Remove ads
From Wikipedia, the free encyclopedia
Quốc gia nội lục (tiếng Anh: landlocked country) là 1 quốc gia có chủ quyền hoàn toàn bị bao bọc bởi 1 vùng lãnh thổ, hoặc chỉ có đường bờ biển trải trên 1 lòng chảo nội lục [1][2][3][4]. Tính đến năm 2018, trên thế giới có tổng cộng 49 quốc gia nội lục, trong đó có 5 nước được công nhận hạn chế. Chỉ Bolivia và Paraguay thuộc Nam Mỹ là 2 quốc gia nội lục không thuộc lục địa Á-Âu-Phi (Cựu Thế giới).
Gần như trên tất cả các lục địa có nhiều hơn 1 quốc gia, chỉ duy nhất lục địa Bắc Mỹ và châu Đại Dương là không có quốc gia nội lục.
Ngược lại với những quốc gia nội lục là những quốc đảo, khi những nước này được bao quanh bởi biển.
Vị trí không giáp biển đã đem lại bất lợi cho các quốc gia trong việc tiếp cận giao thương bằng đường biển với thế giới, từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế quốc gia. Vì tầm quan trọng của giao thương đường biển, nhiều quốc gia đã nỗ lực để tìm nhiều biện pháp khác nhau để duy trì hoặc khai thông đường ra biển:
Đánh mất sự tiếp cận với biển thường là 1 bất hạnh lớn cho quốc gia:
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển hiện nay cho các quốc gia nội lục có quyền tiếp cận biển mà không phải trả thuế lưu thông thông qua quốc gia quá cảnh. Liên Hợp Quốc có chương trình hỗ trợ các quốc gia đang phát triển không tiếp giáp biển[5] và người chịu trách nhiệm hiện tại của chương trình này là Anwarul Karim Chowdhury.
Một số quốc gia có thể có đường bờ biển dài, nhưng phần lớn trong số đó khó hay không có nhiều lợi ích trong giao thông và thương mại. Chẳng hạn, trong lịch sử sơ kỳ của Nga, các hải cảng duy nhất của Nga nằm ven Bắc Băng Dương và chúng bị đóng băng trong phần lớn thời gian của năm. Giành quyền kiểm soát các hải cảng vùng nước ấm là động cơ thúc đẩy chính để Nga mở rộng về phía biển Baltic, Biển Đen và Thái Bình Dương. Ngược lại, một vài quốc gia nội lục lại có thể nối thông ra biển nhờ các con sông lớn thuận tiện cho giao thông thủy. Chẳng hạn, Paraguay (và Bolivia ở mức độ nhỏ hơn) có đường thông ra biển nhờ các sông Paraguay và Paraná.
Một vài quốc gia có đường bờ biển trên các biển nội địa, chẳng hạn biển Caspi và biển Aral. Do các biển này đôi khi được coi là các hồ lớn và do chúng không cho phép tiếp cận thương mại bằng đường biển nên các quốc gia như Kazakhstan vẫn được coi là quốc gia nội lục. (Tuy nhiên, biển Caspi nối với Biển Đen thông qua kênh Volga-Đông nối hai sông Volga và Đông).
Quốc gia | Diện tích (km²) | Dân số |
---|---|---|
Afghanistan | 647.500 | 29.117.000 |
Andorra | 468 | 84.082 |
Armenia | 29.743 | 3.254.300 |
Áo | 83.871 | 8.396.760 |
Azerbaijan [a] | 86.600 | 8.997.400 |
Belarus | 207.600 | 9.484.300 |
Bhutan | 38.394 | 691.141 |
Bolivia | 1.098.581 | 10.907.778 |
Botswana | 582.000 | 1.990.876 |
Burkina Faso | 274.222 | 15.746.232 |
Burundi | 27.834 | 8.988.091 |
Cộng hòa Trung Phi | 622.984 | 4.422.000 |
Chad | 1.284.000 | 10.329.208 |
Cộng hòa Séc | 78.867 | 10 674 947 |
Ethiopia | 1.104.300 | 119.352.119 |
Hungary | 93.028 | 10.005.000 |
Kazakhstan[a][b] | 2.724.900 | 16.372.000 |
Kosovo[c] | 10.908 | 1.804.838 |
Kyrgyzstan | 199.951 | 5.482.000 |
Lào | 236.800 | 6.320.000 |
Lesotho[d] | 30.355 | 2.067.000 |
Liechtenstein | 160 | 35.789 |
Luxembourg | 2.586 | 502.202 |
Malawi | 118.484 | 15.028.757 |
Mali | 1.240.192 | 14.517.176 |
Moldova | 33.846 | 3.567.500 |
Mông Cổ | 1.564.100 | 2.736.800 |
Nepal | 147.181 | 29.331.000 |
Niger | 1.267.000 | 15.306.252 |
Bắc Macedonia | 25.713 | 2.114.550 |
Paraguay | 406.752 | 6.349.000 |
Rwanda | 26.338 | 10.746.311 |
San Marino[d] | 61 | 31.716 |
Serbia | 88.361 | 7.306.677 |
Slovakia | 49.035 | 5.429.763 |
Nam Ossetia[c] | 3.900 | 72.000 |
