Tam Điệp
Thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình From Wikipedia, the free encyclopedia
Thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình From Wikipedia, the free encyclopedia
Tam Điệp là một thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
Tam Điệp
|
|||
---|---|---|---|
Thành phố thuộc tỉnh | |||
Thành phố Tam Điệp | |||
UBND thành phố Tam Điệp | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||
Tỉnh | Ninh Bình | ||
Trụ sở UBND | Tổ 10, phường Bắc Sơn | ||
Phân chia hành chính | 6 phường, 3 xã | ||
Thành lập | |||
Loại đô thị | Loại III | ||
Năm công nhận | 2012[3] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch HĐND | Trần Thị Hồng Thanh | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°09′35″B 105°53′56″Đ | |||
| |||
Diện tích | 104,98 km²[4] | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 63.827 người[4] | ||
Mật độ | 608 người/km² | ||
Dân tộc | Chủ yếu là người Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 370[5] | ||
Biển số xe | 35-D1 35-AD | ||
Số điện thoại | 0229.3.864.016 | ||
Số fax | 0299.3.865.975 | ||
Website | tamdiep | ||
Thành phố Tam Điệp là một địa danh cổ, nằm bên dãy núi Tam Điệp hùng vĩ, nơi có nhiều di chỉ khảo cổ học từ thời tiền sử và cũng là vùng đất có vị trí quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử. Hiện Tam Điệp vẫn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, là nơi đặt trụ sở Quân đoàn 12, một Binh đoàn chủ lực của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam. Tam Điệp còn được gọi là thành phố hoa đào, thủ phủ của thương hiệu đào phai Tam Điệp và các đặc sản khác như chè Trại Quang Sỏi và dứa Đồng Giao.
Thành phố Tam Điệp nằm ở phía tây nam của tỉnh Ninh Bình, nằm cách thành phố Ninh Bình khoảng 14 km về phía tây nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 105 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 165 km, có vị trí địa lý:
Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua đang được xây dựng.
Thành phố Tam Điệp nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng của Việt Nam nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng; là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình, thành phố có nhiều tiềm năng lợi thế, đặc biệt là lợi thế trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị.
Trên địa bàn thành phố có hai tôn giáo chính: Phật giáo và Thiên Chúa giáo. 10% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Tam Điệp có địa hình phức tạp. Vùng đồi núi tập trung nhiều ở rìa phía Tây thành phố thuộc dãy núi Tam Điệp. Một số khu vực phía Bắc có núi nằm xen kẽ đồng bằng, một phần thuộc dãy núi Tràng An. Khu vực núi Tam Điệp chứa đựng nhiều tiềm năng khoáng sản như đá vôi, đất sét, quặng.
Sông lớn nhất qua Tam Điệp là sông Bến Đang chảy dọc rìa phía đông với chiều dài khoảng 10 km. Thành phố cũng có một số con suối điển hình như: Suối Tam Điệp dài 2 km, chảy qua các phường Tây Sơn, Trung Sơn rồi đổ vào hồ Yên Thắng. Suối Đền Rồng dài 10 km, chảy từ xã Phú Long Nho Quan qua Quang Sơn, Nam Sơn rồi đổ vào sông Tam Điệp ở Bỉm Sơn.
Tam Điệp có 8 hồ nước gồm hồ Yên Thắng chung với huyện Yên Mô và 7 hồ khác là hồ Mùa Thu, hồ Lồng Đèn, hồ Núi Vá, hồ Mang Cá, hồ Bống, hồ Lỳ và hồ Sòng Cầu.[6]
Thành phố Tam Điệp có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Tân Bình, Tây Sơn, Trung Sơn, Yên Bình và 3 xã: Đông Sơn, Quang Sơn, Yên Sơn.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Tam Điệp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Công bố kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2019[8] |
Tam Điệp là một vùng đất cổ, những dấu tích người tiền sử ở dãy núi Tam Điệp cho thấy từ xa xưa nơi đây đã là một cái nôi của loài người. Tam Điệp nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa tương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích ở Núi Ba thuộc nền văn hóa Tràng An thời kỳ đồ đá cũ và một số hang động ở Tam Điệp có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình.
