Remove ads
dùng âm của hai chữ khác ghép lại để chú âm cho cách đọc âm Hán-Việt của một chữ Hán From Wikipedia, the free encyclopedia
Phiên thiết Hán-Việt là dùng cách phiên thiết (反切), tức là dùng âm của hai chữ khác (được coi là đã biết cách đọc) ghép lại để chú âm cho cách đọc âm Hán của một chữ Hán.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. |
Phiên thiết là một phương pháp ghi chú cách đọc của người Trung Quốc, dùng trong các tự điển chữ Hán, trước khi có phương pháp dùng chữ cái La Tinh để ghi chú cách đọc (gọi là bính âm 拼音). Nghĩa là dùng âm của những chữ Hán thông dụng, mà chỉ dẫn cách đọc của một chữ Hán ít thông dụng hơn hay là chữ mới. Người Việt Nam áp dụng phép phiên thiết ấy cho các âm Hán-Việt tương ứng, gọi là phiên thiết Hán-Việt.
Ví dụ: bạn không biết cách đọc chữ 同, tra từ điển sẽ có phiên thiết 德紅切 (âm Hán-Việt là đức hồng thiết). Như vậy chữ 同 sẽ đọc là ĐỒNG, vì đồng = đức + h' ồng, theo quy tắc lấy phụ âm đầu (thanh mẫu 聲母) của chữ thứ nhất ghép với vần (vận mẫu 韻母) chữ thứ hai, riêng thanh điệu thì xem quy tắc ở phần dưới.
Như vậy có thể có rất nhiều cách phiên thiết cho một chữ Hán.
Chữ Hán là một thứ chữ do người Trung Quốc sáng tạo, rồi dần dần trở thành một thứ văn tự chung cho một số dân tộc ở vùng Đông Á và Đông Nam Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam... Qua nhiều thế kỉ, chữ Hán đã được xem như là một thứ văn tự chính thống, đem dùng vào việc giảng dạy, thi cử, hành chính, sáng tác văn học. Tuỳ từng vùng từng xứ mà chữ Hán được phát âm khác nhau, ngay tại Trung Quốc có nhiều giọng đọc khác nhau, như tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Bắc Kinh... Các nước lân cận như Triều Tiên có cách đọc riêng của người Triều Tiên, gọi là Hán-Triều (漢朝), người Nhật có cách đọc riêng của người Nhật, gọi là Hán-Hoà (漢和), người Việt Nam có cách đọc của mình gọi là Hán-Việt (漢越).
Chữ Hán là một loại chữ biểu ý, không phải là loại chữ biểu âm nên không thể nhìn vào mặt chữ mà đọc được. Thế thì người Trung Quốc dùng cách nào để đọc được thứ chữ ấy? Từ thời nhà Đông Hán (東漢, 25-225) trở về trước, người Trung Quốc đã có lối chú âm bằng cách dùng chữ đồng âm, gọi là trực âm (直音). Trực âm là lối dùng chữ đồng âm để trực tiếp chú âm một chữ khác hay dùng những chữ có âm gần giống, gọi là độc nhược (讀若) độc như (讀如) hay độc vi (讀為). Nhưng lối trực âm không có chữ đồng âm thì không chú âm được, còn lối độc nhược, độc như, hay độc vi thì có khuyết điểm là chú âm không chính xác. Vì thế, thời Đông Hán đã có phép phiên thiết (反切).
Trước khi có phép phiên thiết, thời Xuân Thu (春秋, 722-479 trước CN) người ta biết kết hợp hai âm lại làm một như:
Phương pháp phiên thiết là một bước tiến rất lớn so với lối chú âm như trực âm, độc nhược, độc như hay độc vi nêu trên.
Ở đây chỉ bàn đến cách đọc chữ Hán theo âm Hán-Việt, tức là lối đọc riêng của người Việt. Chủ yếu là dựa theo phép phiên thiết trong các văn tự và từ điển Trung Quốc như: Khang Hy tự điển (康熙字典), Trung Hoa đại tự điển (中華大字典), Từ Nguyên (辭源), Từ Hải (辭海), Trung văn đại từ điển (中文大辭典) v.v.
