Trường đào tạo quân sự của Miền Nam VNCH From Wikipedia, the free encyclopedia
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt là một cơ sở cao cấp đào tạo sĩ quan của Quân đội Quốc gia Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ngoài mục đích chính là huấn luyện quân sự, Trường còn có giáo trình phổ thông ngang bậc Đại học song song với giáo trình Quân sự để đào tạo học viên. Do đó, học viên được đào tạo ở Trường được gọi là Sinh viên sĩ quan. Trường tồn tại và hoạt động trong 25 năm từ năm 1950 cho đến năm 1975 thì chấm dứt.
Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam Cộng hòa | |
---|---|
Hoạt động | 1948-1975 |
Quốc gia | Việt Nam Cộng hòa |
Phục vụ | Quân lực Việt Nam Cộng hòa |
Quân chủng | Quân trường |
Phân loại | Đại học Quân sự |
Bộ phận của | Tổng cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu |
Khẩu hiệu | Tự thắng để chỉ huy |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy nổi tiếng | Nguyễn Văn Thiệu Lê Văn Kim Hồ Văn Tố Lâm Quang Thi Lâm Quang Thơ |
Ngày 1 tháng 12 năm 1948, Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập Trường Sĩ quan Việt Nam ở địa danh Đập Đá, Huế (trên hữu ngạn sông Hương), với sự hỗ trợ của Quân đội Pháp.[1] Mục đích đào tạo sĩ quan chỉ huy cho Quân đội Quốc gia Việt Nam. Sau hai năm, khi đã đào tạo được 2 khóa là khóa 1 Phan Bội Châu (1948-1949) và khóa 2 Quang Trung (1949-1950) tại Huế, trường sở được chuyển về Đà Lạt sáp nhập với Trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội Pháp và đổi tên thành Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, ngày 1 tháng 10 năm 1950 khai giảng khóa 3 Trần Hưng Đạo. Nhiệm vụ của trường (khi ở Huế và sau đó về Đà Lạt) là đào tạo sĩ quan Trung đội trưởng. Khóa 1 và khóa 2 (Huế), hơn 150 sĩ quan tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy và Chuẩn úy. Ở Đà Lạt các khóa từ khóa 3 đến khóa 12 tuỳ theo nhu cầu, các sinh viên sĩ quan học từ 7 tháng đến hơn 1 năm.
Sang thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959 theo nghị định của Bộ Quốc phòng[2] đổi tên thành trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch để cung cấp cho ba Quân chủng: Hải quân, Lục quân, và Không quân của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khác với Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức huấn luyện sĩ quan trừ bị, trường Võ bị Đà Lạt đào tạo sĩ quan võ bị, chọn binh nghiệp làm chính.[3] Cùng với năm cơ sở khác đào tạo sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Đại học Chiến tranh Chính trị ở Đà Lạt, Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức ở Gia Định, Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Hải quân và Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang. Năm 1961, cơ sở học đường mới của trường Võ bị Quốc gia được xây cất trên ngọn đồi 1515 ở phía bắc Thành phố Đà Lạt.
Khi mới thành lập năm 1948 thời gian huấn luyện và đào tạo là chín tháng. Năm 1957 tăng lên thành 12 tháng rồi đến năm 1961 là hai năm. Đến giữa thập niên 1960, khóa học của trường Võ bị Đà Lạt là chương trình 3 năm[4] sau lại tăng lên 4 năm (bắt đầu áp dụng từ năm 1966).[5] Học trình lúc đầu tương đương với hệ Cao đẳng, sinh viên mãn khóa coi như hoàn tất bằng Tú tài toàn phần và được nhận chứng chỉ tốt nghiệp tương đương với bằng Kỹ sư. Đến năm 1966 thì chứng chỉ tốt nghiệp ngang hàng với bằng Cử nhân Đại học,[6] tương đương với các trường Võ bị Quốc tế. Hai năm đầu sinh viên mang cấp Trung sĩ, hai năm sau là Chuẩn úy.[7] Sinh viên học xong 4 năm thì tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy.[8]
Khóa học có những môn vũ khí, truyền tin, tác chiến. Lý thuyết được bổ túc với phần thực tập. Trường lấy Học viện West Point của Hoa Kỳ làm mẫu.
Hai năm đầu chương trình học cho các sinh viên đều giống nhau. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi thì tách ra ba Quân chủng riêng biệt, trong đó tỷ số 1/8 thuộc Không quân, 1/8 thuộc Hải quân và 3/4 thuộc Lục quân.