Về mặt quân sự, Tam Điệp giữ một vị trí quan trọng vì đèo Ba Dội nằm trong dãy Tam Điệp trước đây là một cửa giao thông hiểm yếu giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, dùng đường bộ từ Thăng Long vào Thanh Hóa hay từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài, đều phải vượt đèo này. Hiện tại, nơi đây là đại bản doanh của Quân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết Thắng, là một trong bốn binh đoàn chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra còn đơn vị quân đội khác đóng quân trên địa bàn thành phố là Lữ đoàn công binh 279 ở phường Nam Sơn.
Thời thuộc nhà Hán, đèo Tam Điệp được gọi là Cửu Chân Quan, là cửa ải giữa quận Cửu Chân và quận Giao Chỉ. Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, căn cứ Cấm Khê mất, một số nghĩa quân lui xuống vùng Tam Điệp - Thần Phù để tiếp tục cuộc chiến đấu. Đầu thế kỷ 10, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã dựa vào sự hiểm trở của Tam Điệp để xây dựng và bảo vệ lực lượng ở Thanh Hóa, rồi tiến ra đánh bại quân xâm lược Nam Hán ở thành Đại La và sông Bạch Đằng. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên, triều đình nhà Trần đã sử dụng bức trường thành Tam Điệp để bảo vệ hậu phương Ái Châu - Diễn Châu và làm chỗ dựa cho căn cứ Thiên Trường - Trường Yên. Năm 1527, nhà Mạc thay nhà Hậu Lê. Nhà Mạc tách lấy hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của thừa tuyên Sơn Nam làm Thanh Hoa ngoại trấn. Vì lúc ấy, nhà Mạc chiếm giữ từ dãy núi Tam Điệp trở ra Bắc để chống lại nhà Hậu Lê. Vua Lê Trang Tông đã đắp lũy ở Tam Điệp để chống quân Mạc.
Vùng đất Tam Điệp là phòng tuyến kháng chiến của triều đại Tây Sơn thế kỷ 18, mảnh đất gắn với tên tuổi của anh hùng Quang Trung trong sự nghiệp giải phóng Thăng Long. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các địa danh và di tích. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Tam Điệp gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng vua Quang Trung.
Cũng như các vùng miền núi Ninh Bình, Dãy núi đá vôi ở Tam Điệp tạo ra nhiều hang động kỳ thú như: động Trà Tu, động Tam Giao. Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thủy tú này. Các đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân văn hoá lớn về đây, xếp gương, đề bút, sông núi hoá thành thi ca như bài "Cửu Chân Quan" của Ngô Thì Sĩ và tấm bia khắc bài thơ "Quá Tam Điệp sơn" của vua Thiệu Trị làm năm 1842 khi đi tuần du qua núi Tam Điệp... Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phương, được nhân dân tiếp thụ, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình.
Ngày 28 tháng 1 năm 1967, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định Quyết định 27-NV[9]. Theo đó, thành lập thị trấn nông trường Đồng Giao thuộc huyện Yên Mô.
Ngày 23 tháng 2 năm 1974, thị trấn Tam Điệp được thành lập trực thuộc tỉnh Ninh Bình, gồm các khu vực cơ quan, xí nghiệp đóng trên đất nông trường Đồng Giao ở dọc quốc lộ 1, nông trường Đồng Giao, nông trường Tam Điệp, hợp tác xã Mùa Thu (xã Yên Đồng, huyện Yên Mô) và hợp tác xã Quang Sỏi (xã Yên Sơn, huyện Yên Mô).[10]
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Ninh Bình hợp nhất với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh, thị trấn Tam Điệp trực thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.[11]
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 125-CP[12]. Theo đó, hợp nhất huyện Yên Mô, 10 xã của huyện Yên Khánh và thị trấn Tam Điệp thành huyện Tam Điệp.
