Kiểu hải pháo 5 inch (127mm) đa dụng của Hoa Kỳ From Wikipedia, the free encyclopedia
Pháo 5 inch/38 caliber Mark 12 là một kiểu hải pháo của Hải quân Hoa Kỳ. Chúng được lắp đặt trên nhiều lớp thiết giáp hạm, tàu sân bay, tàu tuần dương và tàu khu trục Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai và đã phục vụ cho đến tận cuối thế kỷ 20.
Pháo 5-inch/38-caliber | |
---|---|
Loại | Pháo sàn tàu |
Nơi chế tạo | Hoa Kỳ |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1934–2008 |
Sử dụng bởi | Hải quân Hoa Kỳ, Tuần duyên Hoa Kỳ, Hải quân Hoàng gia Anh, Hải quân Đan Mạch, Hải quân Ý, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và nhiều nước khác |
Trận | Thế Chiến II, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Falklands |
Lược sử chế tạo | |
Năm thiết kế | 1931-1932 |
Thông số | |
Khối lượng | Mk 12: 3.990 lb (1.810 kg). Bệ pháo từ 29.260 lb (13.270 kg) đến 170.653 lb (77.407 kg) |
Chiều dài | Mk 12 223,8 in (5,68 m) |
Độ dài nòng | nòng 190 in (4,83 m), xẻ rảnh 157,2 in (3,99 m) |
Kíp chiến đấu | thay đổi theo kiểu bệ pháo |
Đạn pháo | 127×680mmR 53 đến 55 lb (24 đến 25 kg) |
Cỡ đạn | 5 in (127 mm) |
Khóa nòng | Trượt dọc |
Độ giật | 15 in (38 cm) |
Góc nâng | −15° đến +85° |
Xoay ngang | 328.5 độ |
Tốc độ bắn | 15 phát mỗi phút (thiết kế) |
Sơ tốc đầu nòng | 2.600 ft/s (790 m/s) ban đầu |
Ngắm bắn | Quang học, phóng đại |
Pháo được đặt trên các bệ đơn dụng[1] và lưỡng dụng chủ yếu được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng. Trên các tháp pháo 5-inch đơn dụng (SP: single purpose) bệ pháo có góc nâng bị giới hạn đến 35° và không trang bị bộ cài đặt kíp nổ phòng không,[2] và chỉ được thiết kế để đối phó mục tiêu tàu nổi. Tháp pháo lưỡng dụng (DP: Dual purpose) được thiết kế để có hiệu quả với cả mục tiêu tàu nổi và máy bay, vì chúng có góc nâng lên đến 85° và trang bị bộ cài đặt kíp nổ phòng không. Cỡ chiều dài nòng 38-caliber[Note 1] là kích thước trung bình, một sự thỏa hiệp giữa các kiểu pháo pháo 5-inch/51-caliber góc thấp và pháo 5-inch/25-caliber phòng không tiêu chuẩn của Hoa Kỳ trước đây.
Việc mở rộng chiều dài nòng pháo cải thiện tính năng trong cả hai vai trò phòng không và chống hạm tàu nổi so với pháo 5-inch/25.Tuy nhiên, ngoại trừ chiều dài nòng pháo và sử dụng vỏ đạn pháo bán cố định, pháo 5-inch/38 được phát triển dựa trên kiểu 5-inch/25. Cả hai đều có nạp đạn trợ lực điện, giúp tăng tốc độ bắn ở góc cao đối phó máy bay. Pháo 5 inch/38 caliber được đưa vào sử dụng trên chiếc USS Farragut, nhập biên chế năm 1934. Kiểu bệ pháo xoay vòng, vốn giúp cải thiện tốc độ bắn hiệu quả, được đưa vào sử dụng trên chiếc USS Gridley, nhập biên chế năm 1937.[3]
Theo quan điểm của đa số các sử gia hải quân, 5-inch/38 là kiểu pháo cỡ nòng trung bình[Note 2] lưỡng dụng tốt nhất trong Thế Chiến II,[4] đặc biệt là khi chúng đặt dưới sự điều khiển của Hệ thống kiểm soát hỏa lực pháo Mark 37 tiên tiến, cho phép bắn chính xác và kịp thời vào cả các mục tiêu tàu nổi và máy bay. Ngay cả với hệ thống tiên tiến như vậy, cũng phải mất đến gần 1.000 quả đạn mới tiêu diệt được một mục tiêu máy bay.[5] Tuy nhiên phần lớn máy bay bị bắn hạ bởi mảnh đạn nổ hơn là bắn trúng trực tiếp; vì vậy màn hỏa lực được áp dụng, khi nhiều khẩu pháo bắn lên không trung cùng một lúc. Chúng tạo ra một màn chắn mảnh đạn lớn ngăn được một hay nhiều máy bay, hay ngăn ngừa một máy bay chưa được phát hiện; sự tiêu phí đạn như vậy là chấp nhận được, đặc biệt là khi đối phó với máy bay cảm tử kamikaze vốn có thể gây sát thương lớn.
Tốc độ bắn tương đối nhanh so với cỡ nòng đã tạo cho nó tiếng tăm và sự tin cậy, đặc biệt là như một vũ khí phòng không, một nhiệm vụ mà nhiều tàu chiến Hoa Kỳ phải đảm trách. Kiểu bệ pháo xoay vòng với dây chuyền nạp đạn tích hợp có tốc độ bắn danh định 15 phát mỗi phút cho mỗi nòng pháo; tuy nhiên một kíp pháo thủ được huấn luyện thành thạo có thể bắn được đến 22 phát mỗi phút trong một thời gian ngắn.[4] Trên các bệ không có dây chuyền nạp đạn, tốc độ bắn đạt được từ 12 đến 15 phát mỗi phút.[6] Tuổi thọ của nòng pháo được ước lượng khoảng 4.600 lượt bắn với liều thuốc phóng toàn phần.[7]
Pháo 5 inch/38 được lắp đặt cho một số lượng rất lớn tàu chiến của Hoa Kỳ trong thời kỳ Thế Chiến II. Chúng cũng được tái trang bị cho nhiều thiết giáp hạm thời Thế Chiến I khi được nâng cấp, thường là thay thế kiểu 5-inch/25-caliber được trang bị vào thập niên 1930. Hiện tại nó không còn được sử dụng trong hải quân hiện dịch, nhưng vẫn hiện diện trên các tàu bị bỏ không thuộc các hạm đội dự bị, cũng như hoạt động cùng một số quốc gia đang sở hữu những tàu chiến cũ của Hoa Kỳ. Hàng triệu quả đạn đã được sản xuất, với hơn 720.000 vẫn còn trong các kho đạn của Hải quân Mỹ vào giữa thập niên 1980 vì một số lượng lớn tàu của hạm đội dự bị có kiểu pháo 5-inch/38-caliber.
Mỗi bệ pháo bao gồm một hoặc hai bệ pháo 5-inch/38-caliber Mark 12, trọng lượng 3.990 lb (1.810 kg).[3] Bệ Mark 12 được giới thiệu vào năm 1934, trước tiên được đặt trên bệ pháo nòng đơn trên lớp tàu khu trục Farragut,[8] và cho đến Thế Chiến II đã được trang bị trên bệ nòng đơn hay nòng đôi của hầu hết các lớp tàu chiến và tàu phụ trợ của Hải quân Hoa Kỳ.[3]
Các đặc tính chính của bệ Mark 12[9][3]:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.