ngôn ngữ có nguồn gốc từ đông bắc Trung Quốc From Wikipedia, the free encyclopedia
Tiếng Mãn Châu hay Tiếng Mãn, thuộc ngữ hệ Tungus, là tiếng mẹ đẻ của người Mãn Châu ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và từng là một trong những ngôn ngữ chính thức của triều đại nhà Thanh (1636-1912).
Mãn | |
---|---|
ᠮᠠᠨᠵᡠ ᡤᡳᠰᡠᠨ manju gisun | |
Sử dụng tại | Trung Quốc |
Khu vực | Hắc Long Giang, Siberia |
Tổng số người nói | 18 (năm 2007)[1] |
Dân tộc | 10,7 triệu người Mãn (thống kê năm 2000) |
Phân loại | Tungus
|
Phương ngữ | |
Hệ chữ viết | Bảng chữ cái tiếng Mãn |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-2 | mnc |
ISO 639-3 | mnc |
Glottolog | manc1252 [2] |
ELP | Manchu |
Thời Thanh, tiếng Mãn còn được gọi là Thanh ngữ hay Quốc ngữ, được xem là ngôn ngữ chính thức[3], vì vậy đến nay vẫn còn lưu lại rất nhiều văn hiến tiếng Mãn. Giai đoạn đầu, văn thư của nhà Thanh toàn bộ đều sử dụng tiếng Mãn để ghi chép. Sau khi nhập quan bắt đầu sử dụng song song Mãn - Hán. Vì giao lưu văn hóa mà tiếng Mãn xuất hiện rất nhiều từ mượn từ tiếng Mông Cổ hay tiếng Hán, đồng thời cũng có một bộ phận từ ngữ nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác.[4]
Đến thời Thanh mạt, một bộ phận lớn người Mãn chỉ biết tiếng Hán, còn tiếng Mãn dần dần suy thoái. Hiện nay, hầu hết người Mãn Châu nói tiếng Quan Thoại. Chỉ có chưa đến 70 người dùng tiếng Mãn Châu như tiếng mẹ đẻ hoặc pha trộn trong tổng số gần 10 triệu người Mãn Châu. Mặc dù tiếng Tích Bá, có 40.000 người sử dụng, được xem là giống với tiếng Mãn Châu, nhưng người nói tiếng Tích Bá lại sống ở miền viễn tây Tân Cương và là dân tộc khác với người Mãn Châu.[5][6][7] Tiếng Mãn Châu đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Người Nữ Chân cổ thông qua sự dung hợp không ngừng của các bộ lạc, đến Thế kỷ 17 thì hình thành một dân tộc mới - Mãn tộc. Tiếng Mãn cũng theo tiếng nói của người Mãn mà phát triển nên. Giống với nhiều ngôn ngữ khác, trong quá trình hình thành, tiếng Mãn chịu ít nhiều ảnh hưởng từ tiếng Mông Cổ, tiếng Hán và một số ngôn ngữ khác.
Tiếng Mãn thuộc họ ngôn ngữ Mãn - Tungus. Các nhà nghiên cứu nhận định, họ ngôn ngữ này có tổng cộng 12 loại ngôn ngữ khác nhau, chủ yếu phân bố ở Trung Quốc, Nga, Xibia và Mông Cổ. Riêng ở Trung Quốc ngoài tiếng Mãn và tiếng Nữ Chân thì còn có tiếng Xibe (hay tiếng Tích Bá), tiếng Nanai (hay tiếng Hách Triết), tiếng Evenk (hay tiếng Ngạc Ôn Khắc) và tiếng Oroqen (hay tiếng Ngạc Luân Xuân).
Suốt thời Thanh, tiếng Mãn còn được gọi là "Thanh ngữ" hay "Quốc ngữ", có tổng cộng 25 phụ âm, trong đó có 3 phụ âm chỉ chuyên dùng để viết các từ tiếng Hán. Có 6 nguyên âm, không phân chia dài ngắn. Có một số quy luật kết hợp nguyên âm, nhưng không thực sự chặt chẽ, có hiện tượng đồng hóa ngữ âm. Cấu trúc chủ yếu thứ tự là chủ ngữ, tân ngữ và vị ngữ. Ý nghĩa của từ tương đối phong phú, có thể linh hoạt biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp.