Sau khi hợp nhất, huyện Tam Điệp có thị trấn Tam Điệp (huyện lỵ) và 26 xã: Yên Bình, Yên Sơn, Khánh Thượng, Khánh Dương, Khánh Thịnh, Yên Thắng, Yên Hòa, Yên Phong, Yên Từ, Yên Thành, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Mạc, Yên Lâm, Yên Thái, Yên Đồng, Khánh Hòa, Khánh Phú, Khánh An, Khánh Cư, Khánh Vân, Khánh Ninh, Khánh Hải, Khánh Lợi, Khánh Tiên, Khánh Thiện.
Ngày 17 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 200-HĐBT[1]. Theo đó, tách thị trấn Tam Điệp và hai xã Yên Bình, Yên Sơn thuộc huyện Tam Điệp để thành lập thị xã Tam Điệp.
Sau khi thành lập, thị xã Tam Điệp có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 3 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn và 4 xã: Quang Sơn, Yên Bình, Yên Sơn, Đông Sơn.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Ninh Bình được tái lập từ tỉnh Hà Nam Ninh cũ, thị xã Tam Điệp trực thuộc tỉnh Ninh Bình.[13]
Ngày 9 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2007/NĐ-CP[14]. Theo đó:
Từ đó, thị xã Tam Điệp có 5 phường và 4 xã trực thuộc.
Ngày 31 tháng 7 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 708/QĐ-BXD công nhận thị xã Tam Điệp là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Ninh Bình.[3]
Ngày 10 tháng 4 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 904/NQ-UBTVQH13 về việc thành lập phường Yên Bình thuộc thị xã Tam Điệp và thành lập thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.[2]
Sau khi thành lập, thành phố Tam Điệp có 10.497,9 ha diện tích tự nhiên và 104.175 người[15] với 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường và 3 xã.
Tam Điệp là đô thị công nghiệp theo quy hoạch của Ninh Bình. Sau 30 năm kể từ ngày thành lập, Tam Điệp đã trở thành đô thị công nghiệp loại III với 2 khu công nghiệp Tam Điệp 1 và Tam Điệp 2, 10 nhà máy công nghiệp tập trung, 184 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 19 - 25% và đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (75%), dịch vụ (21%), nông nghiệp (4%).[16]
Công nghiệp Tam Điệp nổi bật với ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản. Với lợi thế về tài nguyên khoáng sản như đá vôi, đôlômit, đất sét, than bùn... và năng lực sản xuất của các chủ thể kinh tế hiện tại như các nhà máy xi măng Hướng Dương, Tam Điệp, The Vissai, Công ty cổ phần bê tông thép Ninh Bình..., Tam Điệp có lợi thế khá lớn về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với các sản phẩm như: xi măng, gạch gói, thép xây dựng, bê tông đúc sẵn...
Thành phố Tam Điệp thuộc miền núi, nơi có trữ lượng đá vôi lớn dùng cho công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng, hiện tại thị xã có khu công nghiệp Tam Điệp 1 với diện tích 450 ha đã hoạt động và khu công nghiệp Tam Điệp 2. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của Tam Điệp ước đạt 3.558 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng tới 266%.[17] Tam Điệp phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 8.970 tỷ đồng, Tổng giá trị sản xuất đạt trên 12.000 tỷ đồng, đưa tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 70% trong cơ cấu kinh tế của toàn thị xã.
Công nghiệp vật liệu xây dựng là ngành kinh tế nổi trội của Tam Điệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất xi măng. Trên địa bàn thành phố có các cơ sở sản xuất lớn như:
Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là một trong những doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm lớn nhất tại Việt Nam được thành lập từ ngày 26/12/1955 từ thị trấn nông trường Đồng Giao. Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, dây chuyền nước dứa cô đặc 5.000 tấn/năm. Với diện tích canh tác hơn 5.500 hecta, thâm canh nhiều loại rau quả nhiệt đới như: dứa, cam, quýt, đu đủ, vải nhãn, na,ớt, lạc tiên... Tại đây còn trồng và canh tác nhiều loại cây có sản lượng cao như dưa chuột, ngô rau, măng, đậu co ve và nhiều cây ăn trái có chất lượng cao.
