Ngọc Hồi
huyện thuộc tỉnh Kon Tum From Wikipedia, the free encyclopedia
huyện thuộc tỉnh Kon Tum From Wikipedia, the free encyclopedia
Ngọc Hồi là một huyện biên giới thuộc tỉnh Kon Tum, Việt Nam.
Ngọc Hồi
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Ngọc Hồi | |||
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Tây Nguyên | ||
Tỉnh | Kon Tum | ||
Huyện lỵ | thị trấn Plei Kần | ||
Trụ sở UBND | Đường Phạm Văn Đồng, thị trấn Plei Kần | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 7 xã | ||
Thành lập | 15/10/1991[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 14°43′15″B 107°37′30″Đ | |||
| |||
Diện tích | 824 km² | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 58.913 người[2] | ||
Thành thị | 18.114 người (31%) | ||
Nông thôn | 40.799 người (69%) | ||
Mật độ | 72 người/km² | ||
Dân tộc | 17 dân tộc | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 611[3] | ||
Biển số xe | 82-E1 | ||
Website | ngochoi | ||
Huyện Ngọc Hồi nằm ở phía tây bắc tỉnh Kon Tum và nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, có vị trí địa lý:
Huyện Ngọc Hồi có diện tích 824 km², dân số năm 2019 là 58.913 người[2], mật độ dân số đạt 72 người/km². Dân tộc tại chỗ chiếm 57% dân số gồm người Jeh, Xê Đăng.
Phía tây vượt qua dãy Trường Sơn là đường biên giới chung với Lào dài 34 km và đường biên giới chung với Campuchia dài 13 km.
Huyện Ngọc Hồi nằm trong khu vực địa hình núi trung bình và khu vực thấp của tỉnh Kon Tum. Nhìn chung địa hình của huyện cao ở phía Đông - Bắc, Tây - Tây Nam và thoải dần theo hướng Đông Nam. Độ dốc các sườn núi từ 150 đến 250. Địa hình của huyện được chia thành 3 dạng chính:
Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên. Một năm có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,4°C, nhiệt độ trung bình cao nhất khoảng 30,85°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 15°C. Nhiệt độ tháng thấp nhất 7,5°C vào tháng 1, nhiệt độ tháng cao nhất 34,5°C vào tháng 4. Độ ẩm trung bình năm 79,5%. Huyện nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới ẩm núi trung bình Tây Ngọc Linh và vùng trũng tỉnh Kon Tum:
Huyện cấu trúc địa chất phức tạp, khoáng sản ở đây được điều tra nghiên cứu trên nhiều vùng với mức độ khác nhau. Kết quả cho thấy khoáng sản của huyện cũng có một số loại có giá trị kinh tế, như Serpentitnit (thạch anh), vàng gốc, vàng sa khoáng, các loại khoáng sản khác qui mô vừa và nhỏ.
Được chia thành có 4 nhóm đất chính:
Toàn huyện có 38.030,62 ha đất lâm nghiệp có rừng, độ che phủ đạt trên 45,5%, trong đó rừng sản xuất 21.446,03 ha, phân bổ nhiều ở khu vực phía Tây Bắc và phía Nam của huyện thuộc các xã Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk xú, Đắk Ang và khu vực giáp ranh với vườn Quốc gia Chư Mom Ray thuộc xã Bờ Y, xã Sa Loong. Rừng phòng hộ có 6.804,70 ha tập trung nhiều ở khu vực đồi cao giáp với huyện Đăk Tô, (huyện Tu Mơ Rông thuộc địa bàn xã Đắk Ang với diện tích khoảng 6.673,6 ha và số ít ở khu vực cửa khẩu Bờ Y với diện tích khoảng 131,1 ha. Diện tích rừng đặc dụng có 9.779,86 ha. Rừng của Ngọc Hồi có nhiều loại gỗ quý, động vật rừng phong phú và đa dạng. Diện tích rừng tự nhiên chiếm đa số, tập trung ở các khu rừng phòng hộ, đặc dụng. Đây là nơi chứa nhiều nguồn gen động thực vật quý có giá trị và ý nghĩa rất lớn cho công tác nghiên cứu khoa học.[4]
Huyện Ngọc Hồi có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Plei Kần (huyện lỵ) và 7 xã: Đăk Ang, Đăk Dục, Đăk Kan, Đăk Nông, Đăk Xú, Pờ Y, Sa Loong.
Trước năm 1991, địa bàn huyện Ngọc Hồi là một phần của 3 huyện: Đăk Glei, Sa Thầy và Đăk Tô.
Ngày 15 tháng 10 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 316-HĐBT[1], về việc thành lập huyện Ngọc Hồi trên cơ sở chia tách 3 huyện: Đăk Glei, Sa Thầy và Đăk Tô gồm:
Sau khi thành lập, huyện Ngọc Hồi có 86.754 hécta diện tích tự nhiên và 12.587 nhân khẩu; bao gồm 5 xã: Đăk Xú, Pờ Y, Sa Loong, Dục Nông và Đăk Ang.
Ngày 17 tháng 10 năm 1991, Chính phủ ban hành Quyết định số 514-TCCP[5] về việc thành lập thị trấn huyện lỵ Plei Kần trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Đăk Xú.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, chia xã Dục Nông thành 2 xã: Đắk Dục và Đắk Nông.[6]
Ngày 8 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Đắk Kan trên cơ sở 8.790 ha diện tích tự nhiên và 2.293 nhân khẩu của xã Đắk Xú; 250 ha diện tích tự nhiên và 635 nhân khẩu của xã Sa Loong.[7]
Ngày 23 tháng 1 năm 2015, thị trấn Plei Kần mở rộng (bao gồm thị trấn Plei Kần và một phần xã Đăk Xú) được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV.[8]
Từ đó, huyện Ngọc Hồi có 1 thị trấn và 7 xã như hiện nay.
Kinh tế của huyện chủ yếu là trồng cây lương thực, trồng rừng phòng hộ, trồng cây công nghiệp như: cao su, cà phê, lúa nước, phát triển chăn nuôi gia súc như:bò, lợn, dê,...
Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 40 chạy theo hướng đông tây nối Cửa khẩu quốc tế Bờ Y với thị trấn Plei Kần và với thành phố Kon Tum. Quốc lộ 14 chạy theo hướng bắc nam trên địa bàn huyện.
Trung tâm thị trấn Plei Kần là điểm giao nhau của trục đường thông thương Bắc-Nam và Đông-Tây bao gồm đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14); Quốc lộ 14C và đường xuyên Đông Dương (Quốc lộ 40), thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y qua Lào, Campuchia, Thái Lan cho đến tận Myanmar.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.