Sáp nhập và mua bán (tiếng Anh: mergers and acquisitions) là việc sáp nhập và mua bán các doanh nghiệp trên thị trường. Trong một số trường hợp khác, người ta dịch cụm từ này là mua lại và sáp nhập . Hai khái niệm này thường đi chung với nhau do có nhiều nghiệp vụ giống nhau, khá nhiều trường hợp người ta không thể phân biệt sự khác nhau và không có đủ thông tin để nhận định.

Các trường hợp thực hiện M&A

M&A được thực hiện trong một số trường hợp như sau:

  • Nguyên tắc cơ bản: để tiến hành mua lại và sáp nhập một công ty là việc đó phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tính trạng cũ không đạt được.
  • Về mặt giá trị: Giá trị thị trường của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của cả hai công ty khi còn đứng riêng rẽ.
  • Về năng lực cạnh tranh: Những công ty mạnh mua lại công ty khác thường nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cùng hơn.
  • Đồng thuận: Các cổ đông phải đồng ý về việc này với đa số phiếu thuận. Vụ M&A của MicrosoftYahoo! đã không thành công do nguyên nhân không có đủ sự đồng thuận cần thiết[1][2].

Hiệu ứng M&A

Thông thường giá cổ phiếu của công ty được mua sẽ tăng.

Tuy nhiên, sau M&A một số công ty bị vứt bỏ. Đơn giản là bên mua chỉ muốn loại được một đối thủ.

Diễn biến M&A

  • Tên gọi: sau phi vụ M&A, hai công ty nếu có cùng quy mô, sẽ thường cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp mới với tên gọi mới (hai tên gọi cũ theo nguyên bản sẽ không còn tồn tại).
  • Tuy nhiên, một số trường hợp như Ebay mua lại Paypal, Skype... vẫn để công ty đó tồn tại độc lập với tên cũ. Tương tự, khi Unilever mua BestFood cũng như vậy.
  • Trong một số trường hợp khác, sau M&A công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty đã tiến hành mua lại "nuốt" trọn hoạt động kinh doanh của công ty kia.

Tiến trình

Một thương vụ mua lại thường được bắt đầu bằng đề xuất của Ban giám đốc với Hội đồng quản trị về việc này.

Nếu thuận, hai ban giám đốc sẽ tiến hành thỏa thuận với nhau để M&A mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cả hai bên. Ngược lại, nếu như tính "hữu hảo" không tồn tại - khi mà đối tượng bị mua lại không muốn, thậm chí thực hiện các kỹ thuật tài chính để chống lại, thì nó hoàn toàn mang hình ảnh của một thương vụ mua lại.

Như vậy, để xác định một thương vụ chính xác là sáp nhập hay mua lại, cần phải xem đến tính chất hợp tác hay thù địch giữa hai bên. Nói cách khác, nó chính là cách ban giám đốc, người lao động và cổ đông của công ty bị mua lại nhận thức về mỗi thương vụ.

Cơ sở pháp lý của M&A ở Việt Nam

M&A dù mới mẻ ở Việt Nam song đang có những bước đi đáng kể[3].

Điều 200 Luật Doanh nghiệp (59/2020/QH14) đã định nghĩa việc hợp nhất doanh nghiệp là: "Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụlợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất".

Còn sáp nhập là: "Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập". Trong luật này, khái niệm công ty cùng loại trong hai điều luật trên được hiểu theo nghĩa là các công ty có cùng loại hình doanh nghiệp[4].

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 không có khái niệm mua, bán doanh nghiệp, chỉ có khái niệm hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. quy định tại Điều 152 và Điều 153.

  • Hợp nhất: Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
  • Sáp nhập: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Về thủ tục, có thể tham khảo điều 152 và 153 Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam.

M&A lớn

Những năm 1990[5]

Thêm thông tin Rank, Năm ...
Rank Năm Bên mua Bên bán Giá trị giao dịch(tính bằng USD)
1 1999 Vodafone Airtouch PLC[6] Mannesmann 202,000,000,000
2 1999 Pfizer[7] Warner-Lambert 90,000,000,000
3 1998 Exxon[8][9] Mobil 77,200,000,000
4 1998 Citicorp Travelers Group 73,000,000,000
5 1999 SBC Communications Ameritech Corporation 63,000,000,000
6 1999 Vodafone Group AirTouch Communications 60,000,000,000
7 1998 Bell Atlantic[10] GTE 53,360,000,000
8 1998 BP[11] Amoco 53,000,000,000
9 1999 Qwest Communications US WEST 48,000,000,000
10 1997 Worldcom MCI Communications 42,000,000,000
Đóng

Những năm 2000[5]

Thêm thông tin Rank, Năm ...
Rank Năm Bên mua Bên bán Giá trị giao dịch(tính bằng USD)
1 2000 Fusion: AOL Inc. (America Online)[12][13] Time Warner 164,747,000,000
2 2000 Glaxo Wellcome Plc. SmithKline Beecham Plc. 75,961,000,000
3 2004 Royal Dutch Petroleum Company "Shell" Transport & Trading Co. 74,559,000,000
4 2006 AT&T Inc.[14][15] BellSouth Corporation 72,671,000,000
5 2001 Comcast Corporation AT&T Broadband 72,041,000,000
6 2009 Pfizer Inc. Wyeth 68,000,000,000
7 2000 Spin-off: Nortel Networks Corporation 59,974,000,000
8 2002 Pfizer Inc. Pharmacia Corporation 59,515,000,000
9 2004 JPMorgan Chase & Co.[16] Bank One Corporation 58,761,000,000
10 2008 InBev Inc. Anheuser-Busch Companies, Inc. 52,000,000,000
Đóng

2010–nay[17]

Thêm thông tin Năm, Bên mua ...
NămBên muaBên bánGiá trị giao dịch(tính bằng USD)
2011GoogleMotorola Mobility9,800,000,000
2011Microsoft CorporationSkype8,500,000,000
2011Berkshire HathawayLubrizol9,220,000,000
2012Deutsche TelekomMetroPCS29,000,000,000
2013SoftbankSprint Corporation21,600,000,000
2013Berkshire HathawayH. J. Heinz Company28,000,000,000
2013Microsoft CorporationNokia Handset & Services Business7,200,000,000
2014FacebookWhatsApp19,000,000,000
Đóng

Chú thích

Đọc thêm

Wikiwand in your browser!

Seamless Wikipedia browsing. On steroids.

Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.

Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.