Cuộc thi ca nhạc trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam From Wikipedia, the free encyclopedia
Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc hoặc Giải Sao Mai[1] là một cuộc thi ca nhạc truyền hình được tổ chức hai năm một lần và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 1997.
Ở giải Sao Mai, các thí sinh đăng ký tham gia theo 3 phong cách biểu diễn: thính phòng, dân gian và nhạc nhẹ. Thí sinh Sao Mai phải qua các vòng thi cấp tỉnh do đài truyền hình tỉnh thực hiện, Mỗi tỉnh sẽ được chọn tối đa 03 thí sinh về tham dự Chung kết khu vực. Riêng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh số thí sinh sẽ do BTC quyết định. Từ chung kết khu vực (Bắc - Trung - Nam) sẽ do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Thông thường chung kết cấp khu vực có 18 thí sinh tham ở 3 thể loại dòng nhạc. Kết quả mỗi khu vực thường chọn ra 9 thí sinh của 3 dòng nhạc để đi tiếp vào chung kết toàn quốc.
Vòng chung kết toàn quốc là sự hợp nhất 3 thí sinh xuất sắc của 3 khu vực ở 3 dòng nhạc nên thường có 27 thí sinh tham gia trong 4 đêm diễn. 3 đêm đầu là chung kết theo từng dòng nhạc, mỗi dòng nhạc chọn ra 3 thí sinh xuất sắc nhất để vào đêm chung kết xếp hạng cuối cùng với 9 thí sinh gọi là đêm chung kết xếp hạng Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc.
Từ mùa giải Sao Mai 2009, tại vòng chung kết toàn quốc, mỗi thí sinh đăng ký 3 bài hát theo phong cách biểu diễn âm nhạc đã chọn (như vòng chung kết khu vực) và phải trình bày 1 ca khúc bắt buộc bằng cách bốc thăm trong số những ca khúc ban giám khảo đưa ra. Yêu cầu mới này đòi hỏi các thí sinh tham gia phải có trình độ cao, không còn chỉ biểu diễn các bài hát sở trường.
Mùa giải Sao Mai 2019, chỉ có 15 thí sinh vào vòng chung kết toàn quốc. Mỗi dòng nhạc chỉ có nhiều nhất 5 thí sinh lọt vào chung kết toàn quốc. Bên cạnh đó, trong vòng chung kết xếp hạng, thay vì thí sinh chỉ thi 2 đêm diễn như những năm trước thì năm đó, các thí sinh phải trải qua 4 đêm thi và sẽ bị loại trực tiếp qua mỗi đêm. Đêm xếp hạng cuối cùng sẽ chỉ có 2 thí sinh ở mỗi dòng nhạc dự thi.[2]
Mùa giải 2022, có tới 18 thí sinh vào vòng chung kết toàn quốc. Đây cũng là năm đầu tiên vòng chung kết toàn quốc giải Sao Mai được diễn ra với 6 đêm liên tiếp, bao gồm 4 đêm thi và 2 đêm biểu diễn.[3]
Dự kiến vào mùa giải 2024, được tổ chức hai năm một lần. Đây cũng là năm thứ hai vòng chung kết toàn quốc giải Sao Mai đêm biểu diễn.