Tiếng Mãn nguyên bản là tiếng nói của người Nữ Chân, nhưng tiếng Mãn không đồng nghĩa với tiếng Nữ Chân. Quan hệ của 2 tiếng này tương tự như tiếng Anh hiện đại và tiếng Anh trung cổ.
Hậu duệ của người Xô Viết hay Liên Bang Nga sử dụng tiếng Mãn chỉ giới hạn ở vùng Amur.
Thời Thanh trung hậu kỳ, người Mãn bắt đầu chuyển sang sử dụng tiếng Hán. Hiện nay, người thông thạo tiếng Mãn rất ít, chỉ còn một số người lớn tuổi ở Hắc Long Giang và các chuyên gia ngôn ngữ học có thể sử dụng ngôn ngữ này. Trong Đại học Hắc Long Giang có sở nghiên cứu tiếng Mãn.
Nhiều người cho rằng tiếng Daur (Đạt Oát Nhĩ) là tiếng Mãn, đây là nhận định sai lầm. Tiếng Đạt Oát Nhĩ thuộc hệ Mông Cổ, không thuộc hệ Mãn - Tangus như tiếng Mãn. Tiếng Xibe (Tích Bá) là một phương ngôn của tiếng Mãn.
Những năm gần đây, nhờ rất nhiều sự nỗ lực, nghiên cứu tiếng Mãn trở thành một khoa trọng điểm của Đại học Hắc Long Giang. Các lớp dạy tiếng Mãn cũng bắt đầu xuất hiện ở một số thành phố và trên Internet.
Ngày 1 tháng 10 năm 2005, Hội nghiên cứu ngôn ngữ Mãn - Tangus (Học sinh xã đoàn) ở Đại học Công trình Cáp Nhĩ Tân đăng ký thành lập. Ngày 23 tháng 10 cùng năm, bắt đầu kì học đầu tiên bắt buộc học lớp tiếng Mãn sơ cấp ở Đại học này. Tháng 11, giáo sư tiếng Mãn Triệu A Bình của Đại học Hắc Long Giang nhận lời mời đến Đại học Công trình mở tọa đàm về tiếng Mãn. Ngày 4 tháng 9 năm 2006, bắt đầu kì học thứ hai bắt buộc lớp tiếng Mãn sơ cấp.
Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Hội sinh viên yêu thích Mãn ngữ của Đại học Nông Nghiệp Đông Bắc đăng ký thành lập. Ngày 27 tháng 5 bắt đầu kì học đầu tiên giáo dục bắt buộc Mãn ngữ sơ cấp.
Tháng 6 năm 2008, Học viện Khoa Học Kỹ Thuật của A Thành, Cáp Nhĩ Tân đưa Mãn ngữ chuyên nghiệp vào phạm vi tuyển sinh. Trở thành học viện đầu tiên của Trung Quốc mở lớp dạy Mãn ngữ chuyên nghiệp, kỳ đầu tiên chiêu sinh 30 người.[8]
Tháng 6 năm 2010, Đại học Sư Phạm Đông Bắc mở Hiệp hội Mãn văn Thư pháp, hội viên của hiệp hội là 70 người.
Hậu duệ người Mãn ở Đài Loan sử dụng tiếng Mãn khá ít.
Chữ Mãn nguyên bản có tất cả 6 nguyên âm, 19 phụ âm. Nguyên âm phân làm 3 loại là âm, dương và trung tính. Những nguyên âm cùng loại thì phối hợp hài hòa với nhau. Cách viết tiếng Mãn đối với tiền tố, trung tố và hậu tố có sự khác biệt.
