From Wikipedia, the free encyclopedia
Hiệp ước Nam Cực (tiếng Anh, Antarctic Treaty) và các hiệp định liên quan được gọi chung là Hệ thống Hiệp ước Nam Cực (gọi tắt là ATS), là các hiệp ước có giá trị pháp lý ràng buộc để điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đối với châu Nam Cực, châu lục duy nhất trên Trái Đất không có người bản địa sinh sống. Căn cứ theo mục đích của hệ thống hiệp ước, châu Nam Cực được định nghĩa là toàn bộ vùng đất và khối băng phía Nam 60 độ vĩ Nam.
Tên đầy đủ:
| |
---|---|
Loại hiệp ước | Tuyên bố chủ quyền chung |
Ngày kí | 1/12/1959[1] |
Nơi kí | Washington, D.C., Hoa Kỳ |
Ngày đưa vào hiệu lực | 23/5/1961 |
Điều kiện | Thu thập đủ 12 chữ ký từ 12 đại diện các nước |
Bên kí | 12[2] |
Bên tham gia | 54[2] |
Người gửi lưu giữ | Chính quyền liên bang Hoa Kỳ[2] |
Ngôn ngữ | Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga và Tiếng Tây Ban Nha |
Antarctic Treaty tại Wikisource |
Hiệp ước chính thức có hiệu lực vào năm 1961 và có 47 quốc gia thành viên bảo vệ châu Nam Cực vì mục đích tự do nghiên cứu khoa học và nghiêm cấm các hoạt động quân sự trên châu lục này. Hiệp ước Nam Cực là điều ước quốc tế kiểm soát vũ trang đầu tiên được thiết lập trong Chiến tranh Lạnh. Từ tháng 9/2004, Ban thư ký Hiệp ước Nam Cực có trụ sở tại Buenos Aires, Argentina.[3]
Hiệp ước bắt đầu được các quốc gia ký kết tham gia vào ngày 1/12/1959 và chính thức có hiệu lực từ ngày 23/6/1961.[4] Những quốc gia đầu tiên tham gia ký kết hiệp ước là những nước tích cực hoạt động trong Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế (International Geophysical Year - IGY) 1957-1958 và sẵn sàng chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ về hội nghị đàm phán về chính hiệp ước này. Lúc đó, 12 quốc gia có sự quan tâm rõ ràng đến khu vực này bao gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Chile, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Nam Phi, Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ. Các quốc gia này đã thiết lập hơn 50 trạm nghiên cứu tại châu Nam Cực. Hiệp ước là một biểu hiện ngoại giao thành công cho việc hợp tác hoạt động cũng như khoa học ở khu vực này.
Mục tiêu chính của hệ thống hiệp ước là đảm bảo lợi ích của toàn nhân loại tại châu Nam Cực được duy trì và sử dụng riêng cho các mục đích hòa bình và tránh biến khu vực này thành mâu thuẫn hoặc tranh chấp quốc tế. Hiệp ước nghiêm cấm bất cứ biện pháp có tính chất quân sự nhưng sự xuất hiện của lực lượng quân đội vẫn được cho phép.
Các thỏa thuận khác — khoảng 200 đề xuất được thông qua tại các cuộc họp tham vấn của hiệp ước và đã được phê chuẩn - bao gồm:
* Tuyên bố bị chồng lấn.
** Bảo lưu tuyên bố.
Từ 2007 cho đến hiện tại, đã có 46 quốc gia là thành viên của Hiệp ước Nam Cực bao gồm 28 nước tham vấn và 18 nước gia nhập. Các nước tham vấn (có quyền bỏ phiếu) bao gồm 7 quốc gia tuyên bố chủ quyền quốc gia đối với 1 bộ phận của châu Nam Cực. 21 nước không có tuyên bố không hề thừa nhận những tuyên bố của các nước khác hoặc đưa ra quan điểm của quốc gia mình.
Ban Thư ký Hiệp ước Nam Cực được thành lập ở Buenos Aires, Argentina vào tháng 9/2004 trong một cuộc họp tham vấn. Ngài Jan Huber (Hà Lan) được chỉ định làm Thư ký điều hành đầu tiên cho nhiệm kì 5 năm đến hết 31 tháng 8 năm 2009. Ngày 1 tháng 9 năm 2009, ngài Manfred Reinke (Đức) được chỉ định là người kế nhiệm cho nhiệm kì 4 năm tiếp theo.
Nhiệm vụ của Ban thư ký Hiệp ước Nam Cực được chia thành các hạng mục sau:
Hiện tại, có 46 quốc gia sở hữu căn cứ riêng tại châu Nam Cực.
Châu Nam Cực không có cư dân sinh sống nên ở đây không tồn tại khái niệm công dân hay chính phủ. Vì châu Nam Cực không có quyền chủ quyền nên tất cả những người có mặt ở châu Nam Cực đều công dân hoặc người có quốc tịch của quốc gia khác nhau trên thế giới, không phải là công dân của châu Nam Cực. Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tuyên bố quyền chủ quyền đối với một bộ phận hay phần lớn lãnh thổ của châu Nam Cực nhưng đều không được công khai thừa nhận bởi các quốc gia khác. Đặc biệt, khu vực nằm giữa 90 độ kinh Tây and 150 độ kinh Tây là khu vực duy nhất trên Trái Đất không có một quốc gia nào tuyên bố chủ quyền.[6]
Đa phần, chính phủ của quốc gia trên thế giới là thành viên của Hiệp ước Nam Cực và những nghị định thư có liên quan về bảo vệ môi trường ở khu vực này chịu trách nhiệm triển khai các điều khoản đã được quy định trong Hiệp ước hay các phán quyết của tòa án liên quan đến Hiệp ước thông qua nội luật của từng quốc gia. Theo đó, công dân mang quốc tịch của các quốc gia thành viên Hiệp ước có nghĩa vụ tuân thủ theo các quy định đã nêu trong Hiệp ước khi có mặt tại bất cứ khu vực nào của châu Nam Cực. Hiệp ước Nam Cực thường được xem là đại diện tiêu biểu cho nguyên tắc pháp lý quốc tế về di sản chung của nhân loại.[7]
Theo các quy định của chính phủ Argentina, bất cứ hành vi tội phạm nào được thực hiện trong chu vi 50 km ở bất kì căn cứ nào của quốc gia này đều xem như nằm ở Ushuaia. Trong khu vực có tranh chấp với Chile hoặc Vương quốc Anh, người phạm tội khi xét xử có thể yêu cầu chuyển cho bất kì nước nào trong 2 nước đã nêu.[cần dẫn nguồn]
Theo luật pháp của Hoa Kỳ, những hành vi phạm tội của hoặc chống lại công dân Hoa Kỳ như giết người, thẩm quyền tài phán của Hoa Kỳ có thể áp dụng cho những khu vực không thuộc về các quốc gia khác.[cần dẫn nguồn] Hiện tại, Hoa Kỳ có một thống chế đặc biệt ở châu Nam Cực phụ trách việc thực thi luật pháp trong trường hợp cần thiết.[8]
Một số bộ luật của Hoa Kỳ được áp dụng trực tiếp cho châu Nam Cực.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.