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
00 | Đặng Thanh Sử | 1972 | Thành phố Hồ Chí Minh | Giải đặc biệt |
01 | Nguyễn Thị Thanh Thúy | 1977 | Thành phố Hồ Chí Minh | Giải nhất |
01 | Lương Chí Cường | 1975 | Thành phố Hồ Chí Minh | Giải nhất |
02 | Đặng Minh Lương | 19?? | Thanh Hóa | |
02 | Phạm Lâm Phương | 1969 | Hải Phòng | |
02 | Nguyễn Trọng Hùng | 1973 | Hà Nội | |
02 | Nguyễn Long | 1969 | Công ty Truyền tải điện 4 | |
03 | Nguyễn Thị Hồng Ngọc | 1978 | Bình Dương | |
04 | ||||
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Vũ Trọng Tấn | 1976 | Thanh Hóa | Giải nhất |
02 | Lê Nam Khánh | 1977 | Thành phố Hồ Chí Minh | Giải nhì |
02 | Nguyễn Thị Liên (Ái Liên) | 1972 | Đắk Lắk | |
02 | Nguyễn Thụy Vân | 19?? | Hà Nội | Giải nhì[4] |
02 | Chu Thị Thúy Hà | 1972 | Gia Lai | |
03 | Kasim Hoàng Vũ | 1980 | Đà Nẵng | |
03 | Lê Thị Thơ (Anh Thơ) | 1976 | Thanh Hóa | Giải ba |
03 | Nguyễn Trang Nhung | 1974 | Quảng Ninh | |
03 | Lê Võ Phương Đài | 19?? | Nha Trang | |
03 | Nguyễn Hồng Hạnh | 1975 | Nghệ An | |
04 | Hồ Quỳnh Hương | 1980 | Quảng Ninh | Giải tài năng trẻ |
04 | Tô Minh Thắng | 1976 | Quảng Ninh | Giải tài năng trẻ |
04 | Bùi Thị Lan Anh | 1976 | Nam Định | Giải người hát ca khúc cách mạng hay nhất |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Nguyễn Thị Phương Nga | 1978 | Hà Nội | Giải nhất |
02 | Trần Hồng Vy[5] | 1979 | Hà Nội | Giải nhì |
02 | Vũ Tiến Lâm | 19? | Nghệ An | |
03 | Y Jang Tuyn | 1979 | Gia Lai | |
03 | Phạm Thế Vỹ | 19 | Thành phố Hồ Chí Minh | |
03 | Nguyễn Phan Hoài Xuyên | 19 | Bình Dương | |
Sau 5 đêm tranh tài tại đảo du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh), 15 trong số 57 thí sinh đã lọt vào chung kết, được truyền hình trực tiếp trên VTV3. Giải Sao Mai 2003 được đánh giá là sáng tạo trong khâu tổ chức và cách lựa chọn thành phần ban giám khảo. Các tỉnh phía Bắc áp đảo với 9 thí sinh được chọn: Phạm Ngọc Khuê, Phạm Khánh Linh, Tăng Quỳnh Nga, Phạm Phương Thảo, Ploong Thiết đến từ Hà Nội; Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hoàng Tùng là 2 giọng ca Quảng Ninh, Bùi Thu Huyền (Thái Bình), Lê Thị Út (Thanh Hoá). Miền Trung có 2 thí sinh Lê Huy Hoàng (Đà Nẵng) và Châu Quốc Cường (Bình Định). Khu vực Tây Nguyên với 2 thí sinh Krazan Út và Cil Pơi (Lâm Đồng). Hai thí sinh còn lại đến từ miền Nam: Huỳnh Thúc Ngân (TP HCM), Đặng Trần Vi Thảo (Tây Ninh).[6]
Kết quả, Ban tổ chức giải Sao Mai 2003 đã trao tặng giải nhất cho thí sinh Nguyễn Hoàng Tùng của Quảng Ninh; hai thí sinh đạt giải nhì là Phạm Ngọc Khuê và Ploong Thiết (Hà Nội); 3 thí sinh đạt giải ba là Phạm Khánh Linh, Phạm Phương Thảo (đều của Hà Nội) và Châu Quốc Cường (Bình Định). Thí sinh Phạm Phương Thảo (Hà Nội) được giải khán giả yêu thích nhất bình chọn qua Đài truyền hình Việt Nam và thí sinh Phạm Khánh Linh (Hà Nội) được giải khán giả bình chọn qua báo điện tử VIETNAMNET.