Khóa | Tên khóa Niên khóa Tên Thủ khoa |
Thời gian | Sĩ số Khóa sinh |
Chỉ huy | Tên Trường | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|---|
1948-1949 Nguyễn Hữu Có |
1/6/1949 (8 tháng) |
Chaix |
Việt Nam[10] |
Trường được thành lập để huấn luyện và đào tạo sĩ quan tại Huế | ||
1949-1950 Hồ Văn Tố |
1/7/1950 (10 tháng) |
|||||
1950-1951 Bùi Dinh |
1/7/1951 (9 tháng) |
Đại tá Gribius |
Đà Lạt[11] |
Di chuyển về Đà Lạt, sáp nhập với trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội Liên hiệp Pháp | ||
1951 Nguyễn Cao |
1/12/1951 (7 tháng) |
|||||
1951-1952 Dương Hiếu Nghĩa[12] |
20/4/1952 (9 tháng) |
Le Fort |
||||
1951-1952 Lý Tòng Bá |
1/10/1952 (9,5 tháng) |
|||||
1952-1953 Trương Quang Ân |
1/2/1953 (8,5 tháng) |
|||||
1952-1953 Nguyễn Bá Thìn[13] |
28/6/1953 (8 tháng) |
|||||
1953 Nguyễn Thành Toại |
1/8/1953 (7 tháng) |
Cheviotte |
||||
1953-1954 Nguyễn Xuân Diệu |
16/3/1954 (6,5 tháng) |
|||||
1953-1954 Nguyễn Tấn Đạt |
1/6/1954 (8 tháng) |
|||||
1954 Ngô Văn Lợi[16] |
1/10/1954 (6,5 tháng) |
Cheviotte |
||||
Trung đội trưởng 1954 |
01/10/1954 (4 tháng) |
Khóa sinh là những Hạ sĩ quan từ các đơn vị được chọn để đào tạo cấp tốc, tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy hiện dịch. | ||||
1954-1955 Ngô Văn Phát[17] |
1/5/1955 (7 tháng) |
Tr/tá Chuân |
Bắt đầu giai đoạn Sĩ quan Pháp chuyển chức vụ Chỉ huy trưởng qua sĩ quan Việt Nam | |||
1954-1955 Nguyễn Văn Ngà |
1/11/1955 (12 tháng) |
|||||
1955-1956 Phạm Phùng |
2/12/1956 (14 tháng) |
Tr/tá Thiệu |
||||
1956-1958 Nguyễn Văn Bá[19] |
13/4/1958 (23,5 tháng) |
Đ/tá Tố |
||||
1957-1960 Nguyễn Cao Đàm |
17/1/1960 (35,5 tháng) |
Tr/tá Thiệu Tr/tướng Kim |
Việt Nam[20] |
|||
1958-1961 Võ Trung Thứ[21] |
3/6/1961 (38 tháng) |
Tr/tướng Kim Đ/tá Huyến |
||||
1959-1962 Bùi Quyền[22] |
22/12/1962 (37 tháng) |
Đ/tá Huyến |
||||
1960-1963 Vĩnh Nhi |
30/3/1963 (28,5 tháng) |
|||||
1961-1963 Nguyễn Anh Vũ |
23/11/1963 (24 tháng) |
|||||
1962-1964 Võ Thành Kháng |
28/10/1964 (23 tháng) |
Th/tướng Oai Đ/tá Trung Ch/tướng Kiểm |
||||
1963-1965 Quách Tinh Cần |
20/11/1965 (23,5 tháng) |
Đ/tá Trung Ch/tướng Kiểm Đ/tá Thơ |
||||
Nông thôn 1964-1966 Mai Văn Hóa |
26/11/1966 (23,5 tháng) |
Đ/tá Trung Đ/tá Thơ Đ/tá Nhận |
||||
1965-1967 Nguyễn Văn An[23] |
2/12/1967 (24 tháng) |
Đ/tá Nhận |
||||
1965-1969 Nguyễn Đức Phống |
(48 tháng) |
Th/tướng Thi |
||||
1966-1970 Trần Vĩnh Thuấn |
18/12/1970 (48 tháng) |
|||||
1967-1971 Vũ Xuân Đức |
17/12/1971 (48 tháng) |
Th/tướng Thi |
||||
Tất Thắng 1968-1972 Nguyễn Anh Dũng |
15/12/1972 (48 tháng) |
Th/tướng Thơ |
||||
1969-1974 Nguyễn Văn Lượng |
18/1/1974 (48,5 tháng) |
|||||
1970-1974 Hoàng Văn Nhuận |
27/12/1974 (48 tháng) |
|||||
1971-1975 Hồ Thanh Sơn |
21/4/1975 (40 tháng) |
|||||
1972-1975 Đào Công Hương |
21/4/1975 (28 tháng) |
|||||
1974-1975 |
(15 tháng) |
|||||
1975 |
30/4/1975 (3,5 tháng) |
|||||
Trong một thời gian dài Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam (kể cả hai khóa ở Huế) đã huấn luyện và đào tạo cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa được 35 khóa,[26] 33 khóa đã thực sự ra trường với 6.583 sĩ quan hiện dịch (không tính số khóa sinh đang thụ huấn ở 2 khóa 30 và 31). Trong số đó có được 61 vị tướng lãnh (tại Huế 19 vị, tại Đà Lạt 42 vị).
