Ngữ hệ Phi Á là một ngữ hệ lớn với chừng 300 ngôn ngữ và phương ngữ.[3] Những ngôn ngữ trong hệ có mặt ở Tây Á, Bắc Phi, Sừng châu Phi và Sahel.
Thông tin Nhanh Phân bố địa lý, Phân loại ngôn ngữ học ...
Đóng
Ngữ hệ Phi-Á có 495 triệu người bản ngữ, đứng thứ tư trong số các ngữ hệ (sau ngữ hệ Ấn-Âu, Hán-Tạng và Niger–Congo).[4] Hệ có sáu nhánh con: Berber, Tchad, Cushit, Ai Cập, Omo và Semit.
Ngôn ngữ có đông người nói nhất hệ là tiếng Ả Rập, một ngôn ngữ nhánh Semit, bao gồm tiếng Ả Rập hiện đại tiêu chuẩn và các dạng tiếng Ả Rập nói thông tục. Tiếng Ả Rập có chừng 290 triệu người bản ngữ, tập trung ở Tây Á và Bắc Phi.[5]
Những ngôn ngữ nổi bật khác là:
- Tiếng Hausa, ngôn ngữ uy tín ở bắc Nigeria, bắc Ghana, và nam Niger, là bản ngữ của 27 triệu người và được sử dụng như lingua franca bởi 20 triệu người khác ở Tây Phi và dọc Sahel[6]
- Tiếng Oromo, nói ở Ethiopia và Kenya bởi tổng cộng 33 triệu người
- Tiếng Amhara, nói ở Ethiopia, có 25 triệu người bản ngữ cộng với hàng triệu người nói như ngôn ngữ thứ hai
- Tiếng Somali, nói bởi 15 triệu người ở Somalia, Djibouti, đông Ethiopia và đông bắc Kenya
- Tiếng Hebrew, nói bởi 9 triệu người ở Israel và các cộng đồng Do Thái toàn cầu[7]
- Tiếng Tigrinya, nói bởi 6,9 triệu người ở Eritrea và Ethiopia
- Tiếng Kabyle, nói bởi 5 triệu người ở Algérie.
- Tiếng Tamazight Trung Atlas nói bởi 2,5 triệu người ở Maroc[8]
Ngoài những ngôn ngữ ngày nay, ngữ hệ Phi-Á còn có nhiều ngôn ngữ cổ quan trọng, như tiếng Ai Cập, tiếng Akkad, tiếng Hebrew Kinh Thánh và tiếng Aram cổ.
Urheimat của ngữ hệ Phi-Á (Urheimat có nghĩa là "quê hương ban đầu" trong tiếng Đức) chỉ nơi mà người nói ngôn ngữ Phi-Á nguyên thủy từng sống thành một cộng đồng, hay một tập hợp cộng đồng, có chung ngôn ngữ. Những ngôn ngữ Phi-Á ngày nay chủ yếu có mặt ở Tây Á, Bắc Phi, Sừng châu Phi, Sahel.
Hiện không có sự nhất trí về vị trí và thời điểm mà ngôn ngữ nguyên thủy từng tồn tại. Những nơi được đề xuất là Bắc Phi, vùng trong của Sừng châu Phi, miền Đông Sahara[9][10][11][12][13] và Levant.[14][15]
- Barnett, William and John Hoopes (editors). 1995. The Emergence of Pottery. Washington, DC: Smithsonian Institution Press. ISBN 1-56098-517-8
- Bender, Lionel et al. 2003. Selected Comparative-Historical Afro-Asiatic Studies in Memory of Igor M. Diakonoff. LINCOM.
- Bomhard, Alan R. 1996. Indo-European and the Nostratic Hypothesis. Signum.
- Diakonoff, Igor M. 1996. "Some reflections on the Afrasian linguistic macrofamily." Journal of Near Eastern Studies 55, 293.
- Diakonoff, Igor M. 1998. "The earliest Semitic society: Linguistic data." Journal of Semitic Studies 43, 209.
- Dimmendaal, Gerrit, and Erhard Voeltz. 2007. "Africa". In Christopher Moseley, ed., Encyclopedia of the world's endangered languages.
