Câu đối khắc tại Từ Đường của các dòng họ Việt Nam
From Wikiquote, the free quote compendium
Câu đối khắc tại nhà thờ 1 số dòng họ Tiên Công huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh:
Tiên Công là tên gọi chung cho các cụ tổ các dòng họ khai hoang lấn biển ở vùng đất Hà Nam, Yên Hưng; Miếu Tiên Công thờ chung 17 cụ tổ các dòng họ ấy, tại đây có câu đối:
Năng lực kiên cường phụ đê ngự thuỷ khẩn hoang dương danh kim cổ
Kỳ công vĩ đại tang hải thành điền canh tác kiến nghiệp tử tôn
Tạm dịch:
Năng lực kiên cường đắp đê ngăn nước khai hoang mở đất nổi danh kim cổ
Kỳ công vĩ đại thay chua rửa mặn canh tác cấy trồng khởi nghiệp cháu con
Nhà thờ họ Vũ thôn Cung Đường xã Phong Cốc có 2 câu đối:
Trúc hải thành điền thần đệ nhất
Cơ cầu khắc thiệu chỉ qua từ
Tạm dịch:
Ngăn biển thành ruộng đồng tổ thần là số một
Noi theo nghiệp ông cha từ đường họ Vũ này
Và:
Long Thành cựu chỉ tam huynh đệ
Đông Hải khai canh nhị ngạc hoa
Tạm dịch:
Thăng Long quê cũ tam huynh đệ
Đông Hải khai canh chú với anh
Các cụ dòng họ Vũ ở đây vẫn còn gia phả. Trong đó nói việc ba anh em từ Thăng Long xuống lấn biển khai canh ở vùng đất Hà Nam huyện Yên Hưng. Sau khi đã gây dựng được cơ nghiệp, cuộc sống ổn định thì người anh lại phải trở về quê cũ là làng Kim Liên của Thăng Long
Nhà thờ họ Nguyễn xóm Cung Đường xã Phong Cốc có 2 câu đối:
Khai canh miếu liệt tam công tổ
Dực bảo triều phong tứ xã thần
Tạm dịch:
Công sức khai canh miếu thờ ba vị tổ
Dực bảo trung hưng phong làm bốn xã thần
Và:
Long Thành mộng ứng quang tiên thế
Oa tỉnh thanh văn khải hậu nhân
Tạm dịch:
Long Thành ứng mộng vẻ vang tiên tổ
Giếng Ếch âm vang khởi nghiệp đời sau.
Truyền thuyết nói rằng thời Lê Thánh Tông một số dòng họ Vũ, Nguyễn, Hoàng, Đào... từ Thăng Long nghe chỉ dụ khuyến nông của Lê Thánh Tông, họ đã từ Thăng Long (Ba Đình, Kim Liên, Giáp Nhất, Giáp Nhị...) đi đến vùng biển Yên Hưng quai đê ngăn mặn để trồng cấy và đánh cá. Khi họ đặt chân đến đây không hề có nước ngọt. Ban đêm đang lúc đói khát họ nghe thấy tiếng ếch kêu bèn đoán biết nơi ấy có nước ngọt. Họ lần mò đến nơi, quả nơi ấy có cái giếng khá rộng, chứa nhiều nước ngọt. Nhờ nước ngọt của giếng mà các cụ Tiên Công đã sống và trụ lại trên đất này để khai canh mở đất. Giếng ấy sau gọi là Oa Tỉnh, hiện nay vẫn còn
Nhà thờ họ Đào xã Lưu Khê có câu đối:
Khai canh công thần lưu hậu thế
Từ đường Đào tộc sáng tiền nhân
Tạm dịch:
Mở đất khai hoang công lao tổ thần lưu hậu thế
Nhà thờ họ Đào khai sáng xây dựng tự người xưa
Câu đối ở nhà thờ họ Bùi gốc Lê ở xã Thượng Trưng huyện Bạch Hạc tỉnh Vĩnh Phúc:
Bùi Hoằng người xã Thượng Trưng huyện Bạch Hạc nay là huyện Vĩnh Tường. Ông vốn là di duệ Hoàng tộc nhà Lê, là con trai của Thủ Chính, tên chữ là Thủ Ước, tên hiệu là Đức Trai, cháu nội của Bùi Thủ Chân, vị sơ tổ của họ Bùi ở Thượng Trưng. Bùi Hoằng được làm quan tới chức Tán trị Thừa chính sứ Thừa tuyên sứ ti trấn Hưng Hóa, phong hàm Gia Hạnh đại phu, ban tước “bá”: An Thủy bá. Dòng họ ông thờ bức hoành phi 03 chữ “hàn mặc hương” cùng đôi câu đối:
Tần tảo chi gia bồi hậu thực
Thư điền vô thuế tử tôn canh
Câu đối khắc ở Từ Đường họ Hà tại xã Bình Sơn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc:
Bách thế lưu truyền, tông tổ thanh bồi lai dã viễn
Nhất đường ca tụng, tử tôn diệc diệp Vĩnh chi Tuy
Hà Sĩ Vọng là người xã Bình Sơn huyện Lập Thạch. Thực ra, ông vốn là người xã Tuy Phúc huyện Lập Thạch, có nhà ở xã Bình Sơn. Nay Bình Sơn thuộc về thôn Sơn Cầu xã Như Thụy huyện Sông Lô. Ông thi đỗ năm 22 tuổi khoa Ất mùi niên hiệu Đại Chính năm thứ 06 đời vua Mạc Đăng Doanh (1535). Xuất thân làm quan tới chức Hữu thị lang bộ Lễ (tương đương chức thứ trưởng thứ hai), phẩm trật ở hàng “tòng tam phẩm”.
Câu đối ở nhà thờ họ Trần Danh thôn Bảo Triện - Bắc Ninh:
Thủy tổ họ Trần Danh thôn Bảo Triện (nay là thôn Phương Triện, xã Đại Lai, huyện Gia Bình) là Cụ Thuần Đạo thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Trần sinh vào cuối thế kỷ thứ 15 ở Hương Tức Mặc, xã Lộc Vượng, phủ Thiên Trường (nay thuộc ngoại thành Nam Định). Cụ là người được học hành đến nơi đến chốn và có tầm nhìn xa trông rộng. Thấy xứ Kinh Bắc địa linh nhân kiệt, nên đầu thế kỷ 16 cụ đã tìm về sinh cơ lập nghiệp ở thôn Bảo Triện xứ Kinh Bắc theo nghĩa của đôi câu đối:
“Định Mỗ chi sơn tán loạn giới thủy khả an
Bảo Triện chi mạch huyền vi cùng sơn tắc các”
Câu đối khắc tại từ đường họ Thạch xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội:
Tại Từ đường họ Thạch có 4 câu đối gỗ sơn đen thếp vàng, chữ chạm khắc rất đẹp:
Lan Khê chi tỏa, mạch văn dài
Thiên Thủy dòng phân, nguồn phúc rộng
Ở câu này có 2 địa danh khiến ta phải chú ý, đó là Lan Khê tên làng thuộc huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương xưa (nay thuộc huyện Nam Thanh, Hải Dương). Theo Gia phả họ Mạc thì cháu của Mạc Đĩnh Chi (đời Trần) là Mạc Tung (con của Mạc Thúy) đã di cư tránh nạn về đây. Một địa danh khác là Thiên Thủy tức sông Thiên Đức (tên Nôm là sông Đuống) nằm kề xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm Hà Nội) nơi cư trú của họ Trạch. Vậy họ Trạch ở đất này có liên quan gì với họ Mạc ở xã Nam Tân, huyện Nam Thanh không? Từ câu đối đó gợi ý cho ta tìm đọc 2 cuốn gia phả và cũng từ đó mà ta biết họ Thạch ở Ninh Hiệp vốn gốc họ Mạc ở Hải Dương ra đi và đổi thành họ mới. Nhưng ra đi từ bao giờ và lí do thì không thể nói rõ được (có lí do nhất định).
Danh gia nối đời, tự thuở nhà Lê trở lại
Ban đầu gây dựng, vốn từ Thịnh Đức tới nay
Thịnh Đức là niên hiệu của vua Lê Thần Tông từ năm 1653 đến 1654 trên dưới 60 năm nhà Mạc thất thủ Thăng Long phải chạy lên Cao Bằng và nhiều nơi khác? Gia phả họ Thạch thì ghi như sau:
“... Riêng ta đổi thành họ Thạch và làm nhà sư trông coi ngôi chùa lớn. Các tăng ni đặt hiệu cho ta là Thịnh Đức thiền sư. Sau không ở chùa nữa. Sinh hạ được 6 con trai lập nên 6 chi... “Vậy là đã rõ Tổ đầu tiên của họ Thạch là Thịnh Đức vốn từ họ Mạc đổi sang và đến từ thời Lê Trung hưng. Từ những năm 50-60 của thế kỷ 20 này các vụ Thạch Văn Vĩnh, Thạch Văn Quế... đã dày công tìm về cội nguồn Lan Khê và Lũng Động để “vấn Tổ tầm Tông”; từ đó mà con cháu các họ này đã có mối liên hệ mật thiết với nhau hàng năm đi lại giỗ Tổ.
Câu đối khắc tại nhà thờ họ Đặng gốc Trần ở thôn Ỷ LA xã DƯƠNG NỘI huyện HOÀI ĐỨC tỉnh HÀ TÂY cũ:
Ở thôn Ỷ La, kiến trúc kiểu chữ “nhị”. Căn cứ vào hàng chữ trên bảng thì nhà thờ được dựng ngày tốt tháng 4 năm Minh Mạng thứ 18 (1837). Họ Đặng này vốn là một nhánh của họ Đặng Lung Xá (Chương Mỹ), gốc xa xưa là họ Trần Tức Mặc (Nam Hà). Chi phái họ Đặng ở Ỷ La đã sinh ra Đặng Công Mậu. Hiện còn lưu giữ câu đối ca ngợi gia thế dòng họ, nói rõ về nguồn gốc họ Trần của dòng họ này:
Lũy thế Đông A truyền cựu đức
Danh tồn Nam sử ấp thanh hương
Dịch nghĩa:
Gốc gác họ Trần truyền đức cũ
Danh lưu Nam sử, tỏa hương thơm
Những câu đối khắc tại nhà thờ họ Hoàng ở Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội:
"Hữu khải tất tiên bản huyện địa khoa chi thủy
Bất hiển diệc thế tiền Trần Quang Thái dĩ lai"
Dịch nghĩa:
Được mở mang là nhờ tiên tổ đã mở ra đại khoa đầu tiên cho huyện ta.
Đời đời nối nhau rạng rỡ, bắt đầu từ năm Quang Thái nhà Trần đến nay.
"Thế đức dô thanh phương, Trần Triều Đỉnh giáp nguyên nhung cụn quế cân thường khai địa quyết"
Hậu hưu ngưỡng phu di, Liên xã y quan miện cung tử Tính tịch cường trạnh lý thô gia thanh
Dịch nghĩa:
Thế đức rạng rỡ vẻ thơm, đời Trần làm tướng và, đời Lê là nguyên nhung, cờ quạt y thường khai mạch đất.