Stt | Họ và Tên | Cấp bậc | Năm phong cấp |
Khóa học | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
Truy thăng | |||||
Stt | Họ và Tên | Cấp bậc | Năm phong cấp |
Khóa học | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
Truy thăng | |||||
Truy thăng | |||||
Truy thăng | |||||
Tự sát ngày 30/4/1975 | |||||
Tự sát ngày 30/4/1975 | |||||
Truy thăng | |||||
Truy thăng | |||||
Truy thăng | |||||
Truy thăng | |||||
Stt | Họ và Tên | Cấp bậc | Tại chức | Tên Trường | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
Sau cùng là Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn I. Giải ngũ năm 1966 | |||||
Chỉ huy trưởng lần thứ nhất | |||||
Sau cùng là Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Liên trường Võ khoa Thủ Đức. Từ trần năm 1962 | |||||
Tái nhiệm lần thứ 2. Sau cùng mang cấp bậc Trung tướng. Đắc cử Tổng thống 2 nhiệm kỳ từ 1967-1975 | |||||
Giải ngũ năm 1965 | |||||
Võ khoa Thủ Đức K2[32] |
Giải ngũ ở cấp Đại tá | ||||
Giải ngũ năm 1965 ở cấp Thiếu tướng | |||||
Sau cùng là Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị | |||||
Sau cùng là Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Thiết Giáp. Năm 1969, tử thương do VC đánh bom sát hại | |||||
Chỉ huy trưởng lần thứ 1 | |||||
Võ bị Đà Lạt K3 |
Giải ngũ ở cấp Đại tá | ||||
Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn I | |||||
Tái nhiệm lần thứ 2 |
Stt | Họ và tên | Cấp bậc | Năm phong cấp |
Niên khóa | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
Nguyên gốc sĩ quan cấp tướng của Quân đội Cao Đài, năm 1954 phục vụ Quốc gia được đồng hóa cấp Thiếu tướng Quân đội Quốc gia, năm 1955 tử trận được truy thăng Trung tướng | |||||
Nguyên gốc sĩ quan cấp tá của Quân đội Cao Đài, năm 1954 phục vụ Quốc gia được đồng hóa cấp Đại tá Quân đội Quốc gia, năm 1955 được thăng cấp Thiếu tướng. | |||||
Nguyên sĩ quan cấp tướng của Quân đội Hòa Hảo, năm 1956 phục vụ Quốc gia, được đồng hóa cấp Trung tướng Quân đội Quốc gia. Giải ngũ năm 1956. | |||||
Nguyên sĩ quan cấp tướng của Quân đội Hòa Hảo, năm 1955 chính thức phục vụ Quốc gia được đồng hóa cấp Trung tướng Quân đội Quốc gia. Giải ngũ năm 1955. | |||||
Nguyên phục vụ trong Quân đội Hòa Hảo, năm 1946 gia nhập Quân đội thuộc địa Pháp được học tiếp khóa 1 tại trường Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt. | |||||
Stt | Họ và tên | Cấp bậc | Năm phong cấp |
Khoá học | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
(Lục quân) |
|||||
Stt | Họ và Tên | Cấp bậc | Năm phong cấp | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Stt | Họ và tên | Cấp bậc | Năm phong cấp | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Niên khóa 1946-1947 | ||||
Niên khóa 1938-1939 | ||||
(École Militaire Nuoc Ngot - Vung Tau) Khóa 2 Đỗ Hữu Vị, Võ bị Liên quân Viễn Đông 1947-1948 | ||||
Cap St Jacques - Vung Tau Khóa 1 (1949-1950) | ||||
Khóa 2 (1950-1951) | ||||
Huy hiệu của Trường được thực hiện từ lúc Trường di chuyển về Đà Lạt, do SVSQ Đỗ Ngọc Thuận Khóa 3, sáng tác khi đang học trong Trường. Huy hiệu mang ý nghĩa:
Tự thắng để chỉ huy là phương châm của SVSQ và cũng là kim chỉ nam của nghệ thuật chỉ huy. Hay nói cách khác, muốn chỉ huy thuộc cấp phải tự thắng mình trước.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.