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Nguyễn Hoàng Tùng | 1980 | Quảng Ninh | |
02 | Phạm Ngọc Khuê | 1982 | Hà Nội | |
02 | Hồ Văn Thiết (Ploong Thiết) | 19?? | Thừa Thiên - Huế | |
03 | Phạm Khánh Linh | 1983 | Hà Nội | Giải Ba |
03 | Phạm Phương Thảo | 1982 | Nghệ An | Giải Ba |
03 | Châu Văn Quang (Châu Quốc Cường) | 1976 | Bình Định | |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Nguyễn Tuấn Anh | 1980 | Quảng Ninh | |
02 | Hoàng Thái | 198? | Quảng Ninh | |
02 | Đào Tiến Lợi | 1979 | Hà Nội | |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Nguyễn Tân Nhàn | 1982 | Hà Nam | |
02 | Nguyễn Thanh Yên | 1986 | Đà Nẵng | |
02 | Trần Quang Hào | 1980 | Đà Nẵng | |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Vương Thị Dung | 1984 | Hải Dương | |
02 | Nguyễn Ngọc Anh | 1981 | Quảng Ninh | |
02 | Trần Phương Linh | 1984 | Thanh Hóa | |
Liên hoan THTHTQ - Giải Sao Mai 2007 bắt đầu vào 15/4/2007. Được chia thành 3 vòng như sau:
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Đinh Thị Thành Lê | 1981 | Hà Tĩnh | |
02 | Trần Thị Thu Hà | 1983 | Hà Nội | |
02 | Bùi Thu Huyền | 1981 | Hà Nội | |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Lê Xuân Hảo | 1983 | Thái Bình | |
02 | Trần Thị Hồng Nhung | 1984 | Bắc Ninh | |
02 | Nguyễn Trung Nhật | 1983 | Thành phố Hồ Chí Minh | |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Hà Hoài Thu | 1986 | Quảng Ninh | |
02 | Lê Thị Mỹ Như | 1985 | Phú Yên | |
02 | Lương Viết Quang | 1983 | Thành phố Hồ Chí Minh | |
Điểm mới của mùa giải năm 2011 là thay vì 9 thí sinh ở ba dòng nhạc ở mỗi khu vực (Bắc, Trung, Nam), sẽ chỉ có 3 thí sinh có số điểm cao nhất đại diện cho 3 phong cách biểu diễn âm nhạc của khu vực đó được chọn vào đêm chung kết toàn quốc. Điểm số của các thí sinh còn lại của mỗi khu vực sẽ hòa trộn chung cả ba khu vực của ba phong cách âm nhạc. Với mỗi phong cách âm nhạc, Ban tổ chức toàn quốc sẽ lựa chọn tiếp các thí sinh có số điểm từ cao xuống thấp đến khi đủ thí sinh. Việc công bố các thí sinh còn lại sẽ được thông báo tại đêm chung kết khu vực phía Nam vào ngày 31/7/2011. Để đảm bảo tính công bằng quá trình lựa chọn thí sinh theo thay đổi mới, Ban tổ chức Sao mai 2011 đã quyết định thành lập một Ban giám khảo chấm xuyên suốt các vòng chung kết của cả ba khu vực. Ở vòng chung kết toàn quốc sẽ có Ban giám khảo cho từng phong cách âm nhạc. Vì các cuộc thi năm nay được truyền hình trực tiếp bắt đầu từ 21h nên để đảm bảo sự ngắn gọn, cô đọng, tập trung vào các phần thi của thí sinh, Ban tổ chức đã quyết định bỏ phần bình luận của các khách mời. Ngoài các giải chính như các kỳ Sao mai trước, sẽ có một số phần thưởng bổ sung như Phần thưởng do khán giả bình chọn, Phần thưởng cho thí sinh hát hay nhất về Huế và xét đặc cách vào các trường đào tạo hoặc các nhà hát.[7]
Theo thống kê của Ban tổ chức, tính cho tới thời điểm này đã có 1.500 thí sinh (đăng ký dự thi tại KV Hà Nội và tại 17 Đài PTTH các tỉnh, thành); Khu vực miền Trung – Tây Nguyên là hơn 1.000 thí sinh (đăng ký tại 17 Đài PTTH các tỉnh); Khu vực miền Nam hiện có 1.400 thí sinh tham gia (đăng ký dự thi tại KV Tp Hồ Chí Minh và tại các tỉnh phía Nam).Số lượng thí sinh tham dự năm nay là gần 4.000 thí sinh, vượt hơn hẳn so với năm trước.