Tốt lành nhờ ơn để lại, mũ áo cân đai, con cháu ngày nay thịnh vượng, mở mang tiếng thơm nhà.
Gió mát muôn thuở, sự nghiệp ở triều Đình, tên tuổi trong sử sách
Câu đối của 1 nhà thờ họ ở Kiến An - Hải Phòng:
象山德基門戶詩禮憑舊蔭 Tượng Sơn đức cơ môn hộ thi lễ bằng cựu ấm (Núi Voi xây nền đức, gia tộc dòng dõi bởi nhờ ơn đời trước)
郁江人脈亭皆芝玉惹莘香 Úc Giang nhân mạch đình giai chi ngọc nhạ tân hương (Sông Úc tạo nguồn nhân, cả nhà giỏi tài vì sức gắng lớp sau)
Câu đối ở nhà thờ họ Vũ Hồn (Làng Mộ Trạch, Huyện Đường An, tỉnh Hải Dương):
中下儒宗鄕始祖 Trung hạ Nho tông hương thuỷ tổ (Tổ tiên vốn nhà Nho gốc Trung Quốc)
南天民牧國名臣 Nam thiên dân mục quốc danh thần (Chăm nom dân Nam, trở thành danh thần nước Nam)
Câu đối khắc tại nhà thờ họ Tô xã Kiến Quốc huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương:
Họ Tô giáp Năm Bình thôn Lũng Quý lập nghiệp tại vùng đất tụ thuỷ có thế rồng quý từ lâu đời Long là rồng hợp với thổ là đất thành chữ Lũng (Lũng Quý - đất quý). Nhà thờ họ Tô Lũng Quý có từ lâu, ba gian gỗ lim, nhà thờ có đủ hoành phi, câu đối, các đồ tế khí. Bức hoành phi treo gian giữa đề ba chữ “Bách Hoa Tiên” (trăm hoa đua nở), câu đối hai bên đề:
Nam Bắc chi điều Tô bản xuất
Đông Tây, vạn phái thuỷ tòng nguyên.
Câu đối đề trong nhà thờ họ Nguyễn tại Linh Giang:
橫山一帶萬年禄 Hoành sơn nhất đái vạn niên lộc (Một dải Hoành Sơn, vạn năm lộc)
功德永遷百世本支靈水遠 Công đức vĩnh thiên bách thế bản chi Linh thủy viễn (Công đức trăm đời, nguồn ngọn sông Gianh chảy xa)
繼承無斁千龝花衮御山高 Kế thừa vô dịch thiên thu hoa cổn Ngự sơn cao (Kế thừa ngàn năm, hoa gấm núi Ngự cao ngất)
水源木本山河壽 Thủy nguyên mộc bản hà sơn thọ (Nguồn nước, gốc cây, núi sông vẫn lâu dài)
春露秋霜歲月新 Xuân lộ thu sương tuế nguyệt tân (Mưa xuân, sương thu, năm tháng càng mới mẻ)
Câu đối khắc tại từ đường dòng họ Vũ ở làng Đại Vĩ - Cổ Loa - Hà Nội:
Thiên vị tài bồi dương ngã Vũ
Thế truyền tác nghiệp tự Nguyên Hương
Nghĩa là:
Trời làm giàu cho họ Vũ ta
Đời đời truyền lưu ở xóm gốc
Câu đối khắc ở Từ Đường HỌ NGUYỄN TAM SƠN Ở XUÂN LŨNG:
Năm 1442, cụ Tổ HỌ NGUYỄN TAM SƠN từ làng Đông Hống - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương (Đây là một chi của dòng họ Nguyễn Trãi) đã rời bỏ quê đến cư ngụ ở làng Xuân Lũng - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ. Từ đường họ Nguyễn Tam Sơn thờ vị Tổ của dòng họ tại Xuân Lũng là cụ Nguyễn Doãn Cung, một nhà khoa bảng lớn thời Lê Sơ cụ thủy tổ dòng họ là cha đẻ của Nguyễn Doãn Cung là người làng Đông Hống, huyện Tứ Kỳ, Phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đây là một chi của dòng họ Nguyễn Trãi, sau khi Nguyễn Trãi bị họa chu di tam tộc vụ án Lệ Chi Viên, cụ thủy tổ cùng vợ con và người em trai đi lánh nạn đến làng Xuân Lũng lập nghiệp. Tại đây cụ dấu tên rồi mở trường học đầu tiên dạy chữ nho ở xóm Hống - Làng Dòng gọi là trường của cụ đồ khuyết danh, từ đó mở ra phong trào học hành thi cử khắp cả một vùng. Nguyễn Doãn Cung được coi là người mở đầu truyền thống hiếu học của làng, cũng từ đó làng Xuân Lũng liên tiếp trong nhiều thế kỷ có nhiều người đỗ đạt, câu đối ở từ đường họ ta đã ghi:
"Địa hoang tiên phá Văn Lung sách
Thiên Bảng danh đề Tiến Sỹ Bi"
Câu đối treo trong nhà thờ họ Đặng ở làng Bách Tính thuộc xã Nam Hồng Huyện Nam Trực tỉnh Nam Định:
一 鄕 攻 響 昇 評 日 Nhất hương công hưởng thăng bình nhật
百 姓 航 歌 大 有 年 Bách Tính hàng ca đại hữu niên
Câu đối khắc trong nhà thợ họ Bùi tại Nho Quan - Ninh Bình:
Dòng Họ Bùi Nho Quan Ninh Bình có Nhà thờ Họ tại Thư Lâu-Hà Nam, thờ Cụ Tổ Bùi Đình Thư, người đã đỗ tiến sỹ và hiện nay có Tên trong bia đá số 37 tại Văn miếu Hà Nội. Trong nhà thờ có đôi câu đối rất nổi tiếng:
Phúc Ấm Hữu Khai Tiên, Khoa Tiến sỹ, Hoạn Thượng Thư, Huân Liệt Trường Lưu Lê Lý Sử (Hoạn là Quan; Lê là Nhà Tiền Lê)
Công Danh Tùy Thế Tựu,Quốc Công Hầu, Dân Tổng Lý, Hào Hoa Cạnh Phát Bắc Nam Chi
Câu đối ở nhà thờ họ Đỗ Bá làng Tăng Bổng - xã Tân Lập - Vũ Thư - Thái Bình:
Đức Thuận Đỗ gia, cổ kim ngang ngọc phả
Tôn lưu Đồng Đại, tuế nguyệt mãn phương danh
Phía Đông phối thờ các chân linh đã chết vì nạn đói năm 1945. Trong họ lấy ngày 15/7 âm lịch tập trung về từ đường để hương khói, trước bàn thờ đã có câu đối như sau:
Có họ có hàng càng thêm nhớ
Có tình có nghĩa vẫn thêm thương
Câu đối của họ Phạm gốc Mạc được thờ tại xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình:
范 水 燕 詒 奕 祀 雲 仍 弗 替
午 天 日 麗 京 秋 族 類 依 先
Phạm thủy yến di tích tự vân nhưng phất thế
Ngọ thiên nhật lệ kinh thu tộc loại y tiên
Tạm dịch:
Chim yến an cư miền sông Phạm mưu tính cho con cháu muôn đời chẳng thay đổi.
Mặt trời đang lúc ban trưa tỏa sáng khắp kinh đô mà dòng tộc lại vẫn như xưa.
Câu đối này mang ẩn ý là: "Quê ta vốn miền sông nước, nơi ta an cư cũng miền sông nước, lo tính cho con cháu muôn đời sau chẳng thay chẳng đổi. Tiên công xưa đã đặt mặt trời giữa trung tâm vũ trụ, kinh đô năm ấy tỏa đức sáng cho dòng tộc lại sáng như xưa." Với chữ Phạm (范 ) được chiết tự, họ Phạm gốc Mạc Thanh Sơn, nay là xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An trong tấm bia mộ lập vào cuối đông niên hiệu Bảo Đại thứ 3 (1928) cũng được các cụ sử dụng như vậy.
Câu đối hiện thờ tại từ đường họ Phạm gốc Mạc ở xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình:
已 往 裕 恃 来 世 以 世 及 世
造 因 由 傳 播 春 又 春 逢 春
Dĩ vãng dụ thị lai thế dĩ thế cập thế
Tạo nhân do truyền bá xuân hựu xuân phùng xuân
Tạm dịch:
Khi xưa tỏa đức sáng giúp cho muôn đời tiếp nối nhờ đức sáng
Do tạo nên cảnh sắc xuân cho non nước, mãi mãi hưởng mùa xuân.
Về câu đối này các cụ dùng thể Hoạt đối tức là đối lưu thủy, vế thứ nhất chưa trọn nghĩa còn trượt xuống vế thứ hai và vế thứ hai bổ sung cho vế thứ nhất, cả hai vế cùng phát triển một nội dung để hợp thành một câu trọn nghĩa.
Những câu đối tại nhà thờ tổ họ Bùi Đình ở xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Binh:
Đôi câu đối khắc trên gỗ treo bên trong nhà thờ:
“Bảo quế ngũ chi văn tại tích
Lạc long bách noãn thí vu kim ”
Nghĩa là:
(Cây) Quế quý năm cành nghe sự tích
Lạc long trăm trứng đến ngày nay
Năm đôi câu đối ở trước cửa nhà thờ tổ họ Bùi Đình khắc trên các cột trụ bằng xi măng:
“Tổ đường bách thế hương hoa tại
Bùi tộc thiên thu phúc lộc trường”.
Nghĩa là:
Tổ đường trăm đời hương hoa cúng
Họ Bùi nghìn năm phúc lộc dài.
“Vụ Bản phân cư tầm lạc nghiệp
Xích Thổ định hương tạo cơ đồ”.
Nghĩa là:
(từ) Vụ Bản chia cư tìm đất mới
Xích Thổ định quê dựng cơ đồ.
“Phiến niệm truy tư truyền bản tộc
Bách niên hương hỏa ức tiên công”
Nghĩa là:
Tấm lòng tìm hiểu về dòng họ
Trăm năm hương hỏa nhớ công xưa.
“Tổ đức cao minh tư phú ấm
Tôn thừa phụng sự thọ nhân hòa”
Nghĩa là:
Phúc ấm nhớ về tổ đức sáng
Nhân hòa thờ mãi, việc cháu con.
“Phúc địa tâm điền nghi mỹ quả
Hiền tôn hiếu tử tức danh hoa”
Nghĩa là:
Cây phúc ruộng tâm nên quả đẹp
Cháu hiền con thảo được hoa thơm.
