Remove ads
From Wikipedia, the free encyclopedia
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (tiếng Anh: Organization of Petroleum Exporting Countries, viết tắt OPEC) là tổ chức đảm bảo thu nhập ổn định cho các quốc gia thành viên và đảm bảo nguồn cung dầu mỏ cho các khách hàng.[4]
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
|
|
---|---|
Tên bản ngữ
| |
Cờ | |
Tổng quan | |
Trụ sở | Viên, Áo |
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Anh[1] |
Kiểu | Khối thương mại |
Chính trị | |
Lãnh đạo | |
• Chủ tịch | Bijan Namdar Zanganeh |
• Tổng thư ký | Abdallah el-Badri |
Lịch sử | |
' | |
Thành lập | Baghdad, Iraq |
• Điều lệ | 10–14 tháng 9 năm 1960 |
• Trên thực tế | tháng 1 năm 1961 |
Thành viên | |
Địa lý | |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 11,854,977 km2 4,577,232 mi2 |
Dân số | |
• Ước lượng | 372.368.429 |
• Mật độ | 31.16/km2 80,7/mi2 |
Kinh tế | |
Đơn vị tiền tệ | Tham chiếu USD /thùng |
Thông tin khác | |
OPEC là tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (10-14/9/1960). Các thành viên Qatar (1961), Libya (1962), UAE (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador (1973–1992), Indonesia (1962-2008) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC. Trong 5 năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Viên, Áo từ tháng 9/1965.[5]
Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng 75% trữ lượng dầu thế giới.
Vào ngày 10-14/9/1960, theo sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Venezuelan Juan Pablo Pérez Alfonso và bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Ả Rập Xê Út Abdullah al-Tariki, các chính phủ Iraq, Iran, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela nhóm họp tại Baghdad để thảo luận các phương án nhằm tăng giá dầu thô sản xuất ở các quốc gia này[6][7]
OPEC được thành lập nhằm thống nhất và phối hợp các chính sách về dầu mỏ của các quốc gia thành viên. Giữa năm 1960 và 1975, tổ chức này đã mở rộng bao gồm các thành viên mới như Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (1967), Algérie (1969), và Nigeria (1971). Ecuador và Gabon trước đây từng là thành viên của OPEC, nhưng Ecuador đã rút lui ngày 31/12/1992[8] do họ không sẵn sàng hay không thể chi trả 2 triệu đô la tiền phí thành viên và cảm giác rằng họ cần sản xuất nhiều dầu hơn chỉ tiêu mà OPEC cho phép,[9] dù vậy họ gia nhập trở lại vào tháng 10/2007. Các mối quan tâm tương tự cũng đã thúc đẩy Gabon ngừng làm thành viên vào tháng 1/1995.[10] Angola gia nhập đầu năm 2007. Na Uy và Nga tham dự các hội nghị của OPEC với tư cách là quan sát viên. OPEC không phải không thích mở rộng nữa, Mohammed Barkindo, tổng thư ký OPEC gần đây đã đề nghị Sudan gia nhập.[11] Iraq vẫn là thành viên của OPEC, nhưng sản lượng của Iraq không nằm trong bất kỳ chỉ tiêu thỏa thuận nào của OPEC kể từ tháng 3/1998.
Tháng 5/2008, Indonesia tuyên bố rời khỏi OPEC khi hết hạn thành viên và vào cuối năm đó, nước này trở thành quốc gia nhập khẩu dầu và không thể đạt được chỉ tiêu sản xuất dầu của họ.[12] 1 bản tuyên bố do OPEC đưa ra ngày 10/9 n/2008 đã xác nhận Indonesia rút khỏi tổ chức này, trong đó có đoạn "thật tiếc là chúng tôi phải chấp nhận mong muốn của Indonesia để dừng tư cách thành viên trong Tổ chức OPEC và hy vọng rằng Quốc gia này sẽ sẵn sàng gia nhập trở lại trong một tương lai không xa." [13] Indonesia vẫn xuất khẩu dầu ngọt nhẹ và nhập khẩu dầu chua hơn (chứa nhiều lưu huỳnh), nặng hơn để tận dụng chênh lệch giá (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu).
OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu. Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm 2 lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ.
Hiện nay tổ chức này có 11 nước thành viên được liệt kê dưới đây với ngày tháng gia nhập.
Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC. Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài.
Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.