Remove ads
From Wikipedia, the free encyclopedia
Trần Ngọc Vương (sinh ngày 28 tháng 04 năm 1956) là một giáo sư chuyên ngành Văn học Việt Nam[1].
Trần Ngọc Vương | |
---|---|
Sinh | Trần Ngọc Vương Đồng Hới, Quảng Bình, Việt Nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Học vị | Tiến sĩ |
Trường lớp | Đại học Tổng hợp Hà Nội |
Nghề nghiệp | Giảng viên khoa Văn Học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (từ 1976) Trưởng môn Văn học trung đại Việt Nam khoa Văn Học (từ 1995) |
Danh hiệu | Nhà giáo Ưu tú |
Giáo sư Trần Ngọc Vương (陳玉王) sinh ngày 28 tháng 04 năm 1956 tại thị xã Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1976 và được giữ lại làm giảng viên khoa Văn đến nay.
Trong giai đoạn 1988 - 1993, ông được cử đi tu nghiệp tại Moskva. Vào năm 1994, ông được trao bằng tiến sĩ chuyên ngành Văn học Á-Phi tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.
Khi hồi hương, ông liên tiếp nhận các chức danh phó giáo sư năm 2001, giáo sư năm 2013 và nhà giáo ưu tú năm 2010.
“ | Ở ta có một câu chuyện khác nữa là coi phong hàm vị như là một sự ghi công, sự khen thưởng... Đúng ra, phải hiểu rằng việc phong hàm vị là chức danh công tác, mà trách nhiệm là chính chứ không phải nhắm tới sự đãi ngộ, cũng không phải là sự ghi nhận thành tích. Vì vậy, việc phong hàm vị GS, PGS mà không làm công tác giảng dạy thì theo tôi sẽ mất ý nghĩa, mà chỉ là một sự an ủi, một cách vinh danh nào đó thôi !
Theo tôi, chất lượng GS-PGS hiện nay ở nước ta chưa được như ý. Như giáo sư Hoàng Tụy có lần nhận xét ước lượng thì ở nước ta có tới 70% số GS-PGS không đạt chuẩn, tôi không dám khẳng định con số này. Nhưng tôi nghĩ rằng, một GS có uy tín lớn như Hoàng Tụy, hiểu biết giới Đại học quốc tế, nói ra như vậy thì chúng ta phải suy nghĩ. |
” |
— Giáo sư Trần Ngọc Vương đáp phỏng vấn Vietnamnet |
“ | Tính chất tông giáo của Nho giáo rất mờ nhạt. Nó chỉ giống như một trạng thái tín ngưỡng nếu so với ảnh hưởng của một học thuyết lớn đến thế. Thậm chí có thể nói, tính chất tông giáo của Nho giáo gần như là không có. Bởi vì, ngay trong điện thờ chính thức của Nho giáo không có một vị thần linh nào. Một tông giáo chỉ được coi là tông giáo khi đủ ba điều kiện tối thiểu: Hệ thống thần điện và giáo chủ, hệ thống tăng lữ, hệ thống giáo luật. Mặc dù có phương diện tông giáo đấy, nhưng người ta chưa bao giờ coi Nho giáo là tông giáo. Thứ đến, phát xuất điểm Nho giáo là hệ thống học thuật có tính chất đạo đức hành vi, tức là phải có tính thực tế. Nên ngay từ đầu, nó đã quy phạm hóa cách ứng xử cho mọi lớp người. Vì thế, tôi ủng hộ cách nhìn của các nhà nghiên cứu Đài Loan: Mục tiêu của Nho giáo nếu phải nói gọn lại trong một cụm từ, thì là "tu kỉ trị nhân". Nhưng cũng chính vì phát xuất điểm là học thuyết đạo đức của sĩ quân tử, nên nó đòi hỏi những phẩm chất cực kì cao. Cũng có nghĩa, bản thể Nho giáo không phải học thuyết triết học. Nên mãi về sau này nó mới phải bổ sung những yếu tố triết học, thế nhưng yếu tố triết học Nho giáo lại rất khó hoàn thiện. Nên mới có hiện tượng, nhà nho hễ đụng vào triết học là mặt cứ ngây ra, còn cuốn được coi hàng đầu về triết học là Dịch Kinh lại bị biến thành sách bói toán, nhìn chung không thể triết học hóa quyết liệt được và cũng chẳng áp dụng được. Nhân vật bác học được coi là kiệt xuất nhất Việt Nam trung đại Lê Quý Đôn, "thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn", trong những sách của ông chỉ có một cuốn về Dịch Kinh, nhưng lại là tác phẩm dở nhất và cũng được soạn với thái độ run rẩy nhất. Không ông nào giải thích được triệt để những mệnh đề triết học Nho giáo, chứ chưa nói những học thuyết khác. Vì không được xây dựng trên nền tảng triết học, lại thù ghét những biện pháp hình chính, chỉ chủ trương trị quốc bằng giáo hóa, nên chính cái đức trị ấy đã kiềm hãm sự phát triển của trung quốc. Về sau, nhà cầm quyền không bằng cách nào khác được nên đành đưa Pháp gia vào Nho giáo dưới biện pháp cưỡng bách. Tức là, không có Pháp gia thì không trị quốc được. |
” |
— Giáo sư Trần Ngọc Vương giải nghĩa Nho giáo[2] |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.