Câu đối khắc tại nhà thờ dòng họ Phạm Tử:
Họ Phạm Tử vốn xuất phát từ Nghĩa Lộ – Nghêu Phong làm nghề chài cá. Vào thời Lý, Phạm Tử Hư theo mẹ về ở Nghĩa Phú – Cẩm Giàng, học thầy Dương Trạm. Đời thứ ba có Phạm Tử Tuấn đỗ Bảng nhãn năm 1246 triều Trần, làm quan đến Tể tướng, Đại tư đồ Trình quốc công. Đời thứ tư có Phạm Tử Hoán đỗ Hoàng giáp năm 1254, làm quan ở Viện Hàn Lâm. Thời Mạc có Phạm Tử Nghi, giữ chức tướng quân, Tứ Dương hầu. Cuối thời Mạc, Phạm Tử Sài Ngữ di cư đến xã Phần Lâm (Ân Thi) lập ra chi thứ hai. Cuối thời Lê, Phạm Tử Trung Lương từ Phần Lâm lại di cư đến Bình Ngô (Thuận Thành), lập ra chi thứ ba. Nhà thờ họ có câu đối khẳng định truyền thống danh giá:
Dịch thế trâm anh công hầu bá tử nam Phàm Ngũ
Lịch triều khoa đệ Lý Trần Hồ Lê Mạc dĩ lai
Nghĩa là:
Các đời làm quan Công, Hầu, Bá, Tử, Nam năm tước đều có
Mấy triều thi đỗ Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc tới nay đã qua
Câu đối của họ Vũ ở tỉnh Thái Bình:
Họ Vũ này rất lớn, phân tán ở nhiều huyện trong tỉnh, mỗi chi họ có thêm chữ đệm khác nhau: Vũ Tiến..., Vũ Đình..., Vũ Thế..., Vũ Như..., Vũ Trọng... v.v.. Tại Từ đường họ Vũ Tiến ở Trực Nội, huyện Đông Hưng khi tu sửa nhà thờ đã phát hiện một đôi câu đói thờ đắp, bị nhiều lớp vôi phủ kín, cạo đi thấy hiện đủ chữ như sau:
Phiệt duyệt gia thanh, Trần triều Mạc Trạng nguyên chi hậu
Nguyên lưu thế phả, Đông Hải Thanh Hà quận dĩ lai
Tạm dịch:
Dòng dõi gia phong, Trạng Mạc triều Trần sau nối tiếp.
Ngọn nguồn thế phả, Thanh Hà Đông Hải lại từ đây.
Câu đối đó quả là bức thông điệp ngắn gọn súc tích gửi cho con cháu, nhờ đó họ Vũ càng thấy khớp với lời truyền lại của Tổ tiên khi “nhắm mắt xuôi tay”. Họ Vũ đã tập họp lại được 3 cuốn phả viết chữ Hán vào các năm Gia Long 2 (1803), Minh Mệnh 16 (1836), Bảo Đại 8 (1933) đem dịch ra, viết Diễn ca gia phả gặp gỡ các chi và cùng tìm về gốc tổ, quê Trạng nguyên triều Trần là Mạc Đĩnh Chi ở Lũng Động, Nam Thanh, Hải Hưng (xưa là Thanh Hà, Đông Hải).
Những câu đối khắc tại 3 nhà thờ họ Phạm huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà:
Ba xã Kiên Lao, Ngọc Tĩnh, Hoành Tứ (xưa kia thuộc cửa Lạt Môn, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam). Ở nhà thờ có câu đối cổ nói về gốc gác xưa của họ này vốn là họ Mạc:
Đức chỉ thiên tài lan quê mậu
Mạc triều hệ xuất đế vương cơ
Câu thứ 2 rút trong Gia phả:
Mạc Đăng Thận hố tích Kiên Lao
Phạm Công Úc bốc cư Ngọc Tỉnh
Mạc Đăng Thận là một vị thân vương nhà Mạc, người đã hóa trang lăng tẩm, đem thanh đại đao của Mạc Thái Tổ cùng thuộc hạ thân tính và 500 quân chạy ra trấn giữ Đồ Sơn. Về sau tình thế không chống giữ được mới giong buồm thuyền ra khơi về cửa biển Ba Lạt, Thiên Trường rồi đổi là Phạm Đình Trú. Câu đối trên là tín hiệu mách bảo ta cần tìm đọc kỹ gia phả mới hiểu rõ, hiểu đúng về dòng họ đó thì dịch câu đối mới chuẩn xác.
Các Câu Đối Tại Từ đường và lăng mộ Họ Trần Xóm 7b Thôn Kiến Thái – Kim Chính – Kim Sơn – Ninh Bình:
Tiên tổ huân lao tràng lưu Trà Hải cựu
Nhi tôn phúc ấm vĩnh bảo Kiến Thái Kim
Nghĩa:
Công đức của tổ tiên lưu truyền từ Trà hải
Phúc giành cho con cháu nối tiếp dến Kim Sơn
Trần tộc trâm anh nguyên phát viễn
Tổ đường tăng bí thế hưng tư
Nghĩa:
Dòng dõi họ Trần cao sáng mãi
Từ đường tu bổ rộng dài thêm
Tổ tông công đức tràng lưu vu vạn thế
Tả chiêu hữu mục tụy tụ tại nhất đường
Nghĩa:
Muôn thủa ghi sâu công đức tổ
Một nhà thờ phụng bậc gia tiên
Hại bái tri ân tiên tổ đức
Trung hưng phục kiến bản chi tràng
Nghĩa:
Lậy xuống đền ơn công đức tổ
Trông lên mừng thấy họ hàng đông
Lịch thế tử tôn mưu hạnh phúc
Thiên thu hương hỏa phụng tiên từ
Nghĩa:
Suốt đời con cháu xây hạnh phúc
Ngàn năm hương khói phụng gia tiên
Địa thế phong quang tổ đường cơ chỉ tráng
Thiên khai thái vận Trần tộc tử tôn vinh
Nghĩa:
Thế đất phong quang tổ đường nền nếp đẹp
Vận thời mở thái con cháu vẻ vang đều
Kiến ấp danh phương tổ tông tài đức thụ
Trà giang mạch dẫn lan quế phát kim hoa
Nghĩa:
Tổ tiên xưa công đức vun trồng hoa thơm quả ngọt
Con cháu nay cành vàng rực rỡ gốc vững rễ sâu
Trà giang văn mạch viễn
Thái địa phát kim hoa
Nghĩa:
Văn mạch phát tự sông Trà
Hoa vàng nở trên đất Thái
Môn tiền hoa sinh sắc
Đường trung hữu thái hòa
Nghĩa:
Trước thềm hoa đua nở
Trong nhà thật vui hòa
Trung hiếu nhất môn vĩnh thịnh
Bản chi bách thế tràng vinh
Nghĩa:
Một nhà trung hiếu lâu bền
Trăm đời họ hàng vinh hiển
Xuất nhập lễ môn kính túc
Vãng lai nghĩa hộ trang nghiêm
Nghĩa:
Ra vào cửa hành lễ kính cẩn
Đi lại ngõ giữ nghĩa nghiêm trang
Hệ xuất Đông A Trà lũ cố hương lưu ngọc phả
Vĩnh vu Nam Hải Kim Sơn tân ấp phát kim hoa
Bản chi bách thế quang tiền liệt
Trung hiếu nhất đường dụ hậu côn
Nghĩa:
Trăm đời con cháu làm rạng rỡ công đức của ông cha
Một nhà trung hiếu thật sứng đáng bổn phận đời nay
Câu đối ở lăng mộ tổ họ Trần:
Trần tộc tam chi đồng tự lập
Mộ phần tứ tổ kí trường lưu
Câu đối ở bức trấn phong trước lăng mộ tổ:
Đất tốt người hùng ngàn năm vượng
Trời ban phúc lớn vạn đời sang
Những câu đối ở từ đường họ Đinh tại Thái Bình:
Theo gia phả họ Đinh, vào cuối thế kỷ XIV có một người con trai họ Đinh tên là Thỉnh rời quê hương sách Mỹ Lâm, huyện Thụy Nguyên đạo Thanh Hoa (tên tỉnh Thanh Hóa xưa) ra Bắc Hà làm gia sư cho phú ông người họ Phạm ở làng Đún Ngoại huyện Thần Khê, phủ Ngự Thiên, đạo Sơn Nam (nay là xã Bình Lăng, Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Cháu nội Đinh Thỉnh là Đinh Liệt từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, trên đường ra trận Đinh Liệt ghé thăm quê ngoại ở Y Đún, thăm người thân, bái yết phần mộ họ ngoại và cầu đảo tại đền thờ bà Cẩm Hoa (tức Nguyễn Thị Cẩm Hoa, nữ tướng của Bà Trưng). Tại đền bà Cẩm Hoa (Thượng Phán xã Quỳnh Lưu, Quỳnh Phụ) hiện nay còn đôi câu đối chép sự kiện này:
“Nghĩa phụ Trưng Vương vong Bắc quốc
Linh phù Đinh tướng phục Nam bang”
Nghĩa là:
Bậc nghĩa phụ lớn Trưng Vương dẹp tan quân giặc Bắc
Linh thiêng hãy phù giúp Đinh tướng khôi phục nước Nam
Khi Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh ghen ghét với bà Ngô Thị Ngọc Dao, cách chức Tiệp dư của bà. Đinh Liệt ngầm đưa bà Ngô Thị Ngọc Dao chạy về Y Đún. Trên đường về đến Cầu Tray, nơi giáp ranh giữa 2 địa phận làng Chép xã Gia Lạp huyện Diên Hà và làng Sâm xã Mậu Lâm huyện Thần Khê thì bà Ngọc Dao chuyển dạ sinh được một cậu con trai (tức Lê Thánh Tông sau này). Sau đó đoàn người đi về làng Đún, tại làng Đún có 2 bà mẹ họ Đinh sẵn sàng giúp đỡ bà Ngọc Dao và nuôi Hoàng tử. Hiện nay, tại từ đường họ Đinh ở Y Đún vẫn còn lưu giữ được đôi câu đối nói về sự kiện như sau:
Quốc sử lưu bi địa giáp Chú Đình thang mộc ấp
Thần châu hưng nhượng danh trì mỹ lý duệ di hương
Nghĩa là:
sử sách bia đá còn chép đất Chú Đình (tức sách Thuý Lâm) xưa đã sinh ra vua Lê Lợi
Thần Châu (bãi thiêng) cũng như Thần Khê (sông thần) đẻ Lê Thánh Tông
Thần Khê là danh trì (ở Thái Bình), Mỹ Lý (làng đẹp) cũng như Mỹ Lý (Mỹ Lâm ở Thanh Hóa), vùng đất này đã sinh Lê Thánh Tông, cháu Lê Lợi. Do đó chúng ta có thể hiểu được rằng: "Sử vàng bia đá còn ghi Thuý Sách thủa trước danh ấp thang mộc; Lang đẹp sông thần lại chép Thần Khê ngày nay tiếng thơm con cháu truyền".
