nhà thơ From Wikipedia, the free encyclopedia
Thu Bồn (1 tháng 12 năm 1935 – 17 tháng 6 năm 2003), tên thật là Hà Đức Trọng, là một nhà thơ, nhà văn người Việt Nam. Thu Bồn được nhận nhiều giải thưởng văn học từ địa phương đến trung ương và quốc tế. Ông cũng là một trong những nhà thơ có đóng góp nhiều nhất suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cũng như trong chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc và được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng hơn 10 huân huy chương các loại.[1]
Thu Bồn | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Hà Đức Trọng |
Ngày sinh | 1 tháng 12, 1935 |
Nơi sinh | Điện Bàn, Quảng Nam |
Mất | |
Ngày mất | 17 tháng 6, 2003 tuổi) | (67
Nơi mất | Thành phố Hồ Chí Minh |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | |
Gia đình | |
Hôn nhân | Đỗ Thị Thanh Thu Lý Bạch Huệ |
Con cái | Hà Thảo Nguyên Hà Băng Ngàn |
Sự nghiệp văn học | |
Bút danh |
|
Thể loại | |
Thành viên của | Tạp chí Văn nghệ Quân đội Hội Nhà văn Việt Nam |
Tác phẩm |
|
Giải thưởng | |
Giải thưởng Nhà nước 2001 Văn học Nghệ thuật | |
Giải thưởng Hồ Chí Minh 2017 Văn học Nghệ thuật | |
Thu Bồn tên khai sinh là Hà Đức Trọng, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935 tại xã Điện Thắng, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con trai út trong một gia đình có truyền thống hiếu học và giàu lòng yêu nước.[2][3] Bố và chị gái của ông bị giặc Pháp tra tấn và giết hại. Năm 12 tuổi, Thu Bồn gia nhập thiếu sinh quân ở Điện Bàn, rồi làm giao liên ở Huyện đội Tiên Phước, sau đó vào bộ đội chính quy, chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Từ những năm 1950, Thu Bồn đã bắt đầu viết thơ. Sau Cách mạng tháng Tám, ông chuyển về phía Bắc và tham gia vào phong trào "Tiền tuyến và hậu phương cùng viết". Năm 1954, Thu Bồn tập kết ra Bắc, học ở Trường Sĩ quan Lục quân, Trường Đại học Sư phạm, Trường Tuyên huấn – Báo chí, khóa ngắn hạn phục vụ cho chiến trường. Đến năm 1960, sau phong trào Đồng khởi, ông xung phong trở lại chiến trường miền Nam và làm phóng viên chiến trường tại Liên khu V thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Thu Bồn là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ miền Trung Trung Bộ và ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV. Ngoài bút danh đặt theo tên dòng sông Thu Bồn, ông còn có các bút danh khác là "Hà Đức Trọng", "Bờ Lốc".[4] Năm 1969, Thu Bồn bị thương và được ra Bắc điều trị. Sau đó ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.[5] Năm 1972, ông lại xung phong vào chiến trường Quảng Trị.[5] Từ năm 1973 đến 1975, Thu Bồn chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, rồi chiến dịch Hồ Chí Minh.[5] Năm 1976, ông tham gia xây dựng kinh tế và chống Fulro ở Tây Nguyên.[5] Từ năm 1978 đến 1980, ông có mặt ở chiến trường của Chiến tranh biên giới Việt Nam–Campuchia và Chiến tranh biên giới Việt–Trung. Thu Bồn nghỉ hưu với cấp bậc Trung tá.[5]
Ngoài thơ, Thu Bồn còn viết tiểu thuyết, nhưng ông được biết đến nhiều với những bài trường ca, trong đó Bài ca chim Chơ Rao vẫn được coi là thành công có tính định hướng cho phong cách tiêu biểu của ông và "không những là tác phẩm từ miền Nam gửi ra khá sớm, mà còn là bản trường ca đầu tiên của văn học giải phóng".[6] Đây là khúc ca ca ngợi lòng yêu tự do, ý chí bất khuất của những con người Tây Nguyên trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ được giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam.
Ngày 17 tháng 6 năm 2003, ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vì căn bệnh tai biến mạch máu não, hưởng thọ 67 tuổi.[7]
Người vợ đầu tiên của ông là nữ y tá tên Đỗ Thị Thanh Thu. Năm 1966, hai người sinh người con trai đầu lòng mang tên Hà Thảo Nguyên. Năm 1968, trong lúc mang bầu người con thứ hai, hai vợ chồng ông được điều động ra Bắc và sinh người con thứ hai mang tên Hà Băng Ngàn.[9] Cả hai người con của ông đều bị những di chứng của chất độc màu da cam, riêng người con đầu mang tên Thảo Nguyên đã qua đời năm 16 tuổi vì căn bệnh máu trắng.[9] Người con trai thứ hai là Băng Ngàn về ở với mẹ sau khi cả hai ly dị.[9] Đến năm 2017, ông là người lên nhận giải thưởng Hồ Chí Minh thay cha mình.[10]
Năm 1978, Thu Bồn tiến tới cuộc hôn nhân thứ hai với nhà biên kịch điện ảnh Nguyễn Thị Hồng Ngát. Lúc bấy giờ, Hồng Ngát đã có 1 đời chồng và có 3 người con, ông hơn bà 15 tuổi và cũng đã có 2 người con riêng sau cuộc hôn nhân đầu tiên.[11] Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này cũng chấm dứt không lâu sau khi Hồng Ngát tốt nghiệp VGIK và về nước năm 1988.[12]
Những năm cuối đời, Thu Bồn sống với người vợ thứ ba là nghệ sĩ cải lương Lý Bạch Huệ, ngay sau khi ông mất, bà đã bán hết đất mà ông để lại và về ở cùng con gái.[9]
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.