Remove ads
From Wikipedia, the free encyclopedia
Tiếng Mân (giản thể: 闽语; phồn thể: 閩語; bính âm: Mǐn yǔ; Bạch thoại tự: Bân gú; Bình thoại tự: Mìng ngṳ̄) là tên gọi một nhóm ngôn ngữ Hán với hơn 30 triệu người nói ở các tỉnh miền nam Trung Quốc gồm Phúc Kiến, Quảng Đông (Triều Châu-Sán Đầu, bán đảo Lôi Châu, và một phần Trung Sơn), Hải Nam, ba huyện miền nam Chiết Giang, quần đảo Chu San ngoài khơi Ninh Ba, vài nơi tại Lật Dương và Giang Âm của tỉnh Giang Tô, và Đài Loan.[1] Cái tên Mân bắt nguồn từ dòng sông Mân ở Phúc Kiến. Các dạng tiếng Mân không có tính thông hiểu lẫn nhau (mutually intelligible) với bất kỳ dạng tiếng Trung nào.
Tiếng Mân
| |
---|---|
閩語/闽语 Mân ngữ | |
Sắc tộc | Người Phúc Châu, Người Phủ Điền, Người Mân Nam, Người Triều Châu, Người Hải Nam, v.v |
Phân bố địa lý | Trung Quốc: Phúc Kiến, Quảng Đông (quanh Triều Châu-Sán Đầu và bán đảo Lôi Châu), Hải Nam, Chiết Giang (Thặng Tứ, Phổ Đà và Ôn Châu), Giang Tô (Lật Dương và Giang Âm); Đài Loan; một số cộng đồng kiều dân gốc Trung ở Đông Nam Á và Bắc Mỹ |
Phân loại ngôn ngữ học | Hán-Tạng
|
Tiền ngôn ngữ | Tiếng Mân nguyên thủy |
Ngữ ngành con | |
ISO 639-6: | mclr |
Linguasphere: | 79-AAA-h to 79-AAA-l |
Glottolog: | minn1248 |
Phân bố của nhóm ngôn ngữ Mân. |
Tiếng Mân | |||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 閩語 | ||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 闽语 | ||||||||||||||||||||||
Tiếng Mân Tuyền Chương POJ | Bân gú | ||||||||||||||||||||||
|
Có nhiều người nói tiếng Mân trong những cộng đồng Hoa kiều ở Đông Nam Á.
Nhiều ngôn ngữ Mân vẫn lưu giữ các đặc điểm của tiếng Hán thượng cổ, và có bằng chứng chỉ ra rằng không phải mọi ngôn ngữ Mân đều là hậu duệ trực tiếp của tiếng Hán trung cổ thời Tùy-Đường. Một cơ tầng thổ ngữ tiền-Hán tồn tại trong vốn từ tiếng Mân.
Dân Hán tràn vào Phúc Kiến sau khi Mân Việt bị quân của Hán Vũ Đế diệt vào khoảng năm 110 TCN.[2] Vùng này có địa thế núi non hiểm trở, nhiều sông ngắn chảy ra biển. Hầu hết các đợt di cư từ bắc xuống nam Trung Quốc đi qua thung lũng sông Tương và sông Cám ở phía tây nên tiếng Mân chịu ít ảnh hưởng của các Hán ngữ miền Bắc hơn các nhóm Hán ngữ miền Nam khác.[3] Vì lẽ đó, trong khi hầu hết các dạng tiếng Hán được coi là hậu duệ của tiếng Hán trung cổ (thứ tiếng được mô tả trong vận thư như Thiết Vận (601)), tiếng Mân lại mang nhiều đặc điểm cổ xưa hơn.[4] Các nhà ngôn học ước tính cơ tầng cổ nhất trong các phương ngôn Mân tách khỏi tiếng Hán cổ từ thời nhà Hán.[5][6] Tuy vậy, vẫn có những sự kiện ảnh hưởng của tiếng Hán đồng bằng Hoa Bắc lên tiếng Mân:[7]
Jerry Norman xác định bốn lớp tầng chính trong các dạng tiếng Mân hiện đại:
Laurent Sagart (2008) bất đồng với nhận định của Norman và Mei Tsu-lin, ông cho rằng lớp nền Nam Á trong tiếng Mân không tồn tại.[13]
Hầu hết từ vựng Mân chung gốc (cognacy) với các biến thể tiếng Trung khác, nhưng cũng có một số lượng đáng kể các từ Mân bắt nguồn từ tiếng Mân nguyên thủy. Nhiều biến đổi về ngữ nghĩa đã xảy ra trong nhánh Mân, ví dụ:
Norman và Mei Tsu-lin cho rằng các từ Mân sau đây có nguồn gốc Nam Á:
Tuy nhiên, ý kiến của Norman và Mei Tsu-lin bị Laurent Sagart (2008) bác bỏ.[13] Hơn nữa, nghiên cứu của Chamberlain cho rằng tiền thân Nam Á của tiếng Việt phát tích từ miền núi ở Trung Lào và Việt Nam, chứ không phải ở khu vực đồng bằng sông Hồng.[26]
Ngoài ra, nhiều từ tiếng Mân chưa rõ nguồn gốc bao gồm:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.