Phương pháp phiên thiết được định nghĩa như sau trong những bộ từ điển, những tác phẩm ngữ học xưa và nay như sau:
Nói tóm lược: Phiên thiết là dùng âm của hai chữ đã biết cách đọc để chú âm cho một chữ thứ ba, nghĩa là lấy phụ âm đầu của chữ thứ nhất với vần của chữ thứ hai đọc nối liền lại theo một quy tắc nhất định để đọc chữ thứ ba.
Song thanh (雙聲) là phụ âm đầu (thanh mẫu 聲母) của chữ tìm ra giống với phụ âm đầu của chữ thứ nhất. Ví dụ: 東 = 德紅切: Đức + Hồng thiết = Đồng. Chữ thứ nhất có phụ âm đầu là Đ chữ tìm ra là Đông cũng có phụ âm đầu là Đ nên gọi là Song thanh.
Điệp vận (疊韻) là vần (vận mẫu 韻母) của chữ tìm ra giống với vần của chữ thứ hai. Ví dụ: 川 = 昌緣切: Xương + Duyên thiết = Xuyên. Duyên, chữ thứ hai có vần là Uyên, chữ tìm ra là Xuyên cũng có vần là Uyên nên gọi là Điệp vận.
Về thanh điệu cũng có các quy tắc nhất định, được gọi là cùng bậc, đồng loại.
Cùng bậc là bậc thanh của chữ tìm ra giống bậc thanh của chữ thứ nhất. Ví dụ: 抓 = 側絞切: Trắc + Giảo thiết = Trảo. Chữ tìm ra là Trảo có dấu hỏi thuộc bậc phù giống với chữ thứ nhất là Trắc có dấu sắc cũng thuộc bậc phù nên gọi là cùng bậc.
Đồng loại là loại thanh tìm ra giống với loại thanh của chữ thứ hai. Ví dụ: 偅 = 主勇切: Chủ + Dũng thiết = Chủng. Chữ tìm ra là Chủng có dấu hỏi thuộc loại thanh thượng giống với chữ thứ hai là Dũng có dấu ngã cũng thuộc loại thanh thượng nên gọi là đồng loại.
Chữ thứ nhất | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Ngang | Sắc (´) | Hỏi (᾿) | Huyền (`) | Ngã (~) | Nặng (·) | ||
Chữ thứ hai | Ngang | Ngang | Ngang | Ngang | Huyền | Huyền | Huyền |
Sắc (´) | Sắc | Sắc | Sắc | Nặng | Nặng | Nặng | |
Hỏi (᾿) | Hỏi | Hỏi | Hỏi | Ngã | Ngã | Ngã | |
Huyền (`) | Ngang | Ngang | Ngang | Huyền | Huyền | Huyền | |
Ngã (~) | Hỏi | Hỏi | Hỏi | Ngã | Ngã | Ngã | |
Nặng (·) | Sắc | Sắc | Sắc | Nặng | Nặng | Nặng |
Trước khi áp dụng quy tắc trên để đọc được lối phiên thiết trong các tự và từ điển Trung Quốc, chúng ta cần phải biết qua âm (thanh mẫu), vần (vận mẫu) và thanh điệu của tiếng Hán-Việt.
Phụ âm đầu là bộ phận phụ khởi đầu của một âm tiết trừ đi phần vần và thanh diệu. Căn cứ vào vị trí cấu âm, phụ âm đầu được chia làm ba vị trí: loạt phụ âm môi, loạt phụ âm lưỡi và phụ âm tắc thanh hầu.
