Sông Phó Đáy
From Wikipedia, the free encyclopedia
From Wikipedia, the free encyclopedia
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.
Sông Phó Đáy là một phụ lưu bên tả ngạn của sông Lô, có thượng lưu và trung lưu chảy trên địa bàn vùng núi và trung du phía Bắc, còn hạ lưu chảy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.[1][2][3][4]
Sông Phó Đáy | |
Sông | |
Sông Phó Đáy, đoạn chảy qua xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc | |
Quốc gia | Việt Nam |
---|---|
Tỉnh | Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc |
Nguồn | Núi Tam Tạo |
- Vị trí | Chợ Đồn, Bắc Kạn |
Cửa sông | Sông Lô |
- vị trí | Sơn Đông (Lập Thạch) và Việt Xuân (Vĩnh Tường), Vĩnh Phúc |
Chiều dài | 163,5 km (102 mi) |
Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc và nhập vào sông Lô tại giữa xã Sơn Đông (Lập Thạch) và xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) phía trên cầu Việt Trì độ 200 m. Bên kia sông Lô tại ngã ba sông là địa phận tỉnh Phú Thọ. Từ ngã ba sông Phó Đáy và sông Lô đi tiếp về phía hạ lưu của sông Lô chưa đến 2 km là ngã ba sông nơi sông Lô hợp lưu vào sông Hồng. Sông Phó Đáy có nhiều phụ lưu nhỏ.
Đoạn trên địa bàn Bắc Kạn dài 36 km, diện tích lưu vực là 250 km², lưu lượng bình quân là 9,7 m³/s.
Đoạn trên địa bàn Tuyên Quang dài 84 km.
Đoạn trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 41,5 km, lưu lượng bình quân là 23 m³/giây. Sông Phó Đáy ở đây còn được gọi là sông Đáy (mặc dù dòng chảy của con sông Đáy và sông Phó Đáy không liên quan gì đến nhau), làm thành ranh giới tự nhiên giữa Lập Thạch với Tam Đảo và giữa Lập Thạch với Tam Dương, Lập Thạch với Vĩnh Tường.
Mùa mưa, trên sông Phó Đáy thường hay có lũ quét và lũ ống gây nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng cho người dân sống hai bên bờ.
Sông Phó Đáy (chủ yếu là đoạn qua Tuyên Quang) được nhắc đến trong bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy" và bài "Rằm tháng Giêng" của Hồ Chí Minh.