Tập san Sử Địa là một tập san học thuật sưu tầm, khảo cứu chuyên ngành do nhóm giáo sư, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn chủ trương thực hiện, phát hành mỗi 3 tháng, với Nguyễn Nhã làm chủ nhiệm và Phạm Thị Hồng Liên quản lý, và với sự bảo trợ của nhà sách Khai Trí tại Sài Gòn . Toàn bộ Tập San Sử Địa gồm có 29 số (22 tập), được phát hành từ năm 1966 cho tới 30 tháng 4 năm 1975 thì ngừng.
Tập san Sử Địa số cuối cùng, 1975
Ban chủ biên tập san có sự tham gia của các chuyên gia như giáo sư Nguyễn Thế Anh , Bửu Cầm, Phan Khoang , Phạm Văn Sơn , Phạm Cao Dương, Quách Thanh Tâm, Trần Anh Tuấn, Tạ Chí Đại Trường , Chen Chin Hô (tức Trần Kình Hòa), Đặng Phương Nghi... Ngoài ra còn có một số nhà nghiên cứu tham gia viết bài như Hoàng Xuân Hãn , Lê Văn Hảo , Vương Hồng Sển , Hồ Hữu Tường , Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Đăng Thục ...[1]
Năm 2007, toàn bộ 29 số tập san Sử địa đã được tái bản dưới dạng số hóa trong một CD-ROM (ảnh) do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp thực hiện dưới sự đồng ý của Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã - nguyên chủ bút tập san.[2] Nhân dịp tái bản lần này, giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - nhận định: "Tập san Sử Địa để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc về tinh thần khoa học và ý thức dân tộc của những người chủ trương tập san và các tác giả bài viết. Tính khoa học và tính dân tộc là đặc điểm bao trùm của tập san. Nhiều bài viết trên tập san thật sự là những công trình nghiên cứu có giá trị cao, sưu tầm tư liệu công phu, xử lý thông tin khoa học, thái độ khách quan trung thực và nhất là góp phần dấy lên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và nêu cao các giá trị văn hóa dân tộc... "
Được chuẩn bị và hình thành từ phong trào sinh viên những năm 1963 - 1964 , bước đầu một số sinh viên (thuộc hai ban Sử Địa Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn ) thành lập một câu lạc bộ ngoại khóa lấy tên "Nhóm Sử Địa Đại học Sư Phạm Sài Gòn" , thường tổ chức các hoạt động du khảo, diễn thuyết, báo chí và phát hành nội san "Tin Sử Địa" (in ronéo).[3] Ông Nguyễn Văn Trương, chủ nhà sách Khai Trí tình cờ được đọc một số của nội san này và muốn giúp đỡ việc in ấn. Sau đó, ngày 27 tháng 2 năm 1966, Tập san Sử Địa số 1 ra mắt tại Câu lạc bộ Báo chí tại Sài Gòn , và ông Nguyễn Nhã, lúc đó vừa học xong Đại học, được giao trách nhiệm chủ nhiệm.[4] [5]
Nhờ tính cách đa dạng của các tác giả góp mặt và hoàn cảnh sáng tác khá tự do của miền Nam lúc đó, cũng như sự tiếp cận thông tin nhiều chiều nên những bài viết được trình bày qua nhiều góc cạnh khác nhau, với từng quan điểm cá nhân và khách quan của người viết.
Số 1 - Tháng 1, 2, 3/1966
Tập san số ra mắt, 1966
Số 2 - Tháng 4, 5, 6/1966
Số 3 - Tháng 7, 8, 9/1966
Đặc khảo về Trương Công Định
Lá thư tòa soạn
Trương Định, dõng tướng huyện Tân Hòa - Phù Lang Trương Bá Phát
Vài giai thoại có dính líu tới cụ lãnh binh Trương Định - Lê Thọ Xuân
Thân thế và thơ văn của Nguyễn Thông - Bùi Quang Tung
Độn Am văn tập - Lãnh binh Trương Định truyện - Hồ Huân Nghiệp truyện của Nguyễn Thông
Hiện tượng Trương Công Định - Hồ Hữu Tường
Trương Công Định và đạo hiếu trung - Vương Hồng Sển
Đại Nam chánh biên liệt truyệt - Tiểu sử Trương Công Định - Tô Nam dịch
Tình hình ba tỉnh Nam Kỳ - tờ bẩm của Phạm Tiến - tờ khai của Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Đức Tánh
Giới thiệu sách báo
Hộp thư sử địa
Số 4 - Tháng 10, 11, 12 - 1966
Số 5 - Tháng 1, 2, 3/1967
Đặc khảo về phong tục Tết Việt Nam và các lân bang
Số 6 - Tháng 4, 5, 6/1967
Số 7 và 8 - Tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/1967
Đặc khảo về Phan Thanh Giản (1796-1867)
Lá thư tòa soạn
Phan Thanh Giản đi sứ ở Paris - Trương Bá Cần .