Âm môi | Âm chân răng | Âm vòm | Âm ngạc mềm / Âm lưỡi gà | ||
---|---|---|---|---|---|
Âm mũi | m /m/ | n /n/ | ng /ŋ/ | ||
Âm bật và
Âm tắc xát |
Âm bật hơi | p /pʰ/ | t /tʰ/ | c (q) /ʧʰ/ | k /kʰ, qʰ/ |
Âm không bật hơi | b /p/ | d /t/ | j /ʧ/ | g /k, q/ | |
Phụ âm xát | f /f/ | s /s/ | š (x) /ʃ/ | h /x, χ/ | |
Âm rung | r /r/ | ||||
Âm tiếp cận | w /w/ | l /l/ | y /j/ |
Trong đó âm ngạc mềm và âm lưỡi gà trong tiếng Mãn không đối lập (/kʰ, k, x/ ghép với e, i, u, /qʰ, q, χ/ ghép với a, o, ū (v)), nhưng trong tiếng Trung lại đối lập (/kʰ, k, x/ có thể ghép với a, o, ū (v), chuyển thành k῾ (kʼ), g῾ (gʼ), h῾ (hʼ)). Ngoài ra còn có 3 phụ âm vay muọn là: ts' (c) /ʦʰ/, dz (z) /ʦ/ và ž (rʼ) /ʒ/.
Trước | Giữa | Sau |
---|---|---|
i /i/ | u /u/ | |
e /ɤ/ | ū (v) /ʊ/ | |
a /ɑ/ | o /ɔ/ |
a, o và ū (v) là nguyên âm dương tính, e là nguyên âm âm tính, i và u là nguyên âm trung tính.
Tiếng Mãn sử dụng chữ Mãn. Chữ Mãn nguyên là chữ Mông Cổ truyền thống, mà chữ Mông Cổ truyền thống có thể ngược dòng tìm hiểu đến chữ của người Hồi Hột (tức Chữ Duy Ngô Nhĩ cổ). Chuyển tả của chữ Mãn có rất nhiều cách như Mục Lân Đức chuyển tả (Möllendorff), Thái Thanh chuyển tả,... Tiếng Nữ Chân mà tổ tiên người Nữ Chân sử dụng nguyên là chữ Khiết Đan, mà chữ Khiết Đan lại có nguồn gốc từ chữ Hán. Vì vậy chữ Nữ Chân và chữ Mãn vốn không có liên hệ với nhau.
Chữ Hán cũng có thể dùng để biểu đạt chữ Mãn. Có một số nguyên âm và phụ âm đầu của chữ Mãn có thể biểu đạt tiếng Hán. Một số âm cuối như t, n, ng và o có thể sử dụng giống như vậy. Nhưng các âm cuối như r, k, s, t, p, i và m là biểu đạt cho 2 âm tiếng Hán ghép lại với nhau, mà trong tiếng Phổ thông, những âm tiết này không phát âm âm cuối. Vì dụ như, nếu chữ Mãn là "am" thì phiên sang chữ Hán lại là "a-muh" (a mục).
Từ vựng của tiếng Mãn gồm có danh từ, đại từ, động từ, tính từ, phó từ, số từ, từ đứng sau, liên từ, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ cảm thán, trợ từ. Trong đó số từ phân làm số đếm và số thứ tự, tính từ chia làm nhiều cấp độ khác nhau. Động từ chia làm các thì, các trạng thái, các mục đích sử dụng khác nhau như thì hiện tại, thì quá khứ, thì tương lai, trạng thái chủ động và bị động, trạng thái sử dụng, dùng để trần thuật, cầu khiến, hay động từ của câu điều kiện.
Câu ghép của tiếng Mãn tương đối phức tạp, ngữ pháp khác biệt rất lớn so với tiếng Hán, nhưng lại tương đối giống với ngữ hệ Altai.
Thứ tự là Chuyển tả tiếng Mãn (phiên âm tiếng Hán - phiên âm Hán Việt): nghĩa của từ
Một số địa danh ở Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Cát Lâm cũng là do âm Hán của tiếng Mãn dịch thành.
Một số địa danh của Nga ở phía Đông cũng xuất phát từ Mãn ngữ
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.