From Wikipedia, the free encyclopedia
Phân loại là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Phân loại là sự phân chia sắp xếp các sự vật hiện tượng, khái niệm theo một trật tự nhất định ở những cấp độ nhất định dựa vào những dấu hiệu giống nhau và khác nhau giữa chúng để phân chia, sắp xếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội theo một trật tự nhất định tùy thuộc vào mục đích phân loại.[1]
Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. (tháng 6 năm 2024) |
Qua phân loại, loài người tổ chức được các sự vật, vật chất, hiện tượng, con người, động vật, thực vật,… thành các lớp. Lớp chính là một tập hợp các đơn vị, thành tố có chung một, hoặc một số đặc điểm, ví dụ sắt, đồng chì, kẽm có chung đặc đặc điểm là kim loại. Cơ sở để chia lớp là những đặc tính giống nhau của sự vật và hiện tượng. Dựa vào phương pháp đó, người ta có thể phân chia tiếp theo thành các lớp con hoặc phân lớp khác nhau của một trật tự đẳng cấp.[1]
Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |
Khung phân loại ám chỉ việc phân loại đã được thu gọn hoặc phản ánh vào một giản đồ, bảng (Scheme, Table) nhất định theo chủ ý của người phân loại.[1]
Khung phân loại tài liệu khác với khung phân loại đã dẫn ở chỗ, công việc phân loại gắn liền với giá trị vật phẩm trí tuệ của con người, đó là tài liệu. Tài liệu, sản phẩm thư viện, hoặc tài liệu lưu trữ vừa là kết quả hoạt động của con người, vừa là phương tiện không thể thiếu được cho các hoạt động đó. Các khung phân loại tài liệu đã có trong lịch sử từ khởi nguồn đến hiện đại thường được áp dụng phổ biến cho các thư viện hoặc tư liệu nghiên cứu tổng hợp. Trong công tác lưu trữ, các khung phân loại chuyên cho tài liệu lưu trữ không được xây dựng phổ biến, vì nguyên tắc nổi trội trong việc tổ chức, quản lý tài liệu lưu trữ là nguyên tắc xuất xứ. Theo nguyên tắc này, tài liệu lưu trữ được thu thập, quản lý theo các phông riêng biệt. Việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ cũng phần nhiều tra tìm trên các công cụ được xây dựng theo các phông lưu trữ với các mục lục hồ sơ. Khi có yêu cầu tra tìm tài liệu theo chuyên đề xuyên phông, thì Khung phân loại thông tin tài liệu lưu trữ có vai trò tích cực hơn và thay thế cho khung phân loại tài liệu. Nhưng một số nước, đặc biệt là các nước châu âu, đã xây dựng các khung phân loại tài liệu có cả chức năng phân loại thông tin trong đó. Riêng ở Việt Nam, Khung phân loại Paul Boudet cũng đã đáp ứng yêu cầu này.[1]
Một số khung phân loại trong lịch sửː
Ký hiệu phân loại do các thư viện lập ra và quy ước để biểu đạt các khái niệm trong quá trình biên soạn các khung phân loại. Ký hiệu phân loại thể hiện các lớp trong hệ thống phân loại, đây là dạng ngôn ngữ tư liệu dùng để mô tả một tài liệu theo dấu hiệu của môn ngành tri thức và là ngôn ngữ kết hợp có cấu trúc theo thứ bậc bao gồm các từ, các cặp từ, các khái niệm được xây dựng từ trước được gắn với các ký hiệu để thể hiện nội dung chính của tài liệu.
Các ký hiệu phân loại cần phải đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, tiện lợi linh hoạt khi sử dụng, mang tính phổ biến, thuận tiện, phạm vi sử dụng rộng không bị gò bó về ngôn ngữ và văn tự. Tuy nhiên nhược điểm của ký hiệu phân loại đó là phân loại một vấn đề cụ thể bao nhiêu thì ký hiệu càng phải kéo dài bấy nhiêu.
Ký hiệu phân loại bao gồmː
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.