Phan Thanh Giản dưới mắt người Pháp - Nguyễn Thế Anh .
Một nghi vấn về tập Tây Phù Nhật Ký - Lãng Hồ
Kinh Lược Đại Thần Phan Thanh Giản với sự chiếm cứ ba tỉnh miền Tây - Phù Lang
Chung quanh cái chết và trách nhiệm của Phan Thanh Giản trước các biến cố của Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX - Phạm Văn Sơn
Cuộc đời Phan Thanh Giản - Trần Quốc Giám
Nhơn cuộc du xuân, may gặp kho tàng quý giá về Cụ Phan Thanh Giản - Lê Văn Ngôn
Thái độ của triều đình Huế đối với Phan Thanh Giản - T.Q.G.
Bản án của các Đại Thần nghị xử về việc để thất thủ 3 tỉnh Vĩnh Long - An Giang - Hà Tiên - Tô Nam dịch.
Lương Khê Thi Văn Thảo - Tô Nam - Mai Chưởng Đức - Mộng Tuyết thất tiểu muội trích dịch.
Bài Văn Bia ở Miếu Văn Thánh Vĩnh Long do Phan Thanh Giản soạn - Mai Sơn sưu tập
Bức thư Nôm (26-1-1837) của Phụ Thân gửi cho Phan Thanh Giản
Ý kiến bạn đọc: về địa danh Faifo - Lịch sử súng thần công - Sự tương tàn giữa gia đình hoàng tử Cảnh và vua Minh Mạng
Giới thiệu sách báo
Hộp thơ Sử Địa
Tin tức đặc biệt: Sự thành lập Hội Giáo sư Sử Địa Việt Nam
Mục lục phân tích số 7 & 8 bằng ngoại ngữ
Số 9 và 10 - Tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6/1968
Đặc khảo về vua Quang Trung
Số 11 - Tháng 7, 8, 9 - 1968
Số 12 - Tháng 10, 11, 12 - 1968
Kỷ Niệm 100 năm Nguyễn Trung Trực
Lá thư tòa soạn
Nguyễn Trung Trực, dõng tướng Tân An Phủ - Phù Lang Trương Bá Phát
Xin cung hiến một ít tài liệu về Cụ Nguyễn Trung Trực - Lê Thọ Xuân
Nguyễn Trung Trực, một Kinh Kha của miền Nam - Phạm Văn Sơn
Cải chính một điều lầm tài liệu về Nguyễn Trung Trực - Đông Hồ
Đất khởi nghĩa và vài giai thoại về Nguyễn Trung Trực - Sơn Nam
Tình hình chính trị Việt Nam thời kỳ Nguyễn Trung Trực khởi nghĩa: Quan điểm của Ba Lê , Madrid và Huế về hòa ước Saigon 1862. Phản ứng của nhân dân Việt Nam. Các giáo sĩ - Nguyên bản Nguyễn Xuân Thọ, bản dịch của Nguyễn Huy
Chung quanh vấn đề viết soạn tiểu sử Nguyễn Trung Trực cũng như của các nhân vật lịch sử khác - Vương Hồng Sển
Ý kiến bạn đọc
Giới thiệu sách báo
Hộp thơ sử địa
Mục lục Tập San Sử Địa trong 3 năm (từ 1966 đến 1968 )
Mục lục phân tích bằng ngoại ngữ
Phụ lục bằng Pháp ngữ
Số 14 và 15 - Tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9/1969
Lá thư tòa soạn
Bắc Hành Tùng Ký - Hoàng Xuân Hãn
Sau ngót 150 năm. Thử giải điểm thắc mắc của An Toàn Hầu Trịnh Hoài Đức về sử địa nước nhà - Lê Thọ Xuân
Cuộc bạo hành tại Huế ngày 5-7-1885 - Vụ cướp phá hoàng cung - Cuộc đề kháng của vua Hàm Nghi và triều Đồng Khánh - Nguyễn Xuân Thọ
Nguyên nhân khô hạn ở Miền Phan - Nguyễn Huy
Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở nước Chân Lạp giữa Tiêm la và các Chúa Nguyễn - Phan Khoang
Tài dùng binh của Nguyễn Huệ - Nguyễn Nhã
Địa danh, di tích lịch sử, thắng cảnh trong vùng người Việt gốc Miên - Lê Hương
Dẫn vào lịch sử - Trần Anh Tuấn
Trung Việt văn hóa luận tập - Mai Chưởng Đức dịch