Chung kết các khu vực từ 10/7 đến 31/7 được chia thành 3 khu vực Bắc – Trung – Nam. Đêm chung kết các khu vực được truyền hình trực tiếp vào 21h các ngày chủ nhật trên kênh VTV3, theo lịch sau:[8]
Chung kết toàn quốc diễn ra từ 7/8 đến 4/9, được tổ chức tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Đào Tố Loan | 1986 | Thái Nguyên | |
02 | Vũ Thắng Lợi | 1985 | Nghệ An | |
03 | Nguyễn Khánh Ly | 1984 | Thái Nguyên | |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Võ Hồng Quân | 1991 | Pháp | |
02 | Đinh Thị Trang | 1988 | Nghệ An | |
03 | Trần Thị Trang | 1986 | Nghệ An | |
03 | Ngô Văn Đức | 1987 | Hà Nội | |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
01 | Ngô Thị Thanh Huyền | 1995 | Thanh Hóa | Được tuyển thẳng vào Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội |
02 | Bùi Thị Hồng Chinh | 1991 | Quảng Ninh | Được tuyển thẳng vào Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội |
03 | Trần Ngọc Vũ | 1991 | Thành phố Hồ Chí Minh | |
03 | Nguyễn Hoàng Tịnh Uyên | 1990 | Quảng Trị | |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi) |
---|---|---|---|---|
01 | Nguyễn Bảo Yến | 1990 | Nga | Cựu Sinh viên ưu tú Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Sinh viên Nhạc viện Urals (Urals Mussorgsky State Conservatoire) tại thành phố Yekaterinburg Giải Nhì trong Cuộc thi Thanh nhạc Quốc tế 2014 diễn ra tại Thành phố Perm, Nga do Bộ Văn Hóa Nga tổ chức[11] |
02 | Trần Thị Bích Ngọc | 1992 | Quảng Trị | Đã tham gia Sao Mai 2011 và Sao Mai 2013 nhưng không thể vào sâu |
02 | Nguyễn Tiến Hưng | 1992 | Hải Dương | Sinh viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội Ca sĩ của Đoàn ca múa Nghệ thuật Đương đại Việt Nam Từng lọt vào Chung kết khu vực Miền Bắc Sao Mai 2011 và Sao Mai 2013[12] Giải nhất cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2014[13] |
03 | Lê Thị Dung | 1993 | Thái Nguyên |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi) |
---|---|---|---|---|
01 | Nguyễn Thị Thu Hằng | 1995 | Hà Nội | Sinh viên Khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam |
02 | Nguyễn Thị Hồng Duyên | 1992 | Thái Bình | Đặc cách từ Giải Triển vọng Sao Mai 2013 |
03 | Trần Hữu Tuấn | ? | Thanh Hóa | Giải Khuyến khích cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2014[13] |
03 | Nguyễn Thị Sông Thao | 1990 | Hà Nội | Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Giải Ba cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2014[13] |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi) |
---|---|---|---|---|
01 | Hoàng Thị Hồng Ngọc | 1992 | Nghệ An | Thí sinh Sao Mai điểm hẹn 2014 (Bị loại ở Liveshow 4) |
02 | Hoàng Thị Thủy | 1993 | Thanh Hóa | |