- Ehret, Christopher. 1997. Abstract Lưu trữ 2012-03-19 tại Wayback Machine of "The lessons of deep-time historical-comparative reconstruction in Afroasiatic: reflections on Reconstructing Proto-Afroasiatic: Vowels, Tone, Consonants, and Vocabulary (U.C. Press, 1995)", paper delivered at the Twenty-fifth Annual Meeting of the North American Conference on Afro-Asiatic Linguistics, held in Miami, Florida on March 21–23, 1997.
- Finnegan, Ruth H. 1970. "Afro-Asiatic languages West Africa". Oral Literature in Africa, pg 558.
- Fleming, Harold C. 2006. Ongota: A Decisive Language in African Prehistory. Wiesbaden: Otto Harrassowitz.
- Greenberg, Joseph H. 1950. "Studies in African linguistic classification: IV. Hamito-Semitic." Lưu trữ 2012-12-09 tại Archive.today Southwestern Journal of Anthropology 6, 47-63.
- Greenberg, Joseph H. 1955. Studies in African Linguistic Classification. New Haven: Compass Publishing Company. (Photo-offset reprint of the SJA articles with minor corrections.)
- Greenberg, Joseph H. 1963. The Languages of Africa. Bloomington: Đại học Indiana. (Heavily revised version of Greenberg 1955.)
- Greenberg, Joseph H. 1966. The Languages of Africa (2nd ed. with additions and corrections). Bloomington: Đại học Indiana.
- Greenberg, Joseph H. 1981. "African linguistic classification." General History of Africa, Volume 1: Methodology and African Prehistory, edited by Joseph Ki-Zerbo, 292–308. Berkeley and Los Angeles: University of California Press.
- Greenberg, Joseph H. 2000–2002. Indo-European and Its Closest Relatives: The Eurasiatic Language Family, Volume 1: Grammar, Volume 2: Lexicon. Stanford: Stanford University Press.
- Hayward, R. J. 1995. "The challenge of Omotic: an inaugural lecture delivered on ngày 17 tháng 2 năm 1994". London: School of Oriental and African Studies, University of London.
- Heine, Bernd and Derek Nurse. 2000. African Languages, Chapter 4. Cambridge University Press.
- Hodge, Carleton T. (editor). 1971. Afroasiatic: A Survey. The Hague - Paris: Mouton.
- Hodge, Carleton T. 1991. "Indo-European and Afro-Asiatic." In Sydney M. Lamb and E. Douglas Mitchell (editors), Sprung from Some Common Source: Investigations into the Prehistory of Languages, Stanford, California: Stanford University Press, 141–165.
- Huehnergard, John. 2004. "Afro-Asiatic." In R.D. Woodard (editor), The Cambridge Encyclopedia of the World’s Ancient Languages, Cambridge - New York, 2004, 138–159.
- Militarev, Alexander. "Towards the genetic affiliation of Ongota, a nearly-extinct language of Ethiopia," 60 pp. In Orientalia et Classica: Papers of the Institute of Oriental and Classical Studies, Issue 5. Moscow. (Forthcoming.)
- Newman, Paul. 1980. The Classification of Chadic within Afroasiatic. Leiden: Universitaire Pers Leiden.
- Ruhlen, Merritt. 1991. A Guide to the World's Languages. Stanford, California: Stanford University Press.
- Sands, Bonny. 2009. "Africa’s linguistic diversity". In Language and Linguistics Compass 3.2, 559–580.
- Theil, R. 2006. Is Omotic Afro-Asiatic? Proceedings from the David Dwyer retirement symposium, Michigan State University, East Lansing, ngày 21 tháng 10 năm 2006.
Sands, Bonny (2009). "Africa’s Linguistic Diversity". Language and Linguistics Compass 3/2 (2009): 559–580, 10.1111/j.1749-818x.2008.00124.x
Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Afro-Asiatic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
Ehret C, Keita SOY, Newman P (2004) The Origins of Afroasiatic a response to Diamond and Bellwood (2003) in the Letters of SCIENCE 306, no. 5702, p. 1680 doi:10.1126/science.306.5702.1680c
Bender ML (1997), Upside Down Afrasian, Afrikanistische Arbeitspapiere 50, pp. 19-34