Sự quan hệ của Bác Cổ Học viện đối với văn hóa nước ta - Bửu Cầm và Cẩm Hà dịch
Đông Dương Cộng sản Đảng - Tài liệu của sở mật thám Đông Dương
Giới thiệu sách báo
Ý kiến bạn đọc
Mục lục phân tích bằng ngoại ngữ
Số 16 - Tháng 10, 11, 12/1969
Đặc khảo Việt Kiều tại các lân bang: Miên ,Thái , Lào
Lá thư tòa soạn
Việt Kiều tại Thái Lan - Đông Tùng
Sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Kiều tại Thái Lan - Đông Tùng
Thơ văn cách mạng phổ biến trong giới Việt Kiều ở Thái Lan - Đông Tùng
Đời sống Việt Kiều tại Cao Miên - Lê Hương
Việt Kiều tại Ai Lao qua các thời đại - Tùng Vân
Katay Don Sasorith , Thủ tướng Lào gốc Việt - Tùng Vân
Việt Kiều tại Ai Lao - Phạm Trọng Nhân
Việt Kiều tại Thái Lan - Châu Long
Vai trò của người Việt Nam tại bán đảo Đông Dương - Hãn Nguyên
Bắc Hành Tùng Ký - Hoàng Xuân Hãn
Cuộc tranh giành ảnh hưởng ở nước Chân Lạp giữa Tiêm La và các Chúa Nguyễn - Phan Khoang
Ý kiến bạn đọc
Giới thiệu sách báo
Mục lục phân tích bằng ngoại ngữ
Số 17 và 18 - Tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6/1970
Lá thư tòa soạn
Đồ biểu đối chiếu lịch xưa và công lịch - Hoàng Xuân Hãn
Từ cuộc bảo hộ đến cuộc đô hộ nước Cao Miên thời Nhà Nguyễn - Phan Khoang
Bài Tế Nghĩa Trủng Văn do Thoại Ngọc Hầu chủ tế cô hồn tử sĩ sau ngày đào kinh Vĩnh Tế - Nguyễn Văn Hầu
Bài vè Thủy trình từ Huế vô Sài gòn - Bùi Quang Tung
Đất phù sa và phân hóa học trong việc trồng lúa ở Nam Việt Nam - Thái Công Tụng
Quốc hiệu Việt Nam và Đại Nam - Bửu Cầm
Đọc tài liệu của Sở Mật Thám Đông Dương về Đông Dương Cộng sản Đảng - Bàng Thống và Đông Tùng
Làng Xóm - Nhất Thanh
Về các danh xưng chỉ người Chàm - Tạ Chí Đại Trường
Mục đích và ích lợi của Gia phả - Dã Lan Nguyễn Đức Dụ
Trung Việt văn hóa luận tập - Mai Chưởng Đức dịch
Phan Công Tòng - Phù Lang Trương Bá Phát
Vạn Thắng Vương - Tô Nam Nguyễn Đình Diệm
Nạn đói năm Ất Dậu (1945) - Tăng Xuân An
Đất đai nước ta về đời Hùng Vương - Đình Thụ Hoàng Văn Hòe
Niên biểu các nhân danh của những triều vua Việt Nam - Đặng Văn Châu
Giới thiệu sách báo
Mục lục phân tích bằng ngoại ngữ
Số 19 và 20 - Tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/1970
Đặc khảo về Cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam
Lá thư tòa soạn
Hà Tiên , chìa khóa Nam Tiến của dân tộc Việt Nam xuống đồng bằng sông Cửu Long - Hãn Nguyên
Sự thôn thuộc và khai thác đất Tầm Phong Long - Chặng cuối cùng của cuộc Nam Tiến - Nguyễn Văn Hầu
Nam Tiến Việt Nam - Nguyễn Đăng Thục
Lịch sử cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam - Phù Lang Trương Bá Phát
Vài nét về văn học nghệ thuật Việt Nam trên đường Nam Tiến - Nguyễn Văn Xuân
Những người Việt tiền phong trên bước đường Nam Tiến tại Cao Lãnh - Kiến Phong - Lê Hương
Việc khẩn hoang vùng Rạch Giá - Sơn Nam
Việc mãi nô dưới vòm trời Đông Phố và chủ đất thật của vùng Đồng Nai - Bình Nguyên Lộc
