lăng tẩm của Càn Long Đế From Wikipedia, the free encyclopedia
Thanh Dụ lăng (chữ Hán: 清裕陵), là một lăng tẩm tại Trung Quốc, nơi chôn cất Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế - vị Hoàng đế thứ sáu của triều đại nhà Thanh.
Thanh Dụ lăng | |
---|---|
Tên | |
Tên chính xác | Thanh Dụ Lăng (清裕陵) |
Vị trí địa lý | |
Quốc gia | Trung Quốc |
Vị trí | Tuân Hóa, Hà Bắc, Trung Quốc |
Kiến trúc | |
Kiểu dáng kiến trúc | lăng tẩm |
Lịch sử và sự quản lý | |
Ngày xây dựng | Càn Long thứ 8 (1743) |
Người xây dựng | Thanh Cao Tông |
Tòa lăng này được bắt đầu xây dựng vào năm Càn Long thứ 8 (1743), được chọn tại Thắng Thủy dục (胜水峪) phía Tây của Hiếu lăng, nay là thuộc Thanh Đông lăng vùng Tuân Hóa của Trung Quốc. Lăng hoàn thành những công trình chủ thể vào năm Càn Long thứ 17 (1752), tiêu hao hơn 170 vạn lượng bạc.
Lăng mộ này của Càn Long Đế thể hiện tư duy sùng Phật giáo của ông, khi trong địa cung có rất nhiều đồ án về Phật giáo: Tam thế Phật, Ngũ phương Phật, Tám vị Bồ tát, Tứ đại Thiên vương cùng một số đồ án Phật giáo điển hình khác. Ngoài quan tài của Càn Long Đế, trong địa cung của lăng chính còn có quan tài của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu cùng ba vị Hoàng quý phi khác của ông là Tuệ Hiền Hoàng quý phi, Triết Mẫn Hoàng quý phi và Thục Gia Hoàng quý phi. Bên ngoài địa cung có một phần "Phi viên tẩm", dùng để chôn cất các phi tần khác của Càn Long Đế
Năm 1979, khi khám phá Dụ lăng, thì địa cung đã sớm bị ngập nước. Quan tài của Càn Long Đế, cùng hai vị Hoàng hậu và ba vị Hoàng quý phi sớm đã nổi lềnh bềnh, vật bồi táng tất cả đều bị trộm. Sau khi xử lý sự việc, 5 thi hài của các vị Hậu phi trên đã lẫn lộn vào nhau, cuối cùng cùng chung một khối cải táng.
Toàn thể kiến trúc của Dụ lăng, theo hướng từ Nam đến Bắc gồm:
Đây gọi là Dụ lăng Phi viên tẩm (裕陵妃园寝), là khu sân vườn nơi Càn Long Đế dùng để táng tất cả những hậu phi không thể cùng ông nhập táng tại địa cung trong Dụ lăng. Viên tẩm ở vào phía Tây của Dụ lăng, được kiến tạo vào năm Càn Long thứ 12 (1747), năm thứ 25 (1760) thì đại quy mô tu sửa, đến năm thứ 27 (1762) thì hoàn thành[1].
Ban đầu, nơi này gọi là Phi nha môn (妃衙门), có các Khổng kiều và Bình kiều, thêm Đông Tây sương phòng, Ban phòng, Lưu Li Hoa môn, Hưởng điện, tất cả đều dùng màu đỏ. Năm Càn Long thứ 25 (1760), khi sủng phi của Càn Long Đế là Thuần Huệ Hoàng quý phi qua đời, Hoàng đế đã cho xây lại Phi viên tẩm, và cho nhập táng quan tài của Thuần Huệ Hoàng quý phi vào Minh lâu.
Sau sự kiện của Kế Hoàng hậu Na Lạp thị bị thất sủng, Càn Long Đế cho táng thi hài của Hoàng hậu vào căn phòng phụ bên cạnh quan tài Thuần Huệ Hoàng quý phi. Như vậy, Dụ lăng Phi viên tẩm an táng 1 Kế hậu, 2 Hoàng quý phi (Thuần Huệ Hoàng quý phi và Khánh Cung Hoàng quý phi), 5 vị Quý phi, 6 vị Phi, 5 vị Tần, 12 vị Quý nhân cùng 4 vị Thường tại, tổng cộng 36 người.
Từ Đông qua Tây, lấy Minh lâu làm trung tâm, thì theo thứ tự hàng trên dưới, các vị phi tần có vị trí mộ như sau:
Tính từ khi an táng Nghi tần Hoàng thị năm Càn Long thứ 17 (1752) đến khi Tấn phi Phú Sát thị được an táng vào năm Đạo Quang thứ 3 (1823), Phi viên tẩm đã trải qua ra vào an táng suốt 71 năm.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.