From Wikipedia, the free encyclopedia
Vườn di sản thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đại diện của những nỗ lực để bảo tồn các khu vực đa dạng sinh học có tầm quan trọng hoặc mang tính độc đáo đặc biệt tại các quốc gia thành viên ASEAN. Các Bộ trưởng về Môi trường của ASEAN đã hợp tác và cùng ký kết Tuyên bố ASEAN về việc thành lập các Vườn di sản vào ngày 18 tháng 12 năm 2003. Các nước thành viên ASEAN đã nhất trí rằng "Hợp tác chung là cần thiết để bảo tồn và quản lý các Vườn di sản ASEAN nhằm đảm bảo cho sự phát triển và thực hiện bảo tồn khu vực và kế hoạch hành động quản lý cũng như các cơ chế bổ sung cho nỗ lực của các quốc gia nhằm thực hiện các biện pháp bảo tồn".[1]
Trung tâm ASEAN về Đa dạng sinh học (ACB) có nhiệm vụ như là thư ký của Chương trình Vườn Di sản ASEAN và có trách nhiệm xem xét các nguyên tắc sau:[2]
Cho đến hết năm 2024, đã có tổng cộng 57 địa danh được công nhận là vườn di sản ASEAN. Trong đó, 11 địa danh được công nhận đầu tiên là vào năm 1984, còn khu vực gần đây nhất mới được công nhận vào năm 2023 là Vườn quốc gia Côn Đảo của Việt Nam và Công viên tự nhiên Dãy núi Inayawan của Philippines. Trong số tất cả các địa danh được công nhận là Vườn di sản ASEAN, 8 địa danh đồng thời cũng là các Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Đó là các Vườn quốc gia Gunung Leuser, Kerinci Seblat, Lorentz ở Indonesia; Vườn quốc gia Gunung Mulu, Kinabalu ở Malaysia; Vườn quốc gia Khao Yai ở Thái Lan; và Rạn san hô Tubbataha, Khu bảo tồn động vật hoang dã Núi Hamiguitan ở Philippines.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.