From Wikipedia, the free encyclopedia
Thiên hoàng Go-Daigo (後醍醐天皇 (Hậu Đề Hồ Thiên hoàng) Go-Daigo-tennō , 26 tháng 11, 1288 – 19 tháng 9, 1339) là vị Thiên hoàng thứ 96 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống. Ông là con trai của Thiên hoàng Go-Uda. Các nhà sử học thời kì hậu Minh Trị cho rằng thời kì trị vì của Thiên hoàng này kéo dài từ năm 1318 đến năm 1339. Tuy nhiên, các học giả trước đó cho rằng thời kì trị vì của ông chỉ từ năm 1318 đến năm 1332 do bị các Chinh di Đại tướng quân lật đổ. Các nhà biên sử tiền Minh Trị cũng xem Go-Daigo như là một trong các Thiên hoàng mất hết quyền lực từ năm 1336 đến năm 1339.
Thiên hoàng Go-Daigo 後醍醐天皇 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thiên hoàng Nhật Bản | |||||||||
Thiên hoàng thứ 96 của Nhật Bản Thiên hoàng đầu tiên của Nam Triều | |||||||||
Trị vì lần thứ nhất (với tư cách là Thiên hoàng của toàn Nhật Bản) | 29 tháng 3 năm 1318 – 22 tháng 10 năm 1331 (13 năm, 207 ngày) | ||||||||
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn | 30 tháng 4 năm 1318 (ngày lễ đăng quang) 15 tháng 12 năm 1318 (ngày lễ tạ ơn) | ||||||||
Chinh di Đại Tướng quân (nhiếp chính trên danh nghĩa) | Thân vương Morikuni (1308 - 1333) | ||||||||
Quan Chấp Chính (nhiếp chính trên thực tế) | Hōjō Moritoki (1326 - 1333) | ||||||||
Phó Chấp Chính Quan | Hōjō Shigetoki (1330 - 1333) | ||||||||
Tiền nhiệm | Thiên hoàng Hanazono | ||||||||
Kế nhiệm | Thiên hoàng Kōgon | ||||||||
Trị vì lần thứ hai (với tư cách là Thiên hoàng của Nam Triều) | 7 tháng 7 năm 1333 – 18 tháng 9 năm 1339 (6 năm, 73 ngày) | ||||||||
Tiền nhiệm | Thiên hoàng Kōgon (của Bắc triều) | ||||||||
Kế nhiệm | Thiên hoàng Go-Murakami | ||||||||
Chinh di Đại Tướng quân (được bổ nhiệm và làm theo ý chỉ của Thiên hoàng) | Thân vương Moriyoshi (1333) Thân vương Narinaga (1335 - 1336) | ||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 26 tháng 11 năm 1288 Heian-kyō (Kyōto), Mạc phủ Kamakura, Nhật Bản | ||||||||
Mất | 19 tháng 9 năm 1339 (50 tuổi) Cát Dã Hành Cung (Yoshino no Angū, 吉野行宮) (Nara), Mạc phủ Ashikaga, Nhật Bản | ||||||||
An táng | Tháp Vĩ Lăng (Tō-no-o no Misasagi, 塔尾陵) (Nara) | ||||||||
Hoàng hậu Nhật Bản | Hậu Kinh Cực Viện Tân Thất Đinh Viện | ||||||||
Hậu duệ | Thân vương Moriyoshi Thân vương Takanaga Thân vương Munenaga Thân vương Tsunenaga Thân vương Narinaga Thiên hoàng Go-Murakami Thân vương Kaneyoshi | ||||||||
| |||||||||
Hoàng tộc | Hoàng gia Nhật Bản | ||||||||
Thân phụ | Thiên hoàng Go-Uda | ||||||||
Thân mẫu | Đằng Xuyên Trung Tử | ||||||||
Chữ ký |
Vị Thiên hoàng thế kỉ XIV này được đặt thụy hiệu theo một vị Thiên hoàng Đề Hồ khác vào thế kỉ thứ IX, go- (後) mang nghĩa đen là "hậu", vì lý do đó đôi khi ông được gọi là "Hậu Đề Hồ Thiên hoàng", go còn có nghĩa khác là "thứ hai" và trong một số bản ghi chép còn sót lại, vị Thiên hoàng này còn được biết đến với tên "Đề Hồ đệ nhị" hay "Đề Hồ II".
Ông có tên húy (imina) là Tôn Trị. Trước khi lên kế thừa hoàng vị, ông được gọi là Tôn Trị Thân Vương (Takeharu-shinnō, 尊治親王).[1]
Ông là con trai thứ của Thiên hoàng Go-Uda (Hậu Vũ Đa Thiên hoàng). Mẹ ông là Đằng Nguyên Trung Tử (Fujiwara no Chūshi/Tadakom, 藤原忠子), con gái của Đằng Nguyên Trung Kế (Fujiwara no Tadatsugu/Itsutsuji Tadatsugu, 藤原忠継/五辻忠継). Bà trở thành một Nữ Viện (Nyoin, 女院) của Đàm Thiên Môn Viện (Dantenmon-in, 談天門院).
Tuy cuộc Kiến Vũ tân chính của ông thất bại, nhưng nó vẫn để lại tư tưởng về uy quyền của Thiên hoàng, cuối cùng sẽ chấm dứt kỷ nguyên thống trị của chế độ Mạc phủ vào năm 1868 với cuộc Minh Trị Duy Tân năm thế kỷ sau đó.
Trong phong trào Thiên hoàng chấp chính ở thế kỷ XIX, những thầy dạy học của Thiên hoàng Minh Trị đã kể với Minh Trị về cuộc Kiến Vũ tân chính của Thiên hoàng Go-Daigo, và nhấn mạnh rằng, sở dĩ ông lại tiếp tục để mất quyền bính vào tay Mạc phủ Ashikaga vì ông quá tin những thủ hạ chung quanh, không trực tiếp xử lý triều chính. Họ cố khuyên Thiên hoàng Minh Trị không nên đi theo vết xe đổ của Thiên hoàng Go-Daigo năm xưa.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.