03 | Lê Văn Đạt | 1993 | Cộng hòa Séc | Top 64 Thần tượng âm nhạc: Vietnam Idol (mùa 5) Giải Nhất Tiếng hát Cộng đồng 2014 tại Séc[14] |
03 | Nguyễn Đức Tiến | ? | Cộng hòa Séc | Đã từng tham gia Sao Mai 2013 nhưng không thể vào sâu |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi) |
---|---|---|---|---|
01 | Đỗ Thị Thanh Hoa (Đỗ Tố Hoa) | 1992 | Tuyên Quang | |
02 | Vũ Thị Thanh Thanh | 1996 | Hải Phòng | |
02 | Lê Thị Nhung | 1991 | Thái Nguyên | |
03 | Lại Thị Hương Ly | 1993 | Hà Nam | Đã tham gia Sao Mai 2015 nhưng không thể vào sâu |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi) |
---|---|---|---|---|
01 | Nguyễn Thị Thu Thủy | 1994 | Hải Dương | |
02 | Lâm Bảo Ngọc | 1996 | Nam Định | |
02 | Trần Thị Yến Nhi | 1995 | Cần Thơ | |
03 | Trần Thị Nhật Linh | 1993 | Thái Nguyên |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi) |
---|---|---|---|---|
01 | Quách Mai Thy | 1994 | Ninh Bình | Giải Nhất Liên hoan tiếng hát Hoa Phượng Đỏ tỉnh Ninh Bình lần thứ nhất - Quán quân Liên hoan tiếng hát Hoa phượng đỏ toàn quốc lần thứ nhất - Á quân Tiếng hát hữu nghị Việt - Trung 2016 - Huy chương Vàng Tài năng trẻ Âm nhạc toàn quốc 2016 - Quán quân Liên hoan Tiếng hát truyền hình Hải Phòng 2018.[15] Tốt nghiệp loại Giỏi ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.[16] Đang làm việc tại Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam.[17] |
02 | Phan Thị Quỳnh Anh | 1993 | Hà Tĩnh | |
03 | Nguyễn Thị Quý (Thanh Quý) | 1994 | Hà Tĩnh | |
04 | Nguyễn Vũ Hà Giang | 2000 | Quảng Ninh | |
05 | Nguyễn Thị Ngọc Trâm | 1994 | Bình Định |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi) |
---|---|---|---|---|
01 | Trương Thùy Dương | 1997 | Ninh Thuận | |
02 | Nguyễn Thị Thanh Tâm | 1994 | Khánh Hòa | |
03 | Trần Thị Phương Mai | 1997 | Hà Nội | |
04 | Nguyễn Thị Quỳnh | 1999 | Hà Nội | |
05 | Nguyễn Thị Ngọc Nhung | 1995 | Đà Nẵng |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi) |
---|---|---|---|---|
01 | Phạm Thị Lan Quỳnh | 1998 | Hưng Yên | |
02 | Nguyễn Thị Vân Anh | 2000 | Thanh Hóa | |
03 | Nông Thị Anh Thơ | 2002 | Bắc Kạn | |
04 | Nguyễn Thị Thu Lương | 2001 | Hải Phòng | |
05 | Trần Tuấn Phi | 1996 | Hà Tĩnh | |
05 | Dương Văn Đức | 1995 | Bắc Giang |
TT | Thí sinh | Năm sinh | Địa phương | Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi) |
---|---|---|---|---|
01 | Trịnh Văn Núi | 2000 | Nghệ An | Ca sĩ Đoàn Văn công Quân khu 7 |
02 | Đoàn Hồng Hạnh | 1992 | Quảng Ninh | |
03 | Hồ Văn Kãnh | 1996 | Quảng Bình | |
04 | Vũ Đức Anh | 1996 | Hải Dương | |
04 | Lê Thị Huyền Anh | 1999 | Hà Tĩnh | |
05 | Nguyễn Thị Phương Thảo | 1999 | Hà Nội |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.