luật lùng bắt đảng viên cộng sản của Việt Nam Cộng hòa From Wikipedia, the free encyclopedia
Luật 10/59 là một đạo luật do chế độ Việt Nam Cộng hòa ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959, quy định việc "trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh Quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân" và thiết lập các Tòa án quân sự đặc biệt nhằm xét xử trong 3 ngày các "tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng hòa". Đối tượng mà bộ luật này nhắm đến là những người phạm tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng hòa, nhưng trên thực tế thì luật này xử đa số những đảng viên Cộng sản, cán bộ cách mạng từng tham gia chiến tranh Đông Dương trong hàng ngũ Việt Minh, những người dân thường và người bất đồng chính kiến bị quy chụp là Đảng viên cộng sản.[cần dẫn nguồn]
Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận. |
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
Từ năm 1955, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đứng đầu là Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bắt đầu thi hành chính sách tố Cộng[1], huy động mọi lực lượng quân sự, an ninh, hành chính, tình báo, thông tin tuyên truyền... thực hành cuộc càn quét, đàn áp toàn diện cả về quân sự, chính trị, tâm lý, kinh tế,... đối với những thành viên từng tham gia chiến tranh Đông Dương ở bên phía chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (được gọi chung với cái tên Việt Minh), là đối thủ cũ của Pháp và Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa).[2][3]
Từ năm 1956 đến 1958, việc thi hành chính sách tố Cộng diệt Cộng được tăng cường cả về quy mô lẫn hình thức. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa tổ chức một số cuộc hành quân như chiến dịch Thoại Ngọc Hầu, chiến dịch Trương Tấn Bửu,... để tiêu diệt những người được gọi là Việt Cộng (được hiểu là những người theo chủ nghĩa cộng sản trong Việt Minh).[2] Lực lượng Việt Minh cũ chỉ tập trung vào hạn chế tổn thất (bằng cách chuyển vùng hoặc trốn vào rừng), tăng cường đấu tranh chính trị.[4] Sự chống trả bằng vũ trang chỉ nhằm mục đích tự vệ và diễn ra lẻ tẻ ở một số nơi.[2]
Năm 1958, Mỹ tăng cường viện trợ về tài chính và vũ khí, nên chế độ Việt Nam Cộng hoà được củng cố và tăng cường các hoạt động quân sự. Cũng vào thời điểm này, lực lượng Việt Minh bắt đầu có sự chống trả quyết liệt hơn. Theo Ralph K. White, tuy chiếm ưu thế nhưng quân lực Việt Nam Cộng hoà đang gặp thách thức nghiêm trọng. Trên chiến trường, những thành viên cũ của lực lượng Việt Minh không chỉ hoạt động để tự vệ mà nhiều nhóm đã dần tập hợp lại thành tổ chức có quy mô tiểu đội, trung đội, đại đội thuộc sự lãnh đạo của các Tỉnh uỷ hoặc Xứ uỷ Nam Bộ. Những nhóm này bắt đầu thực hiện những cuộc tấn công vào lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hoà tại nhiều nơi. Cũng theo Ralph K. White, từ năm 1957, lực lượng Việt Minh cũ bắt đầu thực hiện hành động ám sát các quan chức Việt Nam Cộng hòa[5]. Theo tác giả Anthony James Joes, đến cuối năm 1958 có 20% trưởng làng do Việt Nam Cộng hòa bổ nhiệm bị ám sát.[6] An toàn cá nhân tại các làng bị đe dọa tác động tiêu cực rất lớn đến hoạt động tại địa phương, và thông qua các hoạt động ám sát, Việt Minh đã cho nông dân thấy sự nguy hiểm nếu cộng tác với Việt Nam Cộng hòa.[6] Điều này giải thích vì sao đầu năm 1959, trong khi hô hào "Bắc tiến", chính phủ Việt Nam Cộng hoà lại tuyên bố "đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh" (tháng 3 năm 1959).[cần dẫn nguồn] Quan điểm ở Việt Nam lại cho rằng các chính sách dân cư ở địa phương của Việt Nam Cộng hòa như Dinh điền và Khu trù mật không thành công do mục đích ban đầu của các chính sách đều nặng tính quân sự, phục vụ cho việc bóc lột kinh tế và các hoạt động chống Cộng. Việc thi hành cũng đi kèm với việc đàn áp bằng bạo lực.[7][8][9]
