Tây Dữ
From Wikipedia, the free encyclopedia
From Wikipedia, the free encyclopedia
hương Tây Dữ (tiếng Trung: 西嶼鄉; bính âm: Xīyǔ Xiāng; Wade–Giles: Hsi1-yü3 Hsiang1) là một hương (xã) bao gồm "đảo Tây" (Tây dữ), còn gọi là "đảo Ngư Ông" (漁翁島; Yúwēng Dǎo). Đây là một trong ba đảo chính của huyện đảo Bành Hồ, Đài Loan. Tây Dữ có dân số khoảng 8.000 người và diện tích là 18,7148 km2.[1]
hương Tây Dữ 西嶼鄉 Siyu | |
---|---|
— Hương — | |
Cột đá bazan tại đảo Tây | |
Hương Tây Dữ tại huyện Bành Hồ | |
Quốc gia | Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) |
Huyện | Bành Hồ |
Thôn (村) | 11 |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 19 km2 (7 mi2) |
Dân số (tháng 2/ 2023) | |
• Tổng cộng | 8.305 |
• Mật độ | 440/km2 (1,100/mi2) |
Múi giờ | Giờ chuẩn quốc gia (UTC+8) |
Mã bưu chính | 881 |
Trang web | www www |
Các danh lam thắng cảnh chính bao gồm một số pháo đài và ngọn hải đăng. Chúng được xây dựng hoặc tái thiết vào thời nhà Thanh và được công nhận là di tích quốc gia của Đài Loan. Đảo Tây được nối với đảo Bạch Sa nhờ cầu vượt biển Bành Hồ, phiên bản cầu hiện nay được khánh thành vào năm 1996.
Ngày 16 tháng 7 năm 1683, đảo bị quân Thanh tấn công trong hải chiến Bành Hồ, từ tay quân Minh-Trịnh.[2]:42
Tên gọi "Tây Dữ" (đảo Tây) là vì nó nằm ở phía tây của đảo chính Bành Hồ. Ngoài ra, đảo còn được gọi là "đảo Ngư Ông" vì tài nguyên ngư nghiệp ở eo biển Đài Loan rất phong phú từ thời xưa, và có rất nhiều thuyền đánh cá hoạt động ở vùng biển phía tây đảo Tây. Vào đầu thế kỷ 17, Đảo Ngư Ông (Pescadores) trở thành tên gọi chung của người Hà Lan dành cho quần đảo Bành Hồ. Trong số đó, "Nhật ký thành Zelandia" xuất hiện nhiều địa danh và đảo danh của Bành Hồ. Năm 1726, "Biên niên sử Công ty Đông Ấn Mới và Cũ" bao gồm "Bản đồ đảo Formosa và quần đảo Ngư Ông", có ghi Piscadores (quần đảo Ngư Ông, đề cập đến quần đảo Bành Hồ), Pehou (đảo Bạch Sa), đảo Ngư Ông (đảo Tây) và các đảo khác, sau này các nhà vẽ bản đồ phương Tây cũng tuân theo nguyên tắc đặt tên này.[3]
Vào đầu thế kỷ 18, trong "Bản đồ quần đảo Bành Hồ" năm 1819, đảo Tây được ghi là Sisseyu. Trong các tài liệu hoặc văn bản chính thức của Trung Quốc, "Bành Hồ đồ thuyết" trong "Hoàng minh thế pháp lục" có từ sau năm 1630 có ghi các địa danh như Tây dữ và Tây dữ đầu. Các sách sau này như "Bành Hồ kỉ lược" và "Bành Hồ tục biên" và "Bành Hồ thính chí" cũng sử dụng "Tây dữ" để gọi hòn đảo.
Sau thập niên 1860, Đài Loan lần lượt mở các cảng thông thương như Đạm Thủy, An Bình, Kê Lung, Đả Cẩu, và Đài Loan và Bành Hồ trở thành mục tiêu chiến lược của các cuộc chiến tranh hoặc mậu dịch của nước ngoài. Tên đảo Ngư Ông thường xuất hiện trên các bản đồ nước ngoài để chỉ đảo Tây, nhưng tên đảo Ngư Ông không được triều đình nhà Thanh sử dụng chính thức hoặc dân gian cho đến năm 1875.
Ngày 10 tháng 3 năm 2012, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Mã Anh Cửu đến thăm khu vực và tham gia nghi lễ tại các đền thờ trên đảo.[4]
Hương Tây Dữ gồm hai đảo có người ở là đảo Ngư Ông (漁翁島) và đảo Tiểu Môn (小門嶼), và một đảo nhỏ không có người ở là đá ngầm Hải Càn (海墘礁).[5][6]
Đảo Tây chỉ cách điểm gần nhất của Mã Công khoảng bốn hải lý. Một vùng biển kín được được bao quanh bởi đảo Tây, đảo chính Bành Hồ và đảo Bạch Sa, vùng biển có lối ra ở phía bắc và phía nam, lối ra phía bắc giữa Bạch Sa và đảo Tây là "thủy đạo Hống Môn", lối ra phía nam có các đảo Hổ Tỉnh, Thũng Bàn, Tứ Giác, Kê Lung che chắn, tạo thành một vùng trú ẩn tự nhiên an toàn.
Tổng diện tích của đảo Tây là 18,7148 km2, thôn Hoành Tiêu ở hương Tây Dữ và thôn Thông Lương ở hương Bạch Sa được nối với nhau bằng cây cầu vượt biển Bành Hồ.
Động Kình Ngư Tiểu Môn nằm trên bờ biển phía tây bắc của đảo Tiểu Môn, là một hang động bị biển xâm thực có hình dạng giống như đầu cá voi.
Núi Ngưu Tâm là một trong tám danh lam thắng cảnh cổ xưa ở Bành Hồ. Tên gọi bắt nguồn từ việc nó nhìn xa trông giống tim của con bò. Ban đầu nó là một địa hình núi vuông bazan tách biệt khỏi đảo Tây, sau đó được kết nối với đất liền thông qua bồi tích của biển, tạo thành một hòn đảo nối liền. Địa hình của núi Ngưu Tâm là hai lớp đá bazan với một lớp đá sa thạch và một lớp đá phiến sét kẹp giữa chúng, với chiều cao trung bình khoảng vài chục mét.
Hương Tây Dữ gồm có 11 thôn:[7][8]
Năm | Số dân | ±% |
---|---|---|
1981 | 11.413 | — |
1986 | 10.763 | −5.7% |
1991 | 9.634 | −10.5% |
1996 | 8.742 | −9.3% |
2001 | 8.593 | −1.7% |
2006 | 8.163 | −5.0% |
2011 | 8.354 | +2.3% |
2016 | 8.403 | +0.6% |
2021 | 8.338 | −0.8% |
Nguồn:[9] |
Theo thống kê của phòng dân chính Bành Hồ, đến cuối năm 2022 hương Tây Dữ có khoảng 3,1 nghìn hộ, dân số khoảng 8,3 nghìn người. Các thôn có dân số đông nhất và thấp nhất lần lượt là 2.379 người và 147 người, trong đó thôn Ngoại Am là thôn đông dân nhất huyện Bành Hồ, đứng thứ 10 trong các đơn vị cấp thôn của Bành Hồ.[10]
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.