỡng viện hiện đại, quyền lực thượng nghị viện của không ít nước đều bị cắt giảm, chuyển đến hạ nghị viện có tính đại biểu dân ý khá cao. Một số nước chế độ lưỡng viện như Anh Quốc và Canada, vì quyền lực của thượng nghị viện bị cắt giảm với biên độ lớn, xét về phương diện vận hành thực tế biểu hiện giống chế độ nhất viện, chính phủ cũng do hạ nghị viện bầu ra, cũng cần duy trì đa số ở hạ nghị viện thì mới có thể tiếp tục nắm giữ chính quyền.
Ở nghị viện của chế độ nhất viện, bên trong cơ quan lập pháp không thể giống như chế độ lưỡng viện, có thể xuất hiện một đảng khống chế thượng nghị viện, một đảng khác khống chế hạ nghị viện. Trừ phi một chính đảng lấy được ưu thế và chi phối địa vị ở bên trong nghị viện, nếu không thì dễ sản sinh cục diện bế tắc chính trị. Quyền quyết định do toàn thể nghị sĩ quyết nghị, không thể làm hẹp đường kênh chế định chính sách. Tránh khỏi sự lãng phí hành chính (nhân lực và tài lực) không cần thiết, so với chế độ lưỡng viện, có thể trực tiếp tiến hành hiệp thương với đảng đối lập.
Tuy nhiên, một số đảng nắm giữ chính quyền bên trong nghị viện của chế độ nhất viện cùng lúc nắm giữ và khống chế quyền hành chính và quyền lập pháp, sẽ tương đối không có quyền lực để ràng buộc, khó dự phòng việc kiểm soát và thống nhất đa số quyết định, tình huống một đảng chiếm ưu thế xuất hiện sẽ khiến cho đảng cầm quyền thiếu cân nhắc, khả năng sẽ xuất hiện chuyên quyền, độc đoán thống trị. So với chế độ lưỡng viện, nghị viện khá khó ràng buộc quyền lực chính phủ. Ở chế độ nhất viện, đảng cầm quyền thông qua đa số giản đơn, không có ích cho sự biểu đạt của đa nguyên ý kiến.
Để tránh hình thành chia cắt hành chính và lập pháp, không ít nước chính thể tổng thống có chế độ nhất viện đều sẽ đem bầu cử tổng thống và quốc hội cử hành cùng lúc, để khỏi bị đảng cầm quyền của tổng thống trực thuộc không thể vừa nắm giữ đa số nghị viện vừa nắm giữ chính quyền. Tuy nhiên các nước chế độ nhất viện có thực hành chế độ dân chủ nghị viện thì không được xuất hiện hành chính và lập pháp, cơ quan hành chính do thủ tướng hoặc tổng thống lãnh đạo có thể nắm giữ đa số nghị viện. Song cũng có nước ví như Hàn Quốc, sau khi dân chủ hoá bầu cử tổng thống và quốc hội cử hành tách biệt, dẫn đến thường hay xuất hiện cục diện "cầm quyền ít, đối lập lớn" - chỉ tình huống, ngay trong quốc hội, số ghế nghị sĩ của đảng cầm quyền khá ít, nhưng mà số ghế nghị sĩ của đảng đối lập chiếm tuyệt đại đa số, hơn nữa vượt qua một nửa tổng số ghế nghị sĩ quốc hội. Trước khi Trung Hoa dân quốc thay đổi và thi hành chế độ bỏ phiếu cùng lúc vào năm 2008, bầu cử tổng thống và uỷ viên lập pháp cử hành tách biệt, dẫn đến xuất hiện chính phủ thiểu số từ năm 2000 đến năm 2008, đảng Dân chủ Tiến bộ được biết là đảng cầm quyền không có cách nào nắm giữ đa số ghế ở Viện lập pháp.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.