Remove ads
các lực lượng vũ trang của Đức Quốc Xã (1933 – 1945) From Wikipedia, the free encyclopedia
Wehrmacht ⓘ (tiếng Đức: Lực lượng Quốc Phòng[N 2]) là tên thống nhất của các lực lượng vũ trang quân đội Đức Quốc xã từ năm 1935 đến năm 1945. Wehrmacht bao gồm Heer (lục quân), Kriegsmarine (hải quân) và Luftwaffe (không quân).[3] Đây là lượng chiến đấu chính của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, được đánh giá là lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới vào thời điểm này.
Quân đội Đức Wehrmacht | |
---|---|
Hoạt động | 1935–1945[N 1] |
Quốc gia | Đức |
Phục vụ | Adolf Hitler |
Quân chủng | Lục quân Đức Quốc xã (lục quân) Kriegsmarine (hải quân) Không quân Đức Quốc xã (không quân) |
Chức năng | lực lượng quân đội Đức Quốc xã |
Quy mô | 20.700.000 (tổng cộng) 2.200.000 (1945) |
Bộ chỉ huy | Zossen |
Đặt tên theo | Adolf Hitler |
Màu sắc | Feldgrau |
Tham chiến | Nội chiến Tây Ban Nha Chiến tranh thế giới thứ hai |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy danh nghĩa | Adolf Hitler |
Chỉ huy nổi tiếng | Adolf Hitler Hermann Göring Wilhelm Keitel Erich Raeder Karl Dönitz Robert Ritter von Greim |
Huy hiệu | |
Biểu tượng nhận dạng | Balkenkreuz |
Biểu tượng nhận dạng | Swastika |
Lực lượng Waffen-SS (tạm dịch tiếng Việt: Lực lượng Vũ trang SS), gồm thành viên vũ trang Đảng Quốc xã Đức, cũng trở thành một phần của Wehrmacht, tăng cường từ 3 trung đoàn đến 38 sư đoàn năm 1945.
Thuật ngữ Wehrmacht được dùng để gọi lực lượng vũ trang quốc gia. Wehrmacht được thông qua trong điều 47 của Hiến pháp Cộng hòa Weimar vào năm 1919. Trong Hiến pháp có ghi: Tổng thống có quyền chỉ huy tối cao tất cả các lực lượng quân đội Đế chế - Der Reichspräsident hat den Oberbefehl über die gesamte Wehrmacht des Reiches ("The Reich's President holds supreme command of all armed forces of the Reich"). Kể từ năm 1919, Lực lượng phòng vệ Đức được gọi là Reichswehr, được thay thế bởi tên Wehrmacht vào 16 tháng 3 năm 1935. Cái tên Wehrmacht mặc dù để chỉ cho lực lượng quân đội Đức vào khoảng 1935-1945, sau đó được thay thế bằng từ "Bundeswehr". Tuy nhiên, nó vẫn còn sử dụng cho vài thập kỉ sau năm 1945. Trong tiếng Anh thường xem Wehrmacht như là lực lượng vũ trang trên bộ của quân đội Đức mà chính xác phải gọi là Heer (lục quân).
Từ năm 1933, Đức Quốc xã khởi động chương trình tái vũ trang, tăng cường quân lực mạnh mẽ. Năm 1935, Bộ Chiến tranh được thành lập thay cho Bộ Quốc phòng. Thượng tướng Bộ binh Werner von Blomberg (thăng Thống chế năm 1936), Bộ trưởng Chiến tranh, giữ vai trò Tổng tư lệnh quân đội.
Cơ cấu quân đội Đức Quốc xã thay đổi mạnh mẽ từ năm 1938 với sự hình thành Bộ Tư lệnh Tối cao Wehrmacht (Oberkommando der Wehrmacht - OKW) thay cho Bộ Chiến tranh. Từ đây, quân đội Đức được đặt trực tiếp dưới quyền lãnh đạo của Hitler với vai trò Tổng tư lệnh Tối cao (Oberbefehlshaber - OB). Cơ cấu này duy trì cho đến khi Đức Quốc xã hoàn toàn sụp đổ năm 1945.
Tổng tư lệnh Tối cao (Oberbefehlshaber)
Chỉ huy trưởng (Chef des OKW)
Tổng tư lệnh Lục quân (Oberbefehlshaber des Heeres - OBdH)
Tổng tư lệnh Không quân (Oberbefehlshaber des Luftwaffe - OBdL)
Tổng tư lệnh Hải quân (Oberbefehlshaber des Luftwaffe - OBdM)
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.