Remove ads
Trần Quý - nhạc sĩ tân nhạc Việt Nam From Wikipedia, the free encyclopedia
Hồng Vân (tên thật Trần Công Quý, sinh năm 1938) là một nhạc sĩ nhạc vàng Việt Nam. Ông là tác giả ca khúc nổi tiếng “Đồi thông hai mộ” và nhiều bài hát khác dành cho tầng lớp bình dân tại Sài Gòn trước 1975.
Hồng Vân | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Trần Công Quý |
Ngày sinh | 1938 |
Nơi sinh | Liên bang Đông Dương |
Mất | |
Ngày mất | 2003 (64–65 tuổi) |
Nơi mất | Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | Nhạc sĩ |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Bút danh | Hồng Vân Trần Quý Dạ Lan Thanh Như Phy[1] Hồng Trần Phy Vân Quí Phi Trúc Bạch Trần Công Tâm |
Dòng nhạc | Nhạc vàng Nhạc quê hương |
Ca khúc | Chuyện người con gái hái sim Đồi thông hai mộ Gió lạnh đêm hè Hai đứa nghèo Nghèo Người mang tâm sự Tàu về quê hương |
Ca sĩ trình bày thành công | |
Ông tên thật là Trần Công Quý, sinh năm 1938.[cần dẫn nguồn]
Khoảng thập niên 1960, ông vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề viết nhạc.[2] Bút danh Hồng Vân là tên thật người vợ của ông. Nhiều bài hát của ông được ký tên Hồng Vân - Trần Quý. Ngoài ra ông còn dùng nhiều bút danh khác là Dạ Lan Thanh, Trúc Bạch và một số tên ghép.
Ngoài viết nhạc, ông còn mở thêm lớp nhạc Hồng Vân tại số 16/47 Trần Bình Trọng, Chợ Quán do ông trực tiếp dạy nhạc lý và Trung Chỉnh luyện hát. Một số ca sĩ nổi tiếng từ lớp nhạc này gồm có Giao Linh, Trường Thanh, Thủy Tiên, Thanh Hương, Tuyết Linh ... Ngoài ra, ông còn làm trưởng ban Nhạc Thời Trang Đài Truyền hình Việt Nam, ban Hồng Hà trên đài Đài Phát thanh Sài Gòn và điều khiển nghệ thuật cho hãng đĩa Continental. Tuy nhiên, đến năm 1973, ông chuyển về sống tại Gò Vấp, và lớp nhạc cũng được chuyển về đây dạy cho đến năm 1975.[3]
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam. Ông qua đời vào năm 2003 tại Sài Gòn. Ông kết hôn vào năm 1971 và có 2 người con.[cần dẫn nguồn]
Đồi thông hai mộ là một ca khúc của Hồng Vân viết vào năm 1964 vì cảm kích câu chuyện tình có thật ở Đà Lạt. Ở cuối bản thảo, ông đã viết thêm câu thơ để tưởng niệm đôi tình nhân trên:
Em ơi giữa lòng đất lạnh
Chỉ hai đứa mình để dệt lại chuyện xưa.
Ca khúc này có sức sống mãnh liệt trong lòng người hâm mộ và được rất nhiều ca sĩ nhạc vàng trình diễn.[4] Người đầu tiên hát là ca sĩ Hoàng Oanh, sau đó là Hương Lan, Thanh Tuyền, Phương Dung, Trường Vũ, và gần đây nhất là ca sĩ Lệ Quyên.[5]
Một số ca sĩ hát sai và nhầm lẫn điệp khúc của bài Tôi mất người yêu với điệp khúc của bài Người không cô đơn của Vinh Sử. Điệp khúc của bài hát như sau[6] :
Dù tôi mất ăn mất ngủ thả đành
Chứ khi mất hẳn người tình
Thì lòng bảo quên, dễ đâu vì người tôi thương bấy lấu,
Thương còn hôn chinh bản thân tôi.
Còn câu cuối của bài hát như thế nay :
Đang lúc nửa đêm tôi đánh mất người yêu.
Nhớ ơi là nhớ nó xui tôi ngồi chờ.
Buồn đến làm quen, thừa cơ len lỏi vào hồn
Làm tôi đau tủi cả lòng vì đánh mất người yêu.
Bài hát Nửa Vòng Tay Nhau (''Nhà tôi ở vùng ngoại ô, Xóm nghèo đông đúc có một cầu tre...'') bị nhầm tên với Người Mang Kỷ Niệm của Hoài Phương.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.