Vần là bộ phận chủ yếu của âm tiết trừ đi thanh điệu, phụ âm đầu (nếu có). Căn cứ vào phương thức cấu tạo, chúng ta có thể chia vần ra làm các loạt như sau:
Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết. Trong tiếng Hán trước đây có bốn thanh: bình 平, thượng 上, khứ 去, nhập 入; mỗi thanh có hai bậc là phù 浮 và trầm 沈 (hoặc thanh 清/trộc 濁; thượng 上/hạ 下; ngày nay thường gọi là âm 陰/dương 陽). Như vậy, tổng cộng có 8 thanh bậc: phù bình (浮平), trầm bình (沈平), phù thượng (浮上), trầm thượng (沈上), phù khứ (浮去), trầm khứ (沈去), phù nhập (浮入), trầm nhập (沈入). Lưu ý là âm tiếng Hán hiện đại (tiếng Hán phổ thông, dựa trên phương ngữ Bắc Kinh) chỉ có 4 thanh bậc: phù bình (tên thông dụng hiện nay là âm bình), trầm bình (tên thông dụng hiện nay là dương bình), thượng thanh và khứ thanh (không chia bậc). Tiếng Việt có 6 thanh điệu (biểu thị bằng: không dấu, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng), nhưng âm Hán-Việt lại quy về bốn thanh điệu và hai bậc của tiếng Hán vì dựa vào phiên thiết của âm tiếng Hán.
Loại thanh | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Bình 平 |
Thượng 上 |
Khứ 去 |
Nhập (có p, t, ch ở cuối) 入 | ||||
Bậc thanh | phù 浮 |
thanh 清 |
thượng 上 |
ngang (không dấu) trừ các trường hợp dưới đây |
hỏi (?) |
sắc (/) |
sắc (/) |
trầm 沈 |
trọc 濁 |
hạ 下 |
huyền (\) ngang (những chữ khởi đầu bằng l, m, n, ng, nh, d, v) theo Lê Ngọc Trụ |
ngã (~) |
nặng (.) |
nặng (.) |
Bình 平 | Thượng 上 | Khứ 去 | Nhập 入 | ||||
Phù 浮 | Trầm 沉 | Phù 浮 | Trầm 沉 | Phù 浮 | Trầm 沉 | Phù 浮 | Trầm 沉 |
ba 巴 | bà 婆 | đảng 黨 | đãng 蕩 | bái 拜 | bại 敗 | thấp 濕 | thập 十 |
đa 多 | đà 陀 | hải 海 | hãi 駭 | báo 報 | bạo 暴 | thất 七 | thật 實 |
gia 加 | già 伽 | hổ 虎 | hỗ 互 | tứ 四 | tự 寺 | bách 百 | bạch 白 |
thương 商 | thường 常 | tỉnh 省 | tĩnh 靖 | xá 舍 | xạ 射 | bác 博 | bạc 薄 |
Chữ thứ nhất có âm khởi đầu là nguyên âm, chữ tìm ra cũng có âm khởi đầu là nguyên âm nhưng âm khởi đầu của chữ tìm ra không nhất thiết phải giống âm khởi đầu của chữ thứ nhất mà thường là âm khởi đầu của phần vần chữ thứ hai, rồi áp dụng công thức bỏ dấu trên thì sẽ tìm ra được âm đọc của chữ mà mình muốn tìm.
Chú ý: Những chữ tìm ra có âm khởi đầu là nguyên âm chỉ có bậc phù chứ không có bậc trầm.
Bỏ âm đệm u và chuyển y thành i: Trong hai chữ phiên thiết, chữ thứ nhất có phụ âm đầu là b, ph, v, chữ thứ hai có vần uy, uyên thì bỏ âm đệm u và chuyển y thành i:
Lê Ngọc Trụ có bài Lối đọc chữ Hán Tập san Đại học Văn Khoa (Sài Gòn) 1968, được đăng lại trong Từ điển Hán Việt. Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 1999 của Trần Văn Chánh. Lê Ngọc Trụ đưa ra bảng đối chiếu 4 thanh (bình, thượng, khứ, nhập) 2 bực (thượng, hạ) với 6 thanh Việt: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.