Họ cũng bắt nguồn từ người mang các họ khác như Tư Mã hay Vu Mã[zh] mà đổi thành, như một số hậu nhân của Tư Mã Thiên, đại tư đồ Tư Mã Cung (徒马宫) thời Đông Hán, Tư Mã Cầu (司马球) thời Ngũ Đại.
Họ cũng có thể có nguồn gốc từ các ngoại tộc.
Kim sử, Liệt truyện thứ 62, Trung nghĩa tứ,[1] nhắc đến Mã Khánh Tường[zh] vốn gốc người Tây vực, làm chức phán quan tổng quản của binh mã đô Tường Phủ lộ (翔府路兵马都总管判官). Nguyên sử, Liệt truyện thứ 33,[2] cũng chép, Mã Tổ Thường[zh] của Ung Cổ bộ[zh], làm đến chức Thượng thư của bộ Lễ. Hậu nhân của tộc Sa Đà (Uông Cổ bộ[zh] thời Kim),[3]Hợp Lỗ thị (合鲁氏) thời Nguyên, Bát kỳPhí Mạc thị[zh] (Foimo) và Mã Giai thị (Magiya) của nhà Thanh cũng có trường hợp đổi sang họ Mã. Họ Mã ở đây muốn nhắc đến từ SuryayaMar, ý nghĩa "chủ giáo."
Một trong những cách phiên âm của Mohammed trong Hán ngữ là Mã Cáp Ma (马哈麻), do đó một số gia đình Hồi giáo đã dùng họ Mã làm họ Hán hoá của họ.
Trong Bách gia tính họ Mã 馬/马 đứng thứ 52. Đây là một trong các họ phổ biến nhất ở Trung Quốc đại lục, số người mang họ Mã 馬/ đông thứ 14 ở đây, họ này đặc biệt phổ biến trong cộng đồng người Hồi.[4]
Ở Việt Nam cũng có người họ Mã, chủ yếu là người Hoa.