From Wikipedia, the free encyclopedia
Gintama (
Gintama | |
銀魂 (Gintama) | |
---|---|
Thể loại | Hài kịch, Parody, Khoa học viễn tưởng |
Manga | |
Tác giả | Sorachi Hideaki |
Nhà xuất bản | Shueisha |
Nhà xuất bản tiếng Việt | Nhà xuất bản Kim Đồng |
Đối tượng | Shōnen |
Tạp chí | Weekly Shōnen Jump |
Đăng tải | 8 tháng 12 năm 2003 – 20 tháng 6 năm 2019 |
Số tập | 77 |
OVA | |
Gintama | |
Hãng phim | Sunrise |
Phát hành | Tháng 12 2005 |
Thời lượng / tập | 33 phút |
Anime truyền hình | |
Gintama | |
Đạo diễn | Takamatsu Shinji (tập 1-105) Fujita Yoichi (tập 100-201) |
Kịch bản | Yamatoya Akatsuki |
Âm nhạc | Audio Highs |
Hãng phim | Sunrise |
Cấp phép | Sentai Filmworks |
Kênh gốc | TV Tokyo |
Phát sóng | 4 tháng 4 năm 2006 – 25 tháng 3 năm 2010 |
Số tập | 201 |
Light novel | |
3-Nen Z-Gumi Ginpachi-sensei | |
Tác giả | Ōsaki Tomohito |
Minh họa | Sorachi Hideaki