Tương truyền, Bà Xang (nhạc mẫu của Đinh Thỉnh) đi cấy thuê giữa mùa đông giá lạng bụng đói cật rét, rồi chết cóng trên một cái gò đất giữa đồng, qua đêm côn trùng giun dế đùn đất lên cao thành mồ. Dân chúng bảo nhau rằng trời chôn (thiên táng) và gọi đấy là gò Bà Xang. Thời bấy giờ, có một thầy tướng phán rằng: “Thế đất tường vân bảo nguyệt, địa phát nữ tôn, càn ấn cư khôn, đại phát nữ tôn, nữ tằng vi hậu”. Nghĩa là: (Mây lành trăng báu, đất phát cháu ngoại, phương Khôn (Tây Nam) có kim tinh (sao Kim) làm ấn (con dấu), cháu của con gái phát to, chắt của con gái được phong là Hoàng thái hậu). Về sau con cháu xây lăng Bà Xang ngay trên phần mộ của bà. Lăng xây 2 tầng: tầng trên là lầu thờ, tầng dưới xây vòm để trống. Cửa lầu thờ có 3 chữ đại tự: Sinh tư đức (sống nhờ đức). Câu đối thờ:
Kỳ địa chung linh truyền tự cổ
Sùng đài ngật lập nhật duy tân
Tạm dịch:
Đất thiêng người giỏi truyền từ cổ
Đài miếu nguy nga mới mỗi ngày
Câu đối trong Từ đường họ Đinh ở Sáo Đền (An Lão):
Đồng bào tam quốc công, quán Đô Kỳ, thiên Thuý Cối, biệt cư An Lão trang đức trạch thần thai kim tử tính
Nhất đường nghĩa đại phúc, thế tướng tề tế hầu vương, biểu tôn Hoàng thái hậu, Đinh thanh nhân ngưỡng cổ trung hiền
Tạm dịch:
Ba anh em ruột Quốc công, quán tại Đô Kỳ di ở Thuý Cối, biệt ở An Lão trang, đức độ trạch ân ươm trồng để tới nay con cháu hưởng
Một nhà nghĩa phúc muôn kiếp, đời đời làm tướng đều tới vương hầu, cháu ngoại Hoàng thái hậu, họ Đinh sạch trong nhân ngãi, gương sáng bậc trung hiền thời xưa
Những câu đối khắc tại nhà thờ thủy tổ họ Hồ tại Việt Nam:
Theo “Hồ Tông Thế Phả”, triều Hậu Hán (947 – 951). Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật nhận chức thái thú Châu Diễn (vùng đất Nghệ Tĩnh ngày nay). Sau một thời gian, Hồ Hưng Dật đưa gia quyến đến hương thờ đặt (vùng đất phía tây huyện quỳnh Lưu ngày nay) khai hoang lập nghiệp. Khoảng cuối thế kỷ thứ XIII, cháu đời thứ mười hai của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Phủ Thanh Hóa, làm con nuôi Tuyên Phủ Sứ Lê Huấn mới đổi họ là Lê, Hồ Qúy Ly là cháu bốn đời của Lê Liêm. Năm 1403, Hồ Hán Thương dựng miếu thời ở Lăng Thiên Xương (Thanh Hoá) để thờ cúng Hồ Liêm, lại dựng miếu thờ ở Bào Đột (Châu Diễn) để cúng lễ tổ tiên là Hồ Hưng Dật. Trong nhà thờ có 3 đôi câu đối nêu lên cõi nguồn dòng ho, sự hiển đạt của con cháu và những truyền thống tốt đẹp của gia tộc:
“Khai tất tiên, nhất bản năng song cán
Xương quyết hậu, thiên nhi dự vạn tôn”
Nghĩa là:
Mỡ mang trước tiên, một gốc sinh 2 cành ( cán còn có nghĩa là tài năng)
Thịnh vượng về sau, nghìn con cùng vạn cháu
“Triệu cơ thử địa Trần nhi quý
Thụ lộc vu thiên Lễ dĩ lai”
Nghĩa là:
Dựng cơ nghiệp ở đất này từ cuối đời nhà Trần
Hưởng phúc lộc của trời từ đời Lê đến nay
“Cổ nguyệt môn cao, hệ xuất thần minh Ngu đế trụ
Bảng sơn địa thắng, thế truyền thi lễ Khổng sư tông ”
Nghĩa là:
Họ Hồ cửa hiển vinh, con cháu dòng dõi tài giỏi vua Ngu Thuấn
Núi bảng hướng đất tốt đời đời nề nếp nêu cao đạo Khổng Tử
Những câu đối trong nhà thờ họ Nguyễn ở xã Đà Sơn, Đô Lương, Nghệ An:
花袍蹟記山南石 Hoa bào tích ký sơn Nam thạch (Gốc tích ở đá Sơn Nam)
畫棟輝聯鳳塢雲 Họa đống huy liên Phượng ổ vân (Huy hoàng ở mây Phượng Ổ)
科甲蜚英花宦譜 Khoa giáp phi anh hoa hoạn phổ (Khoa giáp anh hào ghi trong sử sách)
箕表裕蔭歷書香 Kỳ biểu dụ ấm lịch thư hương (Biển cờ phúc ấm lưu mãi tháng năm)
南郡碑傳花譜鐷 Nam quận bi truyền hoa phổ điệp (Quận (Sơn) Nam bia đá ngời tộc phổ)
花峰氣脉栽培厚 Hoa phong khí mạch tài bồi hậu (Đỉnh Hoa khí mạch luôn truyền thế)
鳳塢文章引翼長 Phượng Ổ văn chương dẫn dực trường (Gò Phượng văn chương mãi nối dòng)
Câu đối khắc ở nhà thờ họ Hoàng làng Vạn Lộc:
Họ Hoàng ở làng Vạn Lộc, nay thuộc phường Nghi Tân, di duệ của Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, gốc ở Vạn Phần, Diễn Châu có con là Hoàng Khánh về Quỳnh Đôi lấy vợ họ Hồ. Con trai thứ tám của Hoàng Khánh là Hoàng Tử Nhàn di cư đến Vạn Lộc, phát tích dòng họ Hoàng ở Cửa Lò, Nghi Lộc. Tại nhà thờ có treo đôi câu đối cổ:
Học hải tiên thanh phong triều tiệm đại
Hàn lâm bản sắc vũ lộ do đa
Nghĩa là:
Biển học đi đầu như thuỷ triều dâng càng rộng mở
Rừng nho bản sắc, ơn mưa móc thấm nhuần dài lâu
Những câu đối khắc trong nhà thờ họ Vương ở vùng Sông Lam Nghệ An:
Họ Vương ở khu vực Sông Lam Nghệ An có nhà thờ đã 250 năm, trên các cột nhà đều treo câu đối. Những câu đối đó do Nhà thơ Vương Trọng và nhà thơ Thạch Quỳ dịch ra như sau:
“Văn mạch tổ tùng sơn tự Bắc
Phúc nguyên trường dẫn thủy chi đông”
Nghĩa là:
Mạch văn chảy xuôi từ núi Bắc
Nguồn phúc dài đến nước phương Đông
Và:
”Bắc hải nguyên thâm bằng thế trạch
Nam sơn lan tú dẫn thư hương”
Nghĩa là:
Nguồn sâu bề Bắc nhớ ơn đời
Lan tốt núi Nam thơm đền sách
Ngoài nhà hờ họ, các chi, phái đều có nhà thờ. Nhà thờ nào cũng xây dựng gần như mẫu nhà thơ họ lớn. Câu đối sơn son thiếp vàng cứ treo lên theo cột nhà thờ. Trong các bản chi từ đường đó có 1 câu đối rất hay như sau:
Bích chử đào viên quần quý chúc
Hương lưu quế hải lục truyền đăng
Dịch nghĩa cả 2 vế đại để nôm na rằng: "đời người sống như cây hương thơm được 6 đời"
Câu đối ở nhà thờ họ Nguyễn Huy làng Trường Lưu ở Hà Tĩnh:
Từ ông tổ của dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu là Nguyễn Uyên Hậu tương truyền đậu Ngũ kinh bác sỹ đời Hồng Đức (1470-1497), dòng họ này hầu như thời nào cũng có người đỗ đạt, làm quan và có nhiều sáng tác văn học. Câu đối đến nay vẫn còn ở nhà thờ dòng họ:
Giai long, bất nhượng Tuân gia bát
Vi phượng, hoàn thâu Tiết thị tam
Tạm dịch:
Con cái thảy thành rồng, vượt hẳn tám chàng trai Tuân Tử
Anh em đều nên phượng, kém gì ba cậu ấm Tiết Công
Câu đối khắc bằng hình ảnh ở nhà thờ họ Nguyễn Tiến xã Kỳ Bắc huyện Kỳ Anh:
Tại nhà thờ họ Nguyễn Tiến, xã Kỳ Bắc (huyện Kỳ Anh) có 1 đôi câu đối lạ được khắc bằng hình ảnh, ngày 18/1/2010 bà Hồ Quý Phi ở số 10 đường Nguyễn Trung Trực, thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ (Long An) gửi đến Phòng quản lý di sản, Sở Văn hóa, thể thao & du lịch Hà Tĩnh giải nghĩa nội dung câu đối trên. Sau đó, câu đối do ông Hồ Trầm Hương - Tức Nghệ sĩ Trầm Ngọc Anh, một tài tử Cải lương Nam Bộ giải nghĩa, nội dung như sau:
“Tây Sơn tựu nghĩa Bình Thiên Hạ
Nam chinh, Bắc phạt: Giữ Sơn Hà
và:
Bầu rượu, chiến thư: “Loan Kiếm Bạc”
Hoa xuân Kỷ Dậu Mãi Lưu Hương”
Những câu đối trong nhà họ Nguyễn ở Quảng Bình:
Gương đức nêu lên danh phải rạng
Mạch nhân truyền lại phúc thêm dày
芝蘭階下來飛燕 Chi lan giai hạ lai phi yến (Dưới thềm thơm ngát mùi lan chi nên chim yến đến)
詩禮庭前謂伯魚 Thi lễ đình tiền vị Bá Ngư (Trước sân, Bá Ngư (con Khổng tử) được dạy về Thi, Lễ)
Câu đối của họ Phạm gốc Mạc tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An:
精 靈 秋 炤 龍 江 月
德 盛 春 和 范 水 風
Tinh linh thu chiếu Long giang nguyệt
Đức thịnh xuân hòa Phạm thủy phong
Tạm dịch:
Trăng thu xứ Long giang soi hồn thiêng tiên tổ
Gió xuân miền sông Phạm hoà cùng đức thịnh cháu con
Câu đối ở Từ đường họ Nguyễn (Mạc) tại Đại Đồng thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An:
Phúc khánh Đại Đồng thực lại nhất thành Chân Cảm
Gia đình Yên Lạc toàn bằng tiên tổ Chí Linh
Các từ Đại Đồng, Chân Cảm, Yên Lạc, Chí Linh ở 2 vế câu đối trên đã khiến các nhà Hán Nôm từng dịch đúng mà vẫn cứ là sai, bởi không ngờ đó là các tên đất. Đại Đồng thuộc huyện Thanh Chương Nghệ An, Chân Cảm tức Kẻ Gám thuộc huyện Yên Thành chứ không phải cái nghĩa yên ổn vui vẻ, còn Chí Linh càng không phải là rất thiêng mà là tên huyện thuộc tỉnh Hải Dương cũ. Nơi gốc tổ của họ Mạc, Vương triều Mạc khi đã chấm hết sự nghiệp đế vương, họ Lê lại phục hưng, con cháu nhà Mạc muốn tránh họa tru diệt của chúa Trịnh và muốn thực sự yên ổn làm ăn (chưa nói đến cơ hội khôi phục lại nghiệp đế) thế tất phải thay tên đổi họ mới tồn tại phát triển được... Mạc Mậu Giang là con thứ ba của vua Mạc Mậu Hợp khi tộc nạn xảy ra, cụ lánh đi ẩn ở huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa đổi tên là Phúc Thanh. Ở đây không yên, cụ lại đem vợ con vào xã Hưng Lập (nay là Quỳnh Lập) huyện Quỳnh Lưu rồi sau lại chuyển đến Tiên Nông huyện Yên Thành rồi đến Diễn Kim, huyện Diễn Châu.. Tương truyền câu đối trên là của Mạc Mậu Giang, một trong 3 vị thủy tổ họ Mạc ở Nghệ An mà ngày nay là các họ Phạm, Phan, Hoàng, họ Thái, họ Nguyễn...