Cột đồng Mã Viện , nguyên tác của Đào Duy Anh - Nhất Thanh dịch
Đồ Bàn Thành Ký - Tô Nam dịch
Di tích Chiêm Thành tại Bình Định - Trần Nhâm Thân
Di tích và cổ vật Chiêm Thành tại Bình Thuận - Lê Hữu Lễ
Thư tịch về cuộc Nam Tiến - Trần Anh Tuấn
Giới thiệu sách báo
Phụ bản tám bản đồ
Số 21 - Tháng 1, 2, 3/1971
200 năm phong trào Tây Sơn
Lá thư tòa soạn
Phe chống đảng Tây Sơn ở Bắc với tập "Lữ Trung Ngâm" - Hoàng Xuân Hãn
Công chúa Ngọc Hân Bắc Cung Hoàng Hậu triều Quang Trung - Nhất Thanh
Cuộc khởi dậy và chiến tranh của Tây Sơn - Phù Lang Trương Bá Phát
Việc mất đất sáu châu Hưng Hóa - Nguyễn Toại
Thái độ "kẻ sĩ" triều Quang Trung - Nguyễn Đăng Thục
Kẻ sĩ đời Lê mạt (Giai đoạn Tây Sơn đánh Bắc Hà) - Phạm Văn Sơn
Nguồn động lực Nam Tiến với vùng đất Tây Sơn - Lý Văn Hùng
Chuyện còn truyền lại từ khi Nhà Nguyễn Tây Sơn mất ngôi - Thúy Sơn
Những ngày tàn của Tây Sơn dưới mắt của giáo sĩ Tây Phương - Nguyễn Ngọc Cư
Sử học Tây phương sau Chiến tranh thế giới thứ hai - Hoàng Ngọc Thành
Giới thiệu sách báo
Số 22 - Tháng 4, 5, 6/1971
Lá thư tòa soạn
Phe chống đảng Tây Sơn ở Bắc với tập "Lữ Trung Ngâm" - Hoàng Xuân Hãn
Giao Châu thời Lục Triều - Bửu Cầm
Thủy trình đường ghe từ Huế (Thừa Thiên) ra Nam Định - Bùi Quang Tung
Vài tài liệu Pháp về cuộc khởi nghĩa Trương Công Định tại Gò Công - Nguyễn Ngọc Cư
Nguyễn Quyền (thời gian bị an trí ở Bến Tre ) - Nguyễn Duy
Ngọc phả tướng công Đại vương công thần đời Trưng Vương - Đình Thụ Hoàng Văn Hòe
Tìm hiểu suối nước nóng thiên nhiên tại Bình Thuận - Lê Hữu Nghĩa
Chuyến du khảo vào nông trại Thới Sơn - Nguyễn Văn Hầu
Nguyên nhân vụ án Tiền-quân Thành - Tô Nam
Cao-Đạt trước một phiên tòa lịch sử - Đông Tùng
Tân Việt Cách mạng Đảng - tài liệu Sở mật thám Đông Dương (Nguyễn Ngọc Cư dịch)
Mỏ và tinh khoáng kỹ nghệ ở Việt Nam Cộng Hòa - Lạp Chúc Nguyễn Huy
Trung Việt văn hóa tạp luận - Mai Chưởng Đức dịch
Thử tìm hiểu vấn đề gia phả ở miền Nam - Nguyễn Đức Dụ
Khâm Định An Nam Kỷ Lược - Nguyễn Khắc Kham
Giới thiệu sách báo
Tin tức đặc biệt
Phụ trương
Quelques documents inédits sur la révolte de Trương-Công-Định à Gò Công (1861-63) - Bùi Quang Tung
Số 23 và 24 - Tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/1971
Đặc Khảo Đà Lạt
Lá thư tòa soạn
Một vài ký vãng về hội nghị Đà Lạt - Hoàng Xuân Hãn
Lịch sử phát triển Đà Lạt (1893 - 1954) - Hãn Nguyên
Ít dòng nhật ký về hội nghị trừ bị Đà Lạt 1946 - Trần Văn Tuyên
Bác sĩ Yersin , người đầu tiên tìm ra vùng đất Đà Lạt - Nguyễn Văn Y
Ấp Hà Đông - Nguyễn Nhân Bằng
Các điều kiện đất đai và vài cảm nghĩ về sinh môi tại vùng Đà Lạt - Thái Công Tụng
Vài nét đại cương về hình thể đất đai của vùng Đà Lạt (Tuyên Đức ) - Võ Đình Ngộ
Địa chất vùng Đà Lạt - Nguyễn Văn Vân
Khí hậu Đà Lạt - Nguyễn Kim Môn
Rau Cải Đà Lạt - Vũ Văn Tiếp
Quần thụ Thông 3 lá ở cao nguyên Đà Lạt: Một tài nguyên thiên nhiên quan trọng cần phải cứu vãn - Nguyễn Hữu Đính và Nguyễn Hữu Hài
