Giáo phái Shaiva có nguồn gốc cổ xưa, có thể truy nguyên trong văn học Vệ Đà thiên niên kỷ 2 TCN, nhưng đây là hình thức của vị thần Vệ đà Rudra. Văn bản cổ Shvetashvatara Upanishad có niên đại vào cuối thiên niên kỷ 1 TCN đề cập đến các thuật ngữ như Rudra, Shiva và Maheshwara,[16][17][18] nhưng việc diễn giải nó như là một văn bản thần học hay học thuyết trải nghiệm tinh thần nhất nguyên của giáo phái Shaiva vẫn còn đang gây tranh cãi.[19][20] Trong những thế kỷ đầu tiên của Công nguyên là bằng chứng rõ ràng đầu tiên về môn phái Shaiva Pāśupata. Cả Shaiva sùng đạo và nhất nguyên đã trở nên phổ biến trong thiên niên kỷ 1, nhanh chóng trở thành tín ngưỡng tôn giáo thống trị của nhiều vương quốc Hindu. Tôn giáo này đến Đông Nam Á ngay sau đó, dẫn đến việc xây dựng hàng ngàn ngôi đền Shaiva trên các đảo của Indonesia cũng như Campuchia và Việt Nam, cùng phát triển với Phật giáo ở các khu vực này.[21][22] Trong kỷ nguyên đương đại, giáo phái Shaiva là một trong những giáo phái chính của Ấn Độ giáo.[23]
Thần học Shaiva biến động từ việc coi Shiva như là đấng sáng tạo, đấng bảo vệ và đấng hủy diệt cho tới việc coi Shiva cũng giống như Atman (bản ngã) trong chính mình và mọi sinh vật. Nó liên quan chặt chẽ với giáo phái Shakti, và một số giáo dân Shaiva cầu nguyện ở cả các đền thờ Shiva lẫn đền thờ Shakti.[11] Shaiva là một tín ngưỡng Ấn Độ giáo mà hầu hết giáo dân chấp nhận cuộc sống khổ hạnh và nhấn mạnh yoga, và giống như các tín ngưỡng Ấn Độ giáo khác khuyến khích mỗi cá nhân khám phá và trở thành một người với Shiva nội tâm.[9][10][24]
Mariasusai Dhavamony (1999), Hindu Spirituality, Nhà in Đại học Tông tòa Gregorian và Kinh Thánh, ISBN978-88-7652-818-7, tr. 31–34 với ghi chú cuối trang.
Textbooks from India, Volume 1. National Council of Educational Research and Training. 2002. tr.199. The origin of Saivism may be traced to the conception of Rudra in the RigVeda
Basham, A. L. (1989). Zysk, Kenneth (biên tập). The Origins and Development of Classical Hinduism. New York: Oxford University Press. ISBN978-0-19-507349-2.
Bhandarkar, Ramakrishna Gopal (1913). Vaisnavism, Śaivism, and Minor Religious Systems. New Delhi: Asian Educational Services. ISBN978-81-206-0122-2. Third AES reprint edition, 1995.
Bhattacharyya, Haridas biên tập (1956). The Cultural Heritage of India. Calcutta: The Ramakrishna Mission Institute of Culture. Four volumes.
Briggs, Lawrence Palmer (1951). “The Syncretism of Religions in Southeast Asia, Especially in the Khmer Empire”. Journal of the American Oriental Society. 71 (4): 230–249. doi:10.2307/596106. JSTOR596106.
Chakravarti, Mahadev (1994), The Concept of Rudra-Śiva Through The Ages , Delhi: Motilal Banarsidass, ISBN978-81-208-0053-3
Courtright, Paul B. (1985). Gaṇeśa: Lord of Obstacles, Lord of Beginnings. New York: Oxford University Press. ISBN978-0-19-505742-3.
Mallinson, James (2012). “Nāth Sampradāya”. Trong Knut A. Jacobsen; Helene Basu; Angelika Malinar; Vasudha Narayanan (biên tập). Brill's Encyclopedia of Hinduism. 3. Brill Academic.
Mate, M. S. (1988). Temples and Legends of Maharashtra. Bombay: Bharatiya Vidya Bhavan.
Nath, Vijay (March–April 2001). “From 'Brahmanism' to 'Hinduism': Negotiating the Myth of the Great Tradition”. Social Scientist. 29 (3/4): 19–50. doi:10.2307/3518337. JSTOR3518337.
Oberlies, T. (1998). Die Religion des Rgveda. Vienna.
Winternitz, Maurice (1972). History of Indian Literature. New Delhi: Oriental Books Reprint Corporation. Second revised reprint edition. Two volumes. First published 1927 by the University of Calcutta.