Câu đối của họ Phạm gốc Mạc tại xã Hưng Nhân huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An:
源 来 范 水 千 流 派
根 挺 春 山 百 本 支
Nguyên lai Phạm thủy thiên lưu phái
Căn đĩnh xuân sơn bách bản chi
Tạm dịch:
Nguồn từ sông Phạm muôn ngàn nhánh
Gốc tại núi xuân trăm vạn cành
Nội dung của 2 câu đối này nhắc con cháu nhớ tới biến cố năm Nhâm Thìn (1592). Để tránh sự truy bức thù địch của quân Lê - Trịnh, con cháu nhà Mạc ẩn cư khắp mọi miền trong nước và đổi sang họ khác, nhưng sau này tìm nhận được nhau, biết được mình là người gốc họ Mạc, các cụ dùng phép chiết tự 折 字 của chữ Hán chẳng hạn như các chữ tên họ cũng có bộ thảo đầu (艸 ) như chữ Mạc là họ Mạc (莫) . Thế là chữ Phạm họ Phạm (范); Hoàng họ Hoàng (黃) và một số chữ tương tự như vậy để đổi sang họ ấy. Nhưng thực tế diễn biến khi lo việc an cư phải tùy theo từng tình huống cho thích hợp, như đổi sang họ ngoại, theo họ của cha nuôi; người đã cưu mang; nuôi dưỡng che chở cho ta thoát khỏi sự nguy hại. Với thuật chiết tự các cụ còn dùng chữ đó như một mật mã để cha truyền con nối, chỉ người trong tộc mới biết được mà thôi, ví như chữ Phạm được cấu thành bởi 3 bộ phận: Phía trên có bộ thảo đầu: 艸 Bên trái có bộ thủy 氵Bên phải có bộ tiết: 卩Các cụ dùng bộ thảo đầu và bộ tiết đọc thành (范) Phạm; bộ thủy viết chữ thủy (水 ) Trong khi sử dụng các cụ đặt chữ thủy (水) sau chữ Phạm (范 ) đọc là phạm thủy.
Những câu đối khắc tại Từ Đường dòng họ Nguyễn Thái Bảo ở thôn Hoa Kinh (thủy tổ của các dòng họ Nguyễn Khắc ở Hưng Hà, Thái Bình và Quảng Trạch, Quảng Bình):
Nhà thờ ngài Thái Bảo họ Nguyễn có từ thời Lê (tục gọi là nhà thờ họ xứ cổng Phủ bởi thôn Hoa Kinh xưa có bốn ngõ, trong cửa Đình. Thọ Lão, Bồ Đề là cổng Phủ, tương truyền trước đây có phủ công chúa nên mới có tên như vậy). Hai đôi câu đối ở Hậu cung thật giản dị mà đầy kiêu hãnh về truyền thống trung nghĩa của các bậc tiền nhân họ Nguyễn Thái Bảo.
Sơn hà đới lệ quy tiền sử. (Mặc cho sơn hà biến đổi vẫn hướng về sử cũ)
Văn võ y quan tự cố gia. (Vẻ vang văn võ áo mũ vốn có tự nhà xưa)
Câu này do cháu đời thứ 13 Tú tài Nguyễn Xuyến (đỗ 2 khoa tú tài) và nguyên Đốc học Biên Hòa Phụng Nghi đại phu Lương Đình Dương Bá Chiêu cung tiến.
Bách niên hân thích tùy cao hậu. (Trăm năm vui buồn theo vua mãi)
Vạn cổ huân khao vị thế thần. (Vạn cổ thơm tho vẫn tôi trung)
Câu này do Tri huyện huyện Vĩnh Bảo, cháu đời thứ 12 Nguyễn Nhạ (tú tài 4 khoa) bái tiến.
Câu đối do Đại học sĩ Quản lệnh công Binh bộ Thượng thư Cơ mật viện Đại thần trí sĩ Ninh Lãng Nam Trúc Khê Đoàn Đình Duyệt phụng năm Bảo Đại nguyên niên 1926:
Cự bảng cao đường diễn phái khoa danh truyền đỉnh giáp. (Danh lớn nhà cao tiếp nối khoa danh truyền đỗ đạt)
Đan thư thiết khoán Hoa Kinh huân vọng ái Minh thôn. (Lưu danh sử sách Hoa Kinh rạng rỡ mến thôn Minh)
Câu đối khắc tại nhà thờ họ Nguyễn Quốc làng Lộc Điền xưa (nay là làng Tân An xã Quảng Thanh huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình:
Làng Lộc Điền từng có một vị Tiến Sĩ là Ngô Khắc Niệm cũng làm quan thời vua Minh Mạng. Cụ Nguyễn Quốc Hoan tuy chỉ là cử nhân nhưng lại làm quan to hơn cụ Niệm. Một hôm hai ông quan làng Lộc Điền cùng vua dạo chơi trong vườn Thượng Uyển, vua đề nghị mỗi người hãy bứt một bông hoa. Cụ Ngô Khắc Niệm tiện tay bứt một bông râm bụt còn cụ Nguyễn Quốc Hoan hái một bông hồng. Vua Minh Mạng nhìn hai bông hoa cả cười mà phán với hai cụ quan rằng: "Nhà họ Ngô chỉ có một đời là tiến sĩ, còn nhà họ Nguyễn sẽ có năm đời làm tiến sĩ". Dưới đây là câu đối do một vị đại quan triều Nguyễn do cảm phục gia phong nhà Nguyễn Quốc mà tặng cho cụ Nguyễn Quốc Thành (con cụ Nguyễn Quốc Hoan) khi ấy cũng đang làm quan triều vua Thành Thái:
周 編 國 重 申 侯 命
唐 榜 家 傳 柳 子 名
Chu biên quốc trọng Thân Hầu mệnh
Đường bảng gia truyền Liễu Tử danh
Dịch nghĩa:
(Sử sách) đời Chu ghi lại-đất nước coi trọng (sứ) mệnh Thân Hầu.
Bảng (vàng) nhà Đường (đã nêu) gia truyền danh tiếng của Liễu Tử.
Câu đối trên lấy điển tích ở Trung Hoa đời nhà Chu có Thân Bất Hại (Thân Hầu) có thể sánh ngang với Hàn Phi Tử; đời nhà Đường có Liễu Tôn Nguyên (Liễu Tử) được vua Đường rất coi trọng. Cả hai ông Thân Bất Hại, Liễu Tôn Nguyên đều là những vị quan chính trực, thanh liêm, văn hay chữ tốt, một đời tận tụy phục vụ nhân dân. Ý người tặng câu đối muốn ví đức độ, gia phong của người được tặng có thể sánh ngang với những tấm gương lớn như thế.
Câu đối khắc tại nhà thờ họ Lê Văn làng Mĩ Xuyên huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế:
Làng Mỹ Xuyên thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lê Văn là một trong những dòng họ đến khai phá đầu tiên ở làng Mỹ Xuyên, được mệnh danh là “thủ tộc” tức là họ đứng đầu của làng Mỹ Xuyên. Nhà thờ họ Lê Văn là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị, trên bốn hàng cột là tám cặp câu đối trong đó có một câu đối được cẩn bằng xà cừ nằm ở gian giữa ngay phía trước bàn thờ tổ với nội dung như sau:
Bạch quyến minh công thùy đới lệ.
Hoàng triều niệm đức kỷ kiêm tương.
Dịch nghĩa:
Lụa trắng phi công cùng sông núi.
Hoàng triều nhớ đức chép sử xanh.