Tình trạng hiện tại và triển vọng tương lai của ngành trồng cây ăn trái ôn đới tại Đà Lạt - Phạm Văn Lộc
Thông hai lá ở cao nguyên Đà Lạt - Nguyễn Văn Tài
Khái lược về sinh hoạt nhân văn và kinh tế của Đà Lạt - Phạm Văn Lưu và nhóm sử địa Đà Lạt
Phần chỉ dẫn du lịch về thành phố Đà Lạt - Nhóm sử địa Viện Đại học Đà Lạt
Bản đồ du lịch thành phố Đà Lạt - Bản đồ Đà Lạt và các vùng phụ cận và 30 phụ bản - Nha Địa Dư Quốc gia
Số 25 - Tháng 1, 2, 3 - 1972
Lá thư tòa soạn
Phe chống đảng Tây Sơn ở Bắc với tập "Lữ Trung Ngâm" - Hoàng Xuân Hãn
Một quyển sử - Nhất Thanh
Tương quan giữa những hình chạm trên trống đồng Việt tộc và bài "Đồng Quân" trong Sở Từ - Bửu Cầm
Hoạch định và phát triển nông nghiệp dựa vào các vùng thiên nhiên ở Nam Việt Nam - Thái Công Tụng
Bọn Cờ Đen hạ sát Francis Garnier - Phù Lang Trương Bá Phát
Gia đình và Gia phả - Dã Lan Nguyễn Đức Dụ
Một chuyến ghé thăm giã từ xứ Chàm Bình Thuận - Tạ Chí Đại Trường
Tân Việt Cách mạng Đảng - Sở Mật Thám Đông Dương (Nguyễn Ngọc Cư dịch)
Thư tịch chú giải lịch sử Việt Nam qua Tạp chí Revue Indochinoise (1893-1925) - Trần Anh Tuấn
Trung Việt văn hóa luận tập - Mai Chưởng Đức dịch
Phái đoàn thám hiểm sông Cửu Long Doudart De Lagrée (1866-1868) - Trần Anh Tuấn
Giới thiệu sách báo
Số 26 - Tháng 1, 2, 3/1974
Kỷ niệm 300 năm ngưng chiến nam bắc phân tranh thời Trịnh Nguyễn
Số 29 - Tháng 1, 2, 3 - 1975
Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa
Thử đặt "vấn đề Hoàng Sa" - Nguyễn Nhã
Quần đảo Hoàng Sa - Hoàng Xuân Hãn
Phúc trình về công tác nghiên cứu phốt-phát lần cuối cùng tại quần đảo Hoàng Sa của phái đoàn chuyên viên hỗn hợp Nhật-Việt vào mùa thu năm 1973 - Trần Hữu Châu
Phúc trình cuộc thám sát hòn Nam Yít thuộc quần đảo Trường Sa vào mùa thu năm 1973 - Trịnh Tuấn Anh
Những sử liệu tây phương minh chứng chủ quyền của Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến nay - Thái Văn Kiểm
Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Đông Hải - Lam Giang
Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam - Lãng Hồ
Những sử liệu chữ Hán minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua nhiều thế kỷ - Hãn Nguyên
Thử khảo sát về quần đảo Hoàng Sa - Sơn Hồng Đức
Hoàng Sa dưới mắt nhà địa chất H. Fontaine - Lạp Chúc Nguyễn Huy
Phương diện địa danh học của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Võ Long Tê
Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoa liên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Quốc Tuấn
Hoàng Sa qua vài tài liệu văn khố của Hội Truyền giáo Ba Lê - Nguyễn Nhã
Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc tới nay - Bà và Ông Trần Đăng Đại
Hoàng Sa qua những nhân chứng - Trần Thế Đức
Thư mục chú giải về Hoàng Sa - Nhóm thư tịch sử địa
Phụ lục: Biến cố Hoàng Sa tạo phấn khích sáng tác Đại hùng ca - Phạm Thiên Thư
Danh sách cộng tác ghi trang 2 số ra mắt, năm 1966 .