Nam Sudan | 619.745 | 8.260.490 |
Eswatini | 17.364 | 1.185.000 |
Thụy Sĩ | 41.284 | 7.785.600 |
Tajikistan | 143.100 | 7.349.145 |
Transnistria[c] | 4.163 | 537.000 |
Turkmenistan[a] | 488.100 | 5.110.000 |
Uganda | 241.038 | 32.369.558 |
Uzbekistan[b] | 447.400 | 27.606.007 |
Thành Vatican[d] | 0,44 | 826 |
Zambia | 752.612 | 12.935.000 |
Zimbabwe | 390.757 | 12.521.000 |
Tổng | 16.963.624 | 470.639.181 |
Tỷ lệ phần trăm của thế giới | 11,4% | 6,9% |
Các quốc gia này có thể được nhóm theo các nhóm cận kề theo khu vực như sau (có biên giới giáp với cả quốc gia có giáp biển và quốc gia không giáp biển):
Một vài quốc gia nội lục dạng 'đơn lẻ' (chúng có biên giới với các quốc gia khác mà tất cả quốc gia đó đều giáp biển):
Vào thời điểm năm 2009, nếu Armenia, Azerbaijan và Nam Ossetia được coi là thuộc châu Âu thì châu Âu có nhiều quốc gia nội lục nhất, với số lượng là 18. Kazakhstan đôi khi cũng được coi là quốc gia liên châu lục, vì thế nếu nó được tính là thuộc châu Âu thì số lượng các quốc gia nội lục tại châu lục này là 19. Nếu bốn quốc gia này được tính là thuộc châu Á thì châu Phi cùng châu Âu là các châu lục có nhiều quốc gia nội lục nhất, với số lượng đều là 15. Phụ thuộc vào quan điểm xem xét bốn quốc gia kể trên, châu Á có 9 tới 13 quốc gia nội lục, trong khi Nam Mỹ chỉ có 2. Bắc Mỹ và châu Đại Dương là các lục địa duy nhất không có quốc gia nội lục nào. Châu Đại Dương cũng đáng chú ý vì là châu lục trong đó các quốc gia gần như không có biên giới đường bộ (chỉ có duy nhất một quốc gia của châu Đại Dương là Papua New Guinea là có đường biên giới với phía đông của Indonesia thuộc châu Á, tất cả các quốc gia khác của châu Đại Dương đều là Quốc đảo).
Chia theo châu lục, các quốc gia nội lục có thể được nhóm thành:
Một quốc gia nội lục được bao quanh bằng các quốc gia nội lục khác có thể được gọi là quốc gia "nội lục kép". Người dân từ quốc gia như vậy phải vượt qua ít nhất là hai đường biên giới quốc gia để ra tới bờ biển.
Hiện tại, có 2 quốc gia như vậy trên thế giới:
Uzbekistan có đường biên giới với Turkmenistan và Kazakhstan tuy là các quốc gia nội lục nhưng từ biển Caspi thì tàu thủy có thể đi tới biển Azov qua kênh Volga-Đông và vì thế mà có thể tới Biển Đen và Địa Trung Hải cũng như các đại dương.
Không có quốc gia nào là quốc gia nội lục "kép" từ thống nhất Đức năm 1871 cho tới khi kết thúc Thế Chiến I. Điều này là do khi đó Uzbekistan là một phần của đế quốc Nga trong khi Liechtenstein có biên giới với đế quốc Áo-Hung, là quốc gia có đường bờ biển với biển Adriatic cho tới tận năm 1918. Điều tương tự cũng diễn ra từ năm 1938 cho tới khi kết thúc Thế Chiến II do Đức Quốc Xã đã sáp nhập cả Áo còn Uzbekistan thuộc Liên Xô.
Chỉ có ba quốc gia trên thế giới được bao quanh bởi một quốc gia – nó nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của một quốc gia. Những quốc gia như vậy được gọi là một vùng đất.
Ba quốc gia đó là:
Hiện nay đã có một vài cá nhân và tổ chức kêu gọi Liên Hợp Quốc sửa đổi lại luật biển và xem biển Caspi là một vùng biển liên kết với đại dương thực sự chứ không nên coi là biển nội lục vì biển Caspi không hề bị cô lập hoàn toàn mà nó vẫn thông ra được với biển Đen thông qua kênh Vonga-Đông nối liền giữa hai con sông Vonga và sông Đông. Nếu biển Caspi được coi là một vùng biển thực sự chứ không phải một hồ nước lớn nằm trong châu lục thì các quốc gia xung quanh biển Caspi là Azerbaijan, Turkmenistan và Kazakhstan sẽ không còn được coi là những quốc gia nội lục nữa, còn Uzbekistan sẽ không còn bị coi là một quốc gia nội lục "kép".
Các quốc gia sau đây gần như không giáp biển vì đường bờ biển tương đối ngắn:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.