Đây là câu đối ghi lại việc vị tổ đầu tiên của dòng họ là ông Lê Cá, người đầu tiên vào khai phá lập nên làng Mỹ Xuyên, lúc đó có tên là Đa Cảm. Sau đó ông trở lại quê nhà đưa hài cốt của thân phụ vào an táng nơi quê mới. Sau một thời gian ông nhận thấy ruộng đất trong làng ít mà dân số ngày càng đông nên đã khởi xướng công việc tái khẩn hoang vùng ruộng Ma Nê. Ông đã cắt lấy thân chiếc áo trắng của mình đang mặc để vẽ bản đồ và ghi chép diện tích ruộng đã khai phá được
Câu đối của Trần Thanh Đạt tại từ đường họ Trần Công:
Họ Trần Công nguyên ở Bắc-Kỳ, làng Tiên Du, huyện Tiên-Du, tỉnh Bắc Ninh. Sơ Tổ là Công Quý theo Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Phú-Xuân lập nghiệp, nhập tịch làng Tiên-Nộn. Lúc bấy giờ vào năm Mậu-Ngọ (1558). Dưới đây là mấy câu đối khắc tại nhà thờ đó do huệ duệ tôn Trần Thanh Đạt chấp bút còn lưu truyền cho đến tận ngày nay:
BÊN KIA RẶNG THÔNG XANH, NÚI CHỮ MẤY GÒ, CÔNG ĐỨC CÙ LAO CÒN MÃI ĐÓ
VƯỢT TRÊN GIÒNG SÓNG BIẾC, CỒN TIÊN MỘT CÕI, HUÂN DANH SỰ NGHIỆP VỐN TỪ ĐÂY
Và:
GIÒNG HỮU VI LỊCH DƯƠNG TRONG HOÀN VŨ, TỪ XỨ TỀ QUA ĐẤT TỐNG RỒI DO CÕI BẮC TIẾN MIỀN NAM, TỪNG KHI LƯU THÚ ĐIỀN PHU, KHI DANH Y, LƯƠNG TƯỚNG, BIẾT BAO TÂM LỰC, GÂY DỰNG CƠ ĐỒ, CÔNG ĐỨC ẤY, BÁO ĐỀN SAO, LÒNG HIẾU KÍNH DUY CÓ LÒ HƯƠNG CÙNG MỘT NIỆM
ĐỒI QUẢNG-TẾ DÀY DẠN VỚI THỜI GIAN, XƯA MẶT BỂ HOÁ NGÀN DÂU, LẠI BIẾN RỪNG XANH RA DẶM TÍA, NAY KÌA ĐỀN CAO, CẤP VÓT, KÌA TƯỜNG GẤM, THỀM HOA, MẤY ĐỘ TINH SƯƠNG ĐIỂM TRANG CẢNH VẬT, PHONG QUANG NẦY, DỄ ĐẶNG MẤY, NGUYỀN CHÉP GHI ĐÔI BÊN TRỤ ĐÁ THỬ NGÀN THU
Những câu đối khắc tại nhà thờ họ Đặng ở làng Thanh Lương xã Hương Xuân huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên - Huế:
Trước khi vào nhà thờ chúng ta sẽ nhìn thấy cổng nhà thờ, xây bằng gạch, trát xi măng theo lối cuốn vòm hình vòng cung. Phía trên, chính giữa là 3 chữ: “ĐẶNG TỪ MÔN”, được đắp bằng mảnh sành. Hai bên khắc đôi câu đối chữ từ đôi câu đối hiện treo trong nhà thờ:
HỮU THANH LƯƠNG TƯ THỤC DĨ LAI GIA THANH THỦY CHẤN
ĐẮC BẢO CHỈ TIÊN PHẦN NHI HẬU THẾ PHẢ TĂNG HUY
Phía bên trong khắc khắc đôi câu đối:
TRÀ LĨNH BỒ GIANG THIÊN CỔ THỌ
TRÚC ĐÌNH TIÊU TỈNH TỨ THỜI XUÂN
Dọc theo hai cột phía trước nhà bia khắc đôi câu đối bằng chữ Hán:
“Tích Niên Đường Cấu Kỳ Lai Viễn
Duyệt Thế Tang Thương Dĩ Hữu Kim”
Dịch nghĩa:
Lâu năm tích đức bao đời trước
Trải mấy tang thương mới có nay
Hai cột phía trước có đôi câu đối:
“THI LỄ GIA PHONG THÙY DỤ HẬU
TRÂM ANH QUỐC SŨNG HIỄN DƯƠNG TIỀN”
Nghĩa:
NẾP NHÀ THI LỄ TRUYỀN CON CHÁU
ÁO MŨ CÂN ĐAI RẠNG TỔ TÔNG
Hai cột phía sau treo đôi câu đối:
“HỮU THANH LƯƠNG TƯ THỤC DĨ LAI GIA THANH THỦY CHẤN
ĐẮC BẢO CHỈ TIÊN PHẦN NHI HẬU THẾ PHẢ TĂNG HUY”
Nghĩa:
KỂ TỪ NGÀY CÓ TRƯỜNG TƯ THỤC THANH LƯƠNG TIẾNG TĂM CỦA DÒNG HỌ NGÀY CÀNG PHẤN PHÁT
NHỜ CÓ MỘ TỔ TÁNG Ở NÚI BẢO CHỈ DÒNG HỌ NGÀY CÀNG PHÁT ĐẠT HUY HOÀNG
Hai hàng cột sau cùng có đôi câu đối:
“NGÔN HẠNH KHU CƠ TIÊN HÌNH CỤ TẠI
SƠN HÀ ĐỚI LỆ THẾ KHOÁN TRƯỜNG LƯU”
Nghĩa:
LỜI NÓI, NẾT LÀM KHUÔN PHÉP TỔ TIÊN CÒN ĐỦ
SÔNG THỀ, NÚI HẸN, NỐI ĐỜI KHOÁN ƯỚC DÀI LÂU
Đôi câu đối hai bên đôi câu đối trên:
“QUỐC TỒN DƯ TỒN KIỀU MỘC VỊ THẾ THẦN CHI VỊ
THẦN TẠI NHƯ TẠI THỬ TẮC HINH CHÍ ĐỨC DUY HINH”
Nghĩa:
TỔ QUỐC CÒN THÌ MÌNH MỚI CÒN, ĐẠI THỤ NGHĨA THẾ THẦN ÂU ĐÚNG NGHĨA
THẦN Ở ĐÓ THẦN CÒN Ở ĐÓ, LÚA GẠO THƠM MÀ CHÍ ĐỨC LẠI CÀNG THƠM
Dưới đây là những câu đối của các cụ làm ra để treo tại từ đường:
Tôn từ sảng khải tòng kim thuỷ
Thế đức tài bồi tự tích lai
Nghĩa:
“Từ đường sáng lạng đời nay dựng
Cây đức xum xuê tổ xưa trồng”
Tứ diện sơn hà chung tú khí
Bách niên hương hoả chứng tiền nhân
Nghĩa:
“Bốn mặt núi sông thêu vẻ đẹp
Trăm năm hương khói nhớ ơn xưa”
Tích niên đường cấu kỳ lai viễn
Duyệt thế tang thương dĩ hữu kim
Nghĩa:
“Lâu năm tích đức bao đời trước
Trải mấy tang thương mới có nay”
Lăng mộ thủy tổ họ Đặng thuộc làng Hiền Sĩ xã Phong Sơn huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế, tại nhà thờ họ Đặng còn lưu giữ đôi câu đối nói về việc mộ cụ Thuỷ tổ táng ở núi Bảo Chỉ:
“Hữu Thanh Lương tư thục dĩ lai gia thanh thủy chấn
Đắc Bảo Chỉ tiên phần nhi hậu thế phả tăng huy”
Nghĩa:
Kể từ ngày có trường tư thục Thanh Lương tiếng tăm của dòng họ ngày càng phấn phát
Nhờ có mộ tổ táng ở núi Bảo Chỉ dòng họ ngày càng phồn thịnh huy hoàng
Đặng Huy Trứ có đôi câu đối nói về việc ngôi mộ cụ Thủy tổ táng ở đầu con quy (rùa) đó là cội nguồn của dòng họ:
“Trung hậu cổ phong lưu nhạn trạch
Bản nguyên tiên chỉ tại hồ khâu”
Nghĩa:
Trung hậu nếp xưa truyền tổ nhạn
Gốc nguồn nguyện trước đặt đầu quy
Các câu đối khắc ở Từ Đường cùng Phần Mộ họ Bùi ở Vĩnh Trinh ở Duy Hòa - Duy Xuyên - Quảng Nam:
Dưới đời vua Lê Thánh Tông, tiền nhân của Bùi Tộc đã di cư từ Hoan Châu (Nghệ An) vào khai phá và sáng lập ra xã hiệu Bình Khương tức là làng Vĩnh Trinh, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Do sự phát triển, Tộc chia làm 5 Phái, con cháu 5 Phái cấu tạo Từ đường cho toàn Tộc - thường được gọi là Nhà thờ Tiền Hiền tộc Bùi - tại một khu đất trên 2.000 m2, tọa lạc tại xứ Đồng Ngạch, thôn Vĩnh Trinh. Dưới đây là những câu đối khắc tại Từ Đường và Lăng Mộ:
KHÁM THỜ GIAN GIỮA
TIỀN LIỆT LƯU QUANG NIÊN HỮU VĨNH
HIỀN CÔNG KHAM LẶC THẠCH DUY TRINH
Dịch nghĩa:
ƠN TỔ SÁNG NGỜI NĂM THÁNG RỘNG
PHÚC NHÀ GHI TẠC NÚI SÔNG BỀN
KHÁM THỜ GIAN BÊN TẢ (Trong nhìn ra)
NGHĨA CHỈ NHÂN CƠ XƯƠNG HẬU THẾ
THỦY NGUYÊN MỘC BỔN NIỆM TIỀN NHÂN
Phỏng dịch:
NGHĨA MÓNG NHÂN NỀN VUN HẬU THẾ
NƯỚC NGUỒN CÂY CỘI NHỚ TIỀN NHÂN
KHÁM THỜ GIAN BÊN HỮU (Trong nhìn ra)
CÔNG ĐỨC HỮU DƯ HOÀN TẠO HÓA
PHÚC ÂN BẤT TẬN DỤ NHI TÔN
Phỏng dịch:
CÔNG ĐỨC CÓ THỪA TRỜI ĐẤT GỬI
PHÚC ÂN KHÔNG CẠN CHÁU CON NHỜ
Chú thích: Dụ hậu: do chữ: Dụ ư hậu = làm cho hậu thế được sung mãn. Câu đối trên dựa theo ý 2 câu sau đây: "Lưu hữu dư bất tận chi công dĩ hoàn tạo hóa; Lưu hữu dư bất tận chi phúc dĩ hoàn tử tôn".
CÂU ĐỐI TRƯỚC HIÊN (Hai cột giữa)
HỢP PHỐ CHÂU HOÀN, PHONG THỦY HỮU TÌNH, ĐỒNG NGẠCH CHÀ RANG CHUNG TÚ KHÍ
PHI Y PHƯỚC DIỄN, CƠ CẦU KẾ NGHIỆP, BÌNH KHƯƠNG VĨNH ĐỊA DIỆM PHƯƠNG DANH
Phỏng dịch:
HỢP PHỐ CHÂU VỀ, NON NƯỚC HỮU TÌNH, ĐỒNG NGẠCH CHÀ RANG UN KHÍ TỐT
PHI Y PHƯỚC CẢ, GIỐNG DÒNG NỐI NGHIỆP, BÌNH KHƯƠNG VĨNH ĐỊA NGỢI DANH THƠM
Chú thích: "Hợp phố châu hoàn" = Châu về Hợp phố. Ngụ ý: Của đã mất mà được lại. - Đời Hậu Hán, đất Hợp Phố thuộc về Giao chỉ (nước ta) là nơi có nhiều hạt châu. Vì quan lại Tàu hà khắc, bắt dân phải tìm hạt trai, nên những người làm nghề lấy hạt châu tránh đi ở nơi khác. Khi Mạnh Thường làm Thái thú, sửa đổi lệ cũ, người lấy hạt châu lại trở về Hợp Phố. Do đó có chữ: Châu hoàn Hợp Phố. Chung tú khí = un đúc vận khí tốt. Phước diễn = phước đầy dẫy. Cơ cầu: Cơ là cái thúng: cầu là áo cầu. Con cháu hay nối nghiệp cha ông gọi là cơ cầu, ví như con nhà thợ làm cung giỏi thì bắt chước cách làm cung để uốn nắng thanh tre mà làm được cái thúng, con nhà thợ hàn giỏi thì bắt chước cách nối sắt để chắp và da thú mà làm được áo cầu. Ý nói con cháu dòng không bao giờ không giống cha ông.
CÂU ĐỐI TRƯỚC HIÊN (Cột hai bên)
HỮU MỤC TẢ CHIÊU, HƯƠNG HỎA TỨ THỜI NĂNG VĨNH BẢO
XUÂN HOA THU THỰC, PHÁI CHI VẠN ĐỢI KHẢ TRINH TRUYỀN
Phỏng dịch:
TỰ SỞ UY NGHIÊM, HƯƠNG KHÓI BỐN MÙA LUÔN BẢO QUẢN
TÔNG MÔN PHÁT TRIỂN, GIỐNG DÒNG MUÔN THUỞ MÃI LƯU TRUYỀN
Chú thích: Hữu mục tả chiêu: Trong Tôn miếu hay Từ đường, bên hữu gọi là MỤC, bên tả gọi là CHIÊU. Hương hỏa tứ thời: việc hương khói bốn mùa, việc thờ phụng quanh năm. Vĩnh bảo: giữ mãi. Xuân hoa thu thực: mùa xuân trổ hoa, mùa thu kết trái. Nghĩa bóng: Người có tài thì lúc nào cũng hữu ích. Trinh truyền: lưu truyền mãi.
