là một sao chổi quỹ đạo ngắn có thể nhìn thấy cứ mỗi 75 đến 76 năm. From Wikipedia, the free encyclopedia
Sao chổi Halley /ˈhæli/ (tên định danh chính thức: 1P/Halley)[1] là một sao chổi được đặt tên theo nhà thiên văn học người Anh Edmund Halley, là một sao chổi quỹ đạo ngắn có thể nhìn thấy cứ mỗi 75 đến 79 năm.[1][10][11][12] Nó là sao chổi nổi tiếng nhất trong các sao chổi theo chu kỳ. Dù trong mỗi thế kỷ đều có nhiều sao chổi có chu kỳ dài xuất hiện với độ sáng và ngoạn mục hơn nhưng sao chổi Halley là một ngôi sao chổi chu kỳ ngắn có thể thấy rõ bằng mắt thường và do đó, là sao chổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường chắc chắn có thể trở lại trong một đời người.[13] Sao chổi Halley xuất hiện lần cuối bên trong Hệ Mặt Trời vào năm 1986, và sẽ xuất hiện trở lại vào giữa năm 2061.[14]
Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | Tiền sử (quan sát) Edmund Halley (công nhận tính tuần hoàn) |
Ngày phát hiện | 1758 (lần cận nhật được dự đoán đầu tiên) |
Đặc trưng quỹ đạo[1] | |
Kỷ nguyên 9 tháng 2 năm 1994 (2.449.400,5) | |
Điểm viễn nhật | 35,082 AU |
Điểm cận nhật | 0.582428 AU (lần cận nhật gần đây: 9 tháng 2 năm 1986) (lần cận nhật tiếp theo: 28 tháng 7 năm 2061)[2] |
17,834 AU | |
Độ lệch tâm | 0,967 14 |
75,32 năm | |
38,38° | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 162,26° |
58,42° | |
28 tháng 7 năm 2061 [2] | |
111,33° | |
Trái Đất MOID | 0,0638 AU (9,54 triệu km) |
TJupiter | -0,605 |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 15 km × 8 km[3] |
Đường kính trung bình | 11 km[1] |
Khối lượng | 2,2×1014 kg[4] |
Mật độ trung bình | 0,6 g/cm3 (trung bình)[5] 0,2–1,5 g/cm3 (est.)[6] |
~0,002 km/s | |
2,2 ngày (52,8 giờ) (?)[7] | |
Suất phản chiếu | 0,04 [8] |
28,2 (vào năm 2003)[9] | |
Theo thuyết Newton, một số sao chổi quay xung quanh Mặt trời trên những quỹ đạo hình ellip. Nhà thiên văn học Edmund Halley, người Anh (thế kỷ thứ 17-18) áp dụng định luật Newton để tính quỹ đạo cho biết là các sao chổi hiện ra những năm 1531, 1607 và 1682, có quỹ đạo giống nhau và chỉ là một thiên thể. Cứ khoảng 74-76 năm thì sao chổi lại quay trở lại gần Mặt trời và được nhìn thấy từ Trái Đất. Ông tiên đoán là sao chổi này sẽ trở lại năm 1758.[15]
Đúng hôm lễ Giáng sinh năm đó, sao chổi hiện lên bầu trời, nhưng tiếc thay ông đã mất trước và không được biết là tiên đoán của ông được xác minh. Sao chổi này được đặt tên là sao chổi Halley để ghi nhớ thành tích khoa học của ông.
Sao chổi Halley chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, hình elip dẹt, điểm cận nhật 87,13 triệu km, giữa Sao Thủy và Sao Kim với tốc độ 54,3 km/s, điểm viễn nhật 5 tỷ 295 triệu km, xa hơn Hải Vương tinh (4,5 tỷ km) với tốc độ 0,91 km/s.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.