Remove ads
thể loại văn học From Wikipedia, the free encyclopedia
Từ (giản thể: 词; phồn thể: 詞; bính âm: cí; Wade–Giles: tz'ŭ, đôi khi cũng được viết là 辭 hay 辞) là một thể loại văn học, hình thành vào đời Đường, và phát triển mạnh vào đời Tống ở Trung Quốc.
Từ vốn bắt nguồn từ dân gian. Sự phát hiện từ ở Đôn Hoàng (Cam Túc) đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, từ phát triển theo sự phồn vinh của kinh tế thành thị ở đời Đường, cùng sự phát đạt của âm nhạc (nhạc nước Yên) thời bấy giờ [1].
Ở thời kỳ đầu, từ là một loại thơ (nhưng khác với thơ ở chỗ nó có quan hệ với âm nhạc), phải đến thời Vãn Đường, từ mới thành một thể độc lập mang đầy đủ những đặc điểm của chúng [2], và phát triển mạnh ở đời Tống.
Từ có số chữ trong bài cố định, câu dài ngắn, và phối hợp chặt chẽ với âm nhạc. Song, nó khác nhạc phủ ở chỗ "cách luật nghiêm nhặt", khác Đường luật ở chỗ "câu dài ngắn", khác thơ cổ phong ở chỗ "cách luật nghiêm nhặt và số chữ cố định".
Đời Tống có khoảng 870 điệu từ với những biến thể của chúng. Tên điệu từ thoạt đầu chính là đề tài của tác phẩm, như Dương liễu chi để vịnh liễu, Lăng đạo sa để vịnh cát, Đạp ca từ để tả điệu múa...song về sau chỉ còn là tên gọi đơn thuần.
Mỗi điệu từ có một từ phổ. Điệu ngắn nhất là Trúc chi từ (14 chữ), dài nhất là Oanh đề tự (240 chữ). Những điệu tương đối dài, thường chia làm hai đoạn, công thức có thể giống nhau hoặc hoàn toàn khác nhau. Số chữ trong câu có thể dài trên mười chữ, cũng có thể chỉ là một chữ.
Luật bằng trắc của từ rất chặt chẽ, nhìn chung không có lệ "bất luận" như ở thơ Đường luật.
Một bài có thể dùng nhiều vần. Vần có trắc hoặc bằng, hoặc cả hai (xen kẽ); song chủ yếu gieo vần bằng ở trong điệu Cán khê sa, Lãng đào sa, Nhất tiễn mai...và chủ yếu gieo vần trắc ở Ức tần nga, Như mộng lệnh, Nguyễn lang quy...
Trình tự gieo vần ở từ cũng rất đa dạng, có thể là vần liền, vần gián cách, vần ôm...Thí dụ như:
Số đông người làm từ (từ nhân hay từ gia) ở Trung Quốc, từ Ôn Đình Quân (813?-870?), Vi Trang (khoảng 836-910) thuộc phái "Hoa gian" (Trong hoa); đến Chu Bang Ngạn (1056-1121), Lý Thanh Chiếu (1084-khoảng 1151) thuộc phái "Cách luật", phái "Uyển ước" đều quá chú trọng đến việc trau chuốt kỹ xảo cho từ, và chỉ dùng từ thể hiện những vấn đề cá nhân, cho nên vấn đề đời sống xã hội ở trong từ của họ rất hạn chế.
Mãi đến thời Bắc Tống, phái "Hào phóng" (tiêu biểu là Tô Thức) và những nhà yêu nước thời Nam Tống (tiêu biểu là Tân Khí Tật) mới mở rộng đề tài của từ, khiến cho từ phản ánh cuộc sống rộng, và có khả năng biểu hiện tư tưởng, tình cảm, cá tính của tác giả rõ rệt hơn [4].
Đời Tống là hoàng kim thời đại của từ, vì từ vua chúa đến người dân, nhiều người rất thích thể ấy, vì nó ca được và không bị niêm luật câu thúc như thơ, lại dễ biểu tình, đạt ý hơn thơ. Xét về hình thức, có hai lối từ: "tiểu từ" (ngắn) và "mạn từ" (dài).
Tóm lại, từ do âm nhạc mà sinh, cực thịnh trong đời Tống; rồi cũng vì quá chú trọng đến âm nhạc mà suy lần [5].
Bài từ sớm nhất hiện còn ở Việt Nam là bài "Vương lang quy" (Chàng Vương trở về) của thiền sư Khuông Việt (Ngô Chân Lưu), bắt nguồn từ điệu Nguyễn lang quy của Trung Quốc.
Song so với thơ Đường luật, do quy luật phát triển của thể loại văn học trong lịch sử dân tộc Việt, từ ít được sử dụng hơn rất nhiều. Chỉ có một số ít nhà thơ cổ điển Việt Nam, như Nguyễn Húc, Miên Thẩm, Đào Tấn, Phạm Thái...là có làm từ bằng chữ Hán, hoặc họ đã tiếp thu cấu trúc và âm nhạc của từ để đổi mới thơ Nôm [6]
Để minh họa cho bài viết
|
|
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.