Tam Điệp có 2 khu công nghiệp tập trung trong danh sách 7 khu công nghiệp chính ở Ninh Bình:
Tam Điệp có các chợ sau là được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình:
|
|
|
Chợ Đồng Giao hay còn được người dân ở đây gọi là Chợ sáng là chợ trung tâm của Thành phố Tam Điệp. Nằm ngay trên QL.1, chợ Đồng Giao hàng ngày có rất nhiều người đến mua sắm với nhiều mặt hàng đa dạng.
Hệ thống các siêu thị phát triển khá đồng bộ như:
|
|
|
. Siêu thị FPT |
|
|
Hệ thống ATM:
Trên địa bàn Tam Điệp có 8 trường Tiểu học, 7 Trường Trung học cơ sở, 2 Trường THPT, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trường Trung cấp, 3 Trường Cao đẳng:
Thành phố có 3 Bệnh viện, 1 trạm xá quân đội và 9 trung tâm y tế xã phường và hàng chục các phòng khám, điểm khám chữa bệnh khác.
Thành phố có diện tích lớn đất Feralit đỏ, vàng thích hợp trồng cây công nghiệp và ăn quả. Nông trường Đồng Giao là doanh nghiệp nhà nước đóng tại địa bàn có nhiệm vụ sản xuất và chế biến nông sản. Sản phẩm đặc trưng của Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trồng trọt và chế biến các loại rau quả đóng hộp và rau quả tươi phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu như dứa Đồng Giao, lạc, vải, ngô, đu đủ, ớt...
Tam Điệp cũng có làng nghề trồng đào Đông Sơn nổi tiếng với thương hiệu đào phai Tam Điệp cung cấp cho thị trường miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Trên địa bàn thành phố năm 2014 có gần 224 trang trại với nhiều loại hình trồng trọt, chăn nuôi kết hợp đạt hiệu quả kinh tế cao với diện tích sử dụng gần 1.000 ha, trở thành địa phương phát triển mô hình trang trại lớn nhất tỉnh. Các trang trại ở Tam Điệp đã thu hút hơn 5.000 lao động có việc làm thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ như chăm sóc, thu hoạch các loại cây trồng.[19]
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình |
Thành phố Tam Điệp có diện tích 104,98 km², dân số năm 2022 là 63.827 người, mật độ dân số đạt 608 người/km².[4]
Thành phố Tam Điệp có diện tích 104,93 km², dân số năm 2021 là 64.644 người, mật độ dân số đạt 616 người/km².[23]
Thành phố Tam Điệp có diện tích 104,98 km², dân số năm 2019 là 62.866 người[8], mật độ dân số đạt 604 người/km².
Là thành phố miền núi nhưng Tam Điệp có lợi thế là đường Quốc lộ 1, quốc lộ 12B, quốc lộ 21B, cao tốc và Đường sắt Bắc Nam đi qua. Với những lợi thế đó Tam Điệp đang phát triển vươn lên trở thành một đô thị trung tâm vùng Nam Bắc Bộ. Một số công trình đô thị đặc trưng của thành phố:
|
|
Các công trình, dự án đang được triển khai:
Ngày 21 tháng 12 năm 2013, thành phố Tam Điệp đã tổ chức Hội thảo Lựa chọn địa điểm và xây dựng Quảng trường tượng đài Hoàng đế Quang Trung. Đây cũng là quảng trường trung tâm thành phố Tam Điệp tương lai.
Với tổng diện tích Quy hoạch khoảng 1.000.000 m2. Quần thể Quảng trường Hoàng Đế Quang Trung được xây dựng bao gồm các hạng mục:
Tam Điệp là địa danh lịch sử gắn liền với chiến thắng lịch sử của nghĩa quân nhà Tây Sơn trong sự nghiệp giải phóng Thăng Long. Nơi đây còn lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử văn hóa.
Quần thể di tích Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn thuộc thành phố Tam Điệp được công nhận gồm 2 cụm di tích:
Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống núi đá vôi của quần thể di sản thế giới Tràng An nằm trên các phường Tân Bình và xã Yên Sơn.
Tam Điệp cũng là vùng đất cổ với hàng loạt các di chỉ khảo cổ học được khai quật là:
Thành phố là đầu mối giao thông cửa ngõ của vùng Bắc Trung Bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng, có hệ thống giao thông đối ngoại thuận lợi:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.