Remove ads
From Wikipedia, the free encyclopedia
Thức cột Doric là một trong 3 cột cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống thức cột cổ điển của kiến trúc Hy Lạp cổ đại, hai cột còn lại là Ionic và Corinth. Thức cột Doric được xem là thức cột được tạo ra đầu tiên, vào khoảng thế kỉ 4 trước Công nguyên và hoàn thiện vào thế kỷ 5 và được sử dụng ở đền Parthenon và đền Propylaea ở Athena, Hy Lạp.
Thức cột Doric do người Dorian sáng tạo ra, sau đó phát triển mạnh ở Peloponnesus (Πελοπόννησος), miền nam của Ý và Sicilia; ngược lại với thức Ionic, vốn phát triển ở Ionia, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Có những vùng mà người ta có thể tìm thấy cả hai loại cột như khu Acropolis ở thủ đô Athena được xây dựng với cả hai loại cột.
Từ nửa sau thế kỷ 6 trước Công nguyên, người Hy Lạp dùng thức Doric với tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:5 đến 1:6. Với dáng vẻ khỏe mạnh và vững chắc của mình, cột Doric thể hiện một sức mạnh và vẻ đẹp nam tính, trong khi thức cột Ionic phản ánh sự duyên dáng và vẻ đẹp mềm mại của người phụ nữ. Tuy nhiên, điều nay không nhất thiết phản ánh sự phân biệt trong sử dụng của hai loại cột ở đền thờ các nam thần và các nữ thần.
Trong kiến trúc La Mã, thức cột Doric ít được sử dụng trong các công trình công cộng hơn kiến trúc Hy Lạp, có lẽ vì người La Mã thích vẻ đẹp giàu sang và tinh tế của các thức cột Ionic và thức cột Corinthian. Và vì vậy, trong phiên bản của kiến trúc La Mã, thức cột Doric thường có một vài sửa đổi như thêm phần đế cột và một vài chi tiết ở đầu cột.[1]
Dựa trên cấu trúc của thức Doric, người ta cho rằng thức cột này xuất phát từ kết cấu gỗ, với sự mô phỏng về cấu trúc cũng như việc tái hiện các chi tiết trang trí từ vật liệu gỗ vào vật liệu đá.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.