Tháng 4 năm 1959, Quốc hội Việt Nam Cộng hoà thông qua luật số 91. Luật ấy được ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959 mang tên "luật 10-59" về thành lập các "tòa án quân sự đặc biệt". Theo luật 10-59, bản án chỉ có hai mức: tử hình cho các tội cố sát, đầu độc hay bắt cóc; phá hoại cơ sở hạ tầng, nhà cửa, mùa màng, hầm mỏ, phương tiện vận chuyển hoặc khổ sai chung thân với các tội cướp có khí giới hoặc từ 2 người trở lên; cản trở giao thông bằng cách khủng bố, đe doạ; đe dọa giết người, ám sát; phá phiên chợ hay ngăn cản không cho họp chợ. Những người gia nhập một tổ chức hoặc giao kết với nhau, để giúp đỡ chuẩn bị hoặc thực hiện những hành vi vừa kể cũng sẽ chịu hình phạt như thủ phạm. Bộ trưởng Quốc phòng có thể ra lệnh có viện dẫn lý do để đưa bị can ra Toà án Quân sự Đặc biệt xét xử, không cần thẩm cứu; toà án Quân sự Đặc biệt sẽ nhóm họp để xét xử trong thời hạn là 3 ngày sau khi nhận được lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng, Toà án Quân sự Đặc biệt xử chung thẩm và án văn không được thượng tố lên Toà Phá án; trong trường hợp xử tử hình, án văn chỉ được thi hành sau khi đơn xin ân xá bị bác bỏ.
Đạo luật 10-59 có thể nói là tiếp nối chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” của Ngô Đình Diệm. Chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” là chính sách của Ngô Đình Diệm khi còn là Thủ Tướng, được thi hành từ 1954, và kéo dài trong nhiều năm sau khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống.
Máy chém từng được sử dụng làm công cụ hành quyết nhiều phạm nhân bị kết án theo luật này. Việc hành quyết những người bị kết tội ban đầu được thực hiện bằng máy chém với mục đích răn đe, gây khiếp sợ cho những người cộng sản. Cũng với mục đích này, chính phủ Ngô Đình Diệm đặt máy chém giữa các chợ Trung Hòa, Tân An Hội (Củ Chi), kèm theo lời đe dọa: "Ai liên quan đến cộng sản sẽ mất đầu".[10]
Nhiều vụ xử chém của Việt Nam Cộng hòa được diễn ra công khai trước dân chúng, đầu phạm nhân được bêu để thị uy:
Chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức những đội vũ trang có nhiệm vụ chống cộng đưa về các địa phương. Các đội này hoạt động rất tích cực và dùng nhiều biện pháp giết người bị lên án. Cho đến năm 1959, ở Củ Chi đã có 500 người bị moi gan mổ bụng, 600 người bị dồn vào bao bố cột đá dìm xuống sông, 150 người bị buộc vào sau xe ôtô kéo trên đường đá.... Toàn bộ số cán bộ ở Củ Chi bị bắt, bị giết lên đến 75%.[15]
John Guinane cho rằng chỉ tính riêng từ năm 1957 tới 1959, đã có hơn 2.000 người bị tình nghi là cộng sản bị Việt Nam Cộng hòa hành quyết, thường là bằng máy chém sau khi bị kết tội bởi những tòa án lưu động theo bộ luật này.[16] Theo Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thì "Trong những năm 1954 - 1959, ở miền Nam đã có 466.000 đảng viên và những người yêu nước bị bắt giam, 400.000 người bị đưa đi đày và 68.000 người bị giết."[17]
Sau này, Robert McNamara - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ghi trong Hồi ký "Nhìn lại quá khứ-Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam" như sau[18]:
Trong một cuốn sách khác, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - McNamara đã tả lại một vụ chặt đầu mà ông chứng kiến[19]:
Sử gia Edward Miller mô tả tổng quát về Luật 10/59 trong cuốn sách "Liên minh sai lầm- Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận Nam Việt Nam" như sau[20]:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.