From Wikipedia, the free encyclopedia
Trận Đại đồn Chí Hòa, hay còn được gọi là Trận Đại đồn Kỳ Hòa, là một trận đánh xảy ra tại Sài Gòn, Nam Kỳ vào 4 giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, và đến khoảng 8 giờ tối ngày hôm sau thì kết thúc. Đại đồn do Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương trấn giữ đã bị quân Pháp chiếm mất. Sau lần đại bại này, triều đình nhà Nguyễn từ chủ trương "thủ để hòa" chuyển sang "chủ hòa", khiến cho đất đai của Đại Nam cứ mất dần vào tay thực dân Pháp.
Trận Đại đồn Chí Hòa | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến dịch Nam Kỳ trong Chiến tranh Pháp-Đại Nam | |||||||
Trận Đại đồn Chí Hòa | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Nhà Nguyễn | |||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Nguyễn Tri Phương Phạm Thế Hiển |
Leonard Charner Elie de Vassoigne | ||||||
Lực lượng | |||||||
Tổng lực 12.000 quân Trong đó khoảng 10.000 quân Đồn điền, còn lại là lính chính quy |
Khoảng 5.000 quân Khoảng 50 chiến thuyền | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
Khoảng 1.000 người chết và bị thương | 19 chết tại trận, khoảng 300 bị thương (không rõ số chết do vết thương) |
Năm 1860, những rắc rối trong việc bang giao với Trung Quốc khiến chính phủ Anh và Pháp phải mở một cuộc viễn chinh mới tại quốc gia đó. Do vậy, tất cả lực lượng Pháp tại Viễn Đông liền được dùng vào cuộc chiến, nên không những quân Pháp phải triệt thoái khỏi Đà Nẵng mà tại Sài Gòn chỉ còn để lại một đội quân nhỏ (khoảng 800 người) lo việc phòng thủ.[1]
Theo GS. Nguyễn Thế Anh thì khi đó, chính phủ Pháp đã muốn rút quân ra khỏi Việt Nam, nhưng khi nghe tướng Charles Rigault de Genouilly biện hộ và Bộ trưởng Bộ Hải quân Pháp là Chasseloup Laubat tán đồng, thì chính phủ Pháp liền thay đổi quyết định. Vì thế ngay khi hòa ước Bắc Kinh được ký kết ngày 25 tháng 10 năm 1860, vua nước Pháp là Napoléon III liền cử Đề đốc Léonard Charner thống lĩnh toàn bộ quân Pháp ở Viễn Đông, để hoàn thành nhanh việc chiếm cứ Nam Kỳ.[2] Và mục tiêu đầu tiên của viên tướng này là phải tấn công Đại đồn Chí Hòa, vì đây là một vật cản lớn cần phải phá bỏ để có thể tiến chiếm các nơi khác...
Lúc ấy, ngay khi nhậm chức ở Nam Kỳ, Nguyễn Tri Phương đã cho người dò la. Biết rõ đối với súng đạn có sức tàn phá rất mãnh liệt của người Pháp, quân Việt dù đông, dù can đảm tới đâu cũng không thể giáp chiến được, ông lựa chọn chiến lược nửa công nửa thủ, tức dựng chiến lũy để bảo vệ quân Việt Nam khỏi súng địch và bao vây dần quân Pháp. Ông truyền lệnh xây nhiều pháo đài và đắp lũy ở phía Bắc Sài Gòn.
Quân Pháp bị vây chặt tới nỗi trong 6 tháng liền không nhận được tin tức gì từ Pháp. Tuy có đôi lần quân Việt giành được thắng lợi, nhưng cũng không thể diệt nổi quân Pháp là vì súng đạn họ tinh xảo và bắn được xa hơn. Kể lại đôi lần chiến thắng này, nhà văn Phan Trần Chúc viết:
Theo Trần Văn Giàu, tính chung đội quân viễn chinh vừa kể trên với số quân có sẵn tại Sài Gòn khoảng 800 người, thì lực lượng của Pháp chỉ có khoảng 5.000 quân với khoảng 50 chiến thuyền các loại.[4]
Phía Pháp (theo Léopold Pallu) nói ở Chí Hòa, quân Việt có tới 21.000 quân chính quy, 10.000 quân Đồn điền và ở Biên Hòa có 15.000 quân từ miền Trung vào. Nhưng theo GS. Trần Văn Giàu, chắc quân chính quy không đông như thế. Vì khi Pháp đánh Đà Nẵng, gần sát kinh đô mà quân triều đình ở đó chỉ có 3.200 người, thì ở Gia Định xa xăm, không thể có hơn 2 vạn được. Dân quân thì đông, chắc chắn như vậy. Sở dĩ Pháp "tăng" số quân của Nguyễn Tri Phương, trước hết là để tăng giá trị trận đánh của họ.[5]
Theo GS. Trần Văn Giàu, kế hoạch hành binh của quân Pháp như sau:
Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu, sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của tướng Leonard Charner và là người trực tiếp tham dự trận đánh, sau này đã kể lại trong sách của mình[6] đại để như sau:
Sau mấy tuần chuẩn bị và sau khi nghe Đại tá Crouzat phúc trình công tác thám thính Đại đồn xong, 4 giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, được lệnh của Đề đốc Charner, đại bác của Pháp từ "phòng tuyến các chùa" và trên các tàu đều nhắm vào Đại đồn Chí Hòa mà bắn. Đại bác của quân Việt từ Đại đồn rộ lên đáp trả. Hai bên đánh nhau bằng đại bác tới sáng.