CỔNG TỪ ĐƯỜNG
ĐỨC BẤT DU, XUẤT NHẬP KHẢ GIÃ
HÒA VI QUÝ, TIỂU ĐẠI DO CHI
Phỏng dịch:
ĐỨC LÀ HƠN, VÀO RA ĐƯỢC CẢ
HÒA LÀM QUÝ, LỚN NHỎ NOI THEO
Chú thích: Du: vượt qua. Đức bất du: không có gì hơn đức hạnh. Do câu: Đại đức bất du nhàn (Kinh Thư).
CÂU ĐỐI Ở TRỤ BIỂU (Mặt trước)
THIỆN QUẢ THIỆN NHÂN, TÍCH HOAN QUẬN, KIM VĨNH TRINH, LÂN CHỈ PHỤNG MAO HƯNG VỌNG TỘC
HẢO SƠN HẢO THỦY, BẮC SÀI GIANG, NAM TÀO LÃNH, LONG BÀN HỔ CỨ BẢO TÔN TỪ
Phỏng dịch:
QUẢ TỐT NHÂN LÀNH, XƯA HOAN QUẬN NAY VĨNH TRINH, LÂN VUỐT PHỤNG LÔNG, GÌN TỘC PHÁI
NON XINH NƯỚC ĐẸP, BẮC SÀI GIANG NAM TÀO LÃNH, LONG TRIỀU HỔ PHỤC, GIỮ TỪ ĐƯỜNG
Chú thích: Thiện quả thiện nhân: nhân lành quả tốt. – Con cháu khương thịnh là nhờ phúc ấm của Ông Bà. Lân chỉ phụng mao: ngón chân con lân, lông con phụng. – Nghĩa bóng: con nhà danh gia thế phiệt. Long bàn, hổ cứ: long quanh co, uốn khúc, hổ ngồi chổm. – Những cuộc đất tốt về Địa lý.
CÂU ĐỐI Ở TRỤ BIỂU (Mặt bên)
DIỆP MẬU CĂN THÂM, TỔ ẤM TRIỆU BỒI NAM CẬP NỮ
ĐỊA LINH NHÂN KIỆT, TÔN CÔNG TÀI THỰC CÔ NHƯ KIM
Phỏng dịch:
LÁ TỐT RỄ SÂU, ƠN TỔ ĐƯỢM NHUẦN TRAI LẪN GÁI
ĐẤT LÀNH NGƯỜI ĐẢM, PHÚC NHÀ THẮM GỘI TRƯỚC NHƯ NAY.
CÂU ĐỐI CỦA PHÁI I CÚNG
BÙI GIA YẾN DỰC DI MƯU, LAN QUẾ ĐÌNH GIAI QUANG TỔ ĐỨC
VĨNH ĐỊA PHỤNG MAO TẾ MỸ, NHẠN HỒNG THỨ ĐỆ THIỆU MÔN PHONG
Câu này do Ô. Bùi Mộng Vũ tức Ô. Giáo Nhì soạn lúc sinh tiền
Phỏng dịch:
BÙI GIA BỀN CHÍ MƯU SINH, LAN QUẾ ĐƠM HOA NGỜI TỔ ĐỨC
VĨNH ĐỊA RA CÔNG LẬP NGHIỆP, NHẠN HỒNG TUNG CÁNH RẠNG MÔN PHONG
Chú thích: Yến dực: cánh én. – Di mưu: Phương pháp làm ăn của Ông Cha để lại. Yến dực di mưu: làm ăn cần lao, kiên trì như chim én gầy tổ. Lan quế đình giai: sân thềm đầy lan quế. Do câu: Tử tôn phát đạt viết lan quế đằng phương. Nhạn hồng thứ đệ: anh em, con cháu biết kính nhường như đàn chim hồng nhạn bay luôn giữ hàng ngũ, thứ lớp.
CÂU ĐỐI CỦA GIA ĐÌNH Ô.B. BÙI QUÁN CÚNG
TỔ MIẾU VIÊN THÀNH, DỊCH THẾ PHỒN XƯƠNG HÒE QUẾ MẬU
TÔN CHI ĐOÀN KẾT, THIÊN NIÊN THỊNH ĐẠT TỬ PHẦN HƯƠNG
TỘC PHÁI THÙY THANH, SỰ NGHIỆP PHƯƠNG TRUYỀN TRIÊM HẬU TRẠCH
SƠN XUYÊN DỤC TÚ, CƠ ĐỒ GIAI KHÁCH CHẤN TIỀN HUY
Phỏng dịch:
TỘC PHÁI VẺ VANG, SỰ NGHIỆP KHÉO TRUYỀN NHUẦN PHÚC CẢ
NON SÔNG UN ĐÚC, CƠ ĐỒ RỘNG MỞ RẠNG DANH XƯA
Câu đối khắc tại Mộ Phần có nội dung như sau:
KIỀU TỬ PHONG CAO TRUYỀN VĨ KHOÁN
GIÁ TÙNG VÂN HẠ ĐIỆN GIAI THÀNH
Phỏng dịch:
CẢNH TRÍ PHONG QUANG, KIỀU TỬ VUN BỒI CƠ NGHIỆP CŨ
CÔNG TRÌNH MỸ LỆ, GIÁ TÙNG TÔ ĐIỂM MỘ PHẦN XƯA
Những câu đối khắc tại Nhà Bia:
Câu đối ở hai trụ phía trước:
CÔNG ĐỨC TRIỆU BỒI ĐÔNG HẢI QUẢNG
PHƯỚC ÂN TRIÊM NHUẬN THÁI SƠN CAO
Phỏng dịch:
CÔNG ĐỨC TÔ BỒI ĐÔNG HẢI RỘNG
PHÚC ÂN NHUẦN ĐƯỢM THÁI SƠN CAO
Câu đối ở hai trụ phía sau:
SỰ NGHIỆP PHƯƠNG TRUYỀN THÙY HẬU THẾ
MỘ PHẦN TRANG CHỈNH PHỤNG TIÊN LINH
Phỏng dịch:
PHẦN MỘ NGUY NGA THỜ TỔ TRƯỚC
CƠ ĐỒ TRÁNG LỆ ĐỂ ĐỜI SAU
Câu đối mặt trước Trụ biểu:
HOAN QUẬN BẮC SINH, VĨNH ĐỊA KHAI CƠ LƯU THẠC CHÍ
LÊ TRIỀU NAM TIẾN, BÙI MÔN SÁNG NGHIỆP BIỂU HÙNG TÂM
Phỏng dịch:
RỜI BẮC TẠI HOAN CHÂU, VĨNH ĐỊA MỞ MANG LƯU CHÍ CẢ
VÀO NAM TỪ LÊ HẬU, BÙI MÔN XÂY DỰNG QUYẾT TÂM CAO
Câu đối mặt trên Trụ biểu:
TỘC PHÁI PHỒN XƯƠNG, LÂN CHỈ PHỤNG MAO THỪA TỔ ẤM
SƠN XUYÊN TÚ MỸ, LONG TRIỀU HỔ PHỤC BẢO TÔN PHẦN
Phỏng dịch:
TỘC PHÁI PHỒN VINH, LÂN VUỐT PHỤNG LÔNG, NOI NGHIỆP TỔ
NON SÔNG MỸ LỆ, LONG TRIỀU HỔ PHỤC, GIỮ LĂNG ÔNG
CÂU ĐỐI MỪNG LỄ KHÁNH THÀNH tu tạo từ đường của Bùi Anh Trí:
PHỔ HỆ CHÍNH TU, HÒE QUẾ XUÊ XOAN, CON THẢO CHÁU HIỀN, NHỜ PHÚC CẢ
TỪ ĐƯỜNG TÁI THIẾT, KHÓI HƯƠNG ẤM ÁP, NGUỒN CAO DÒNG THẲM, GỘI ƠN DÀY
Những câu đối khắc tại nhà thờ họ Phan huyện Điện Bàn - Quảng Nam Đà Nẵng:
Tố Nam Ảo Giản, Tố Bắc Vinh Dương, thử địa tùng lai danh tứ hải
Như thạch Điện Bàn, như qua Diên Phước, hồng cơ thiên cổ ngật trung châu
Ảo Giản, Vinh Dương là hai địa danh ở Trung Quốc chỉ nơi xuất xứ của họ Phan. Điện Bàn, Diên Phước là phủ Điện Bàn, huyện Diên Phước, chỉ nơi tọa lạc của Từ đường. Câu đối nhắc đến nguồn gốc của tộc Phan và quy hoạch rõ vị trí của nhà thờ. Chuyện kể rằng một hôm tộc Phan nói trên cho đem lễ vật đến nhà một vị Phó bảng trong họ để xin một câu đối trụ biểu. Ông Phó bảng hì hục một buổi mới sáng tác được một câu. Cậu con trai đi chơi về, đọc câu đối của cha và xin thay bằng một câu khác. Trong một thời gian ngắn, cậu trình cha xem câu đối như trên. Vị Phó bảng tự hủy câu đối của mình và dùng câu đối do cậu con vừa sáng tác…Câu đối trụ biểu ấy, tuy đầy hào khí, nhưng dầu sao cũng thiếu khiêm tốn, nếu không muốn nói là hách dịch.
Cách nhà thờ họ Phan trên đây chưa đầy 3 cây số, có bản chi từ đường của họ Phan đề đôi câu đối như sau:
Hiếu trung kinh sử gia điền bửu
Đạo đức văn chương thế đẩu sơn
Câu đối nói lên được họ này đời đời dùi mài kinh sử và có nhiều nhà mô phạm đã từng đào tạo nhiều thế hệ môn đồ. Tác giả câu đối ấy là một vị Cử nhân Hán học đã từng giữ chức Đốc học.