Từ vùng chùa Cây Mai, Đề đốc Charner, Thiếu tướng De Vassoigne và Đại tá Palanca (Tây Ban Nha) dẫn quân tiến lên cùng với pháo nhẹ. Quân Việt trong đồn Hữu bắn cản lại. De Vassoigne và Palanca đều bị thương. Đại bác Pháp liền bắn khoảng 500 phát vào đồn Hữu, rồi cho bộ binh tấn công chiếm đồn. Phía Việt cho voi xông ra ứng chiến, nhưng đội quân voi tỏ ra không mấy hiệu quả trước đại bác, súng trường…
Hai bên đánh nhau đến tối, nhưng Pháp chỉ mới tiến được một cây số, còn hai cây số nữa mới đến được Đại đồn. Đêm đến, hai bên đều ngưng chiến. Năm giờ sáng hôm sau, quân Pháp tràn lên tấn công, xáp được gần Đại đồn. Song cách vách thành trăm thước thì gặp rất nhiều cạm bẫy, hào ụ, nên tiến rất chậm. Quân Pháp lúc này bị bắn chết và bị thương rất nhiều.
Tuy vậy, quân Pháp vẫn quyết dùng thang và đứng trên vai nhau mà trèo lên vách đồn. Trên đồn và trong các lỗ châu mai, quân Việt bắn chém dữ dội. Phần lớn các thang tre của Pháp vác theo đều bị đánh gãy, nhưng cuối cùng vẫn có một số lính Pháp vào được Đại đồn. Hai bên xông vào đánh giáp lá cà, giành giật nhau từng khu vực một.
Chống chọi được một lúc, tướng Nguyễn Tri Phương bị mảnh đại bác trúng bụng, phải ra lệnh rút quân về đồn Thuận Kiều. Ngày 28 tháng 2, Pháp tấn công Thuận Kiều, Đại tá Crouzat bị thương, nhưng quan quân phải bỏ đồn Thuận Kiều, bỏ cả đồn Tây Thới mà chạy tán loạn về Biên Hòa, mất hầu hết khí giới và lương thực. Riêng Trương Định rút về Gò Công tiếp tục kháng Pháp...[5]
Sĩ quan tham dự trận là Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu kể:
Nhận được tin Đại đồn thất thủ, triều đình nhà Nguyễn tức tốc phái Nguyễn Bá Nghi mang 4.000 quân vào chi viện. Nhưng viên tướng này, chỉ đến Biên Hòa thì cho dừng quân lại, cử người đi tìm gặp Đề đốc Charner để xin được nghị hòa và tâu về Huế rằng: Việc nước ta ngày nay, trừ một chước hòa không có chước nào khác. Hòa thì không ổn rồi, nhưng trông mong sự khôi phục về sau...[10]
Trích báo cáo của Pháp:
GS. Trần Văn Giàu viết:
Sách Lịch sử Việt nam: 1858 - cuối thế kỷ 19 có đoạn:
Nhà văn Phan Trần Chúc cho rằng:
Trích trong các sách báo nước ngoài:
- Nhà báo Pháp Maxim Vauvert viết trong tạp chí Monde Illustré ngày 20 tháng 4 năm 1861 đã ghi nhận:
- Một sĩ quan Pháp đã từng tham dự cuộc công kích Chí Hòa là Phillippe Aude đã viết trong 1 bức thư ngày 28 tháng 3 năm 1861:
- Một viên tướng khác trong quân đội Pháp cũng đã khen ngợi Nguyễn Tri Phương:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.