Được tin họ Ngoại xây dựng lại Từ đường tại địa điểm cũ, có người là Phan Khôi (thuộc dòng họ Phan vừa nêu trên) bắt chước người xưa cũng mừng một câu đối như sau:
MỪNG HỌ NGOẠI XÂY LẠI NHÀ THỜ, NỀN MÓNG CŨ ĐỜI ĐỜI KIÊN CỐ
CHÚC ÔNG BÀ CÓ NƠI HƯƠNG KHÓI, CON CHÁU NAY LỚP LỚP HANH THÔNG
Câu đối trong nhà thờ họ Võ ở Nha Trang do Hòa Thượng Thích Huyền Tôn đề tặng:
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn: Pháp danh: Như Kế; Pháp Tự: Giải Tích; Pháp hiệu: Huyền Tôn; Phẩm vị: Hòa Thượng. Xuất gia với Đệ Lục Tổ, Tổ Đình Thiên Ấn, Quảng Ngãi. Khai sơn Chùa Bảo Vương, Melbourne, Úc. Ngài có viết tặng nhà thờ họ Võ tại Nha Trang đôi câu đối sau:
Võ tộc đường trang cư bách tuế
Văn gia các tự kỷ thiên thu
Dịch nghĩa:
Nhà họ Võ vào trung hơn trăm kỷ nghĩa tiền nhân
Nối dòng Văn dựng nghiệp trải ngàn thu ân tổ phụ
Đời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, mùa xuân năm Ất Tỵ (1845), nhà thờ họ Giang được xây dựng với tên gọi: "Giang tộc từ đường". Họ Giang có gia phả, một họ có tên tuổi ở làng, đến nay đã có hơn mười đời. Cụ Thuỷ tổ, quan võ đời Lê, chức Thần Võ Vệ uý, hiệu Đức Biền. Cụ là người xây dựng nền móng họ Giang. Dưới đây là bộ sưu tập về các câu đối được khắc trong nhà thờ:
Câu thứ nhất:
正 氣 文 章 成 砥 柱
故 家 風 範 自 貞 岷
Chính khí văn chương thành chỉ trụ
Cố gia phong phạm tự trinh dân
Dịch nghĩa:
Chính khí văn chương tiêu biểu như cột trụ
Khuôn phép nhà quan bắt đầu từ sự ngay thẳng
Câu thứ hai:
百 世 本 支 培 祉 福
一 家 杼 軸 樹 風 聲
Bách thế bản chi bồi chỉ phúc
Nhất gia trữ trục thụ phong thanh
Dịch nghĩa:
Gốc cành trăm đời vun phúc lớn
Rường cột một nhà nức tiếng thơm
Chín câu đối tại chính từ đường:
1. Câu thứ nhất:
禮 樂 傳 先 進
衣 冠 自 故 家
Lễ nhạc truyền tiên tiến
Y quan tự cố gia
Dịch nghĩa:
Lễ nhạc truyền người giỏi
Áo mũ bởi nhà quan
2. Câu thứ hai:
魁 科 事 業 存 奎 閣
星 使 勳 名 重 斗 南
Khôi khoa sự nghiệp tồn Khuê Các
Tinh sứ huân danh trọng Đẩu Nam
Dịch nghĩa:
Sự nghiệp khoa trường còn lưu ở gác Khuê Văn
Tiếng thơm đi sứ đáng trọng như sao Bắc đẩu chốn trời Nam
3. Câu thứ ba:
聲 蹟 同 垂 南 北 史
精 神 長 在 子 孫 身
Thanh tích đồng thùy Nam Bắc sử
Tinh thần trường tại tử tôn thân
Dịch nghĩa:
Tiếng tăm cùng để lại trong sử sách phương Nam, phương Bắc
Tinh thần mãi còn ở bản thân con cháu
4. Câu thứ bốn:
名 冑 出 名 科 , 佛 籙 至 今 傳 永 祚
世 仁 培 世 福 , 儒 基 終 古 峙 圓 山
Danh trụ xuất danh khoa, Phật lục chí kim truyền Vĩnh Tộ
Thế nhân bồi thế phúc, Nho cơ chung cổ trĩ Viên Sơn
Dịch nghĩa:
Võ lược danh lừng, lại sản sinh văn tài khoa giáp, sách báu còn truyền từ đời Vĩnh Tộ đến nay
Đạo nhân đời đời vun bồi quả phúc đời đời, nền nho vòi vọi như núi Tản Viên mãi tự ngàn xưa
Gây mối thờ tự tốt đẹp, lòng hiếu kính đó là khuôn phép
Đức lớn cháu con thịnh vượng, phúc lộc dõi truyền
9. Câu thứ chín:
冠 紳 奕 世 詩 書 澤
俎 豆 千 秋 黍 稷 香
Quan thân dịch thế Thi Thư trạch
Trở đậu thiên thu thử tắc hương
Dịch nghĩa:
Áo mũ nối đời nhờ công đọc sách
Cúng tế ngàn thu, nếp gạo thơm tho
Tám đôi câu đối tại nhà tế đường:
1. Câu thứ nhất:
聚 族 於 斯 , 昭 其 昭 而 穆 其 穆;
自 古 在 昔 , 長 其 長 而 親 其 親 。
Tụ tộc ư tư, chiêu kì chiêu nhi mục kì mục
Tự cổ tại tích, trưởng kì trưởng nhi thân kì thân
Dịch nghĩa:
Chốn này họp họ, ngôi chiêu mục đều theo đúng lễ
Dấu tích từ xưa, kính bậc trưởng gần gũi người thân
2. Câu thứ hai:
薦 而 進, 親 也 鷇、 行 也 趨
祭 之 日, 僾 然 見、 肅 然 聞
Tiến nhi tiến, thân dã cấu, hành dã xúc
Tế chi nhật, ái nhiên kiến, túc nhiên văn
Dịch nghĩa:
Bước lên dâng lễ, gần thì kính cẩn, đi thì rảo bước;
Ngày tế lễ, phảng phất như trông thấy [bóng hình], nghiêm trang như nghe thấy [giọng nói] của tiên tổ
3. Câu thứ ba:
禮 從 朔 , 君 子 不 忘 所 由 也;
祭 如 在 , 至 誠 然 後 能 饗 之 。
Lễ tòng sóc, quân tử bất vong sở do dã
Tế như tại, chí thành nhiên hậu năng hưởng chi
Dịch nghĩa:
Lễ ngày mồng một, bậc quân tử chẳng quên nguồn gốc;
Cúng tế kính cẩn, lòng chí thành tiên tổ chứng minh.
4. Câu thứ bốn:
親 族 樂 觀 熙 世 化 ,
敦倫 如 見 義 門 風 。
Thân tộc lạc quan hi thế hóa
Đôn luân như kiến nghĩa môn phong
Dịch nghĩa:
Gia tộc mừng trông giáo hóa tốt đẹp,
Vun bồi đạo đức, như thấy phong khí của gia đình hiếu nghĩa.
5. Câu thứ năm: (Quan tiền tiến sĩ họ Phùng người xã Kim Bí kính tặng)
心 蘭 香 自 古 ,
朋 澤 秀 留 今 。
Tâm lan hương tự cổ
Bằng trạch tú lưu kim
Dịch nghĩa:
Tâm tựa nhành lan thơm nức từ xưa,
Tình bạn tốt đẹp truyền mãi đến nay.
6. Câu thứ sáu: Tiến sĩ khoa Mậu tuất, giữ chức Học chính tỉnh Thanh Hóa là Lê Hi Vĩnh, người huyện Thượng Phúc kính soạn)
禮 義 百 年 蒙 阜 邑 ,
風 聲 千 古 探 花 門 。
Lễ nghĩa bách niên Mông Phụ ấp
Phong thanh thiên cổ Thám hoa môn
Dịch nghĩa:
Ấp Mông Phụ trăm năm lễ nghĩa
Cửa Thám hoa ngàn thuở tiếng thơm
7. Câu thứ bẩy: Đệ nhị giáp tiến sĩ khoa Giáp thìn, giữ chức Hàn lâm viện Tu soạn, sung Nội các là Nguyễn Thận Phu, người xã Vân Lâm kính soạn.)
氣 節 文 章 歸 信 史
衣 冠 禮 樂 自 名 家
Khí tiết văn chương quy tín sử
Y quan lễ nhạc tự danh gia
Dịch nghĩa:
Khí tiết văn chương còn ghi trong sử sách quốc gia
Áo mũ lễ nhạc bắt đầu từ gia đình danh giá.
4.4. Câu thứ tám: (Tiến sĩ khoa Giáp thìn, giữ chức Hàn lâm viện Biên tu là Nguyễn Hi Thành người xã Từ Đông kính soạn)
武 始 文 承 , 三 百 年 由 積 而 大
科 名 使 節 , 千 萬 古 不 亡 者 存
Vũ thủy văn thừa, tam bách niên do tích nhi đại
Khoa danh sứ tiết, thiên vạn cổ bất vong giả tồn
Dịch nghĩa:
Võ trước văn sau, ba trăm năm bởi gom mà lớn
Khoa danh sứ tiết, ngàn vạn năm chẳng mất là còn
Dòng họ Lại ở Việt Nam từ xa xưa đã coi Thái thú Lại Tiên là vị tổ đầu tiên của mình, theo phả cũ để lại thì khoảng thế kỷ XV, cụ tổ họ Lại là Lại Thế Tương ở thôn Đông xã Quang Lãng, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung (nay là xã Hà Dương huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá) chuyên làm thuốc chữa bệnh cứu dân. Di tích hiện còn mộ phần và nhà thờ tổ do một chi họ vẫn cư trú ở đây gìn giữ khói hương. Đôi câu đối cổ khắc trong ngôi” tộc miếu” ở Thượng Hữu đã nói lên nguồn gốc và công tích vẻ vang của họ Lại:
Ngô tiên công phụng Bắc đế lai, do Kinh Châu nhi Quang Lãng, nhi Ban Liêu, nhị thập lục tướng quân ba quốc sử
Ngã Lại tộc ư Nam bang hậu, tự Thiếu đế chí Hiển tổ, chí Hiển khảo, kỉ thiên niên thế hệ, chấn gia thanh
Tạm dịch:
Tiên công ta do Bắc đế cử sang, từ Kinh Châu đến Quang Lãng, đến Ban Liêu, hai mươi sáu tướng quân ngời quốc sử
Họ Lại nhà tại Nam bang trú ngụ, tự Thiếu đế chí Hiển tổ, chí Hiển khảo, mấy trăm năm thế hệ rạng gia phong
Năm1666, vua Lê Huyền Tông khen ngợi họ Lại là ”Khai quốc công thần, triệu Nam hữu Lại“, nghĩa là” Trong số những bày tôi lập công mở nước xây dựng nước Nam, có người họ Lại“. Nhà vua còn tự tay đề tặng họ ta một đôi câu đối hiện được khắc gỗ sơn son thếp vàng tại Từ đường họ Lại, thờ đức triệu tổ Lại Thế Tương và Khiêm quốc công Lại Thế Khanh tại xã Hà Dương huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá như sau:
Quân tử sự quân, vũ trụ uyển lưu dư khí tiết
Tướng môn xuất tướng, sơn hà do kí cựu huân danh
Tạm dịch là:
Quân tử thờ vua, khí tiết tiếng thơm tràn vũ trụ
Tướng tài sinh tướng, huân công dấu cũ đượm non sông
Một câu đối khác trong Từ đường họ Lại từ xưa:
Tử hiếu thần trung, tam bách dư niên quốc
Tả chiêu hữu mục, nhất thập bát công từ
(Chiêu: miếu thờ bên trái; mục: miếu thờ bên phải; theo điển chế xưa việc thờ phụng nơi tôn miếu đều có những quy tắc sắp xếp nhất định)
Tạm dịch:
Con hiếu tôi trung, ba trăm năm nước cũ
Tả chiêu hữu mục, mười tám vị quận công
Trong nhà thờ Yên Mĩ hầu Lại Thúc Mậu tại xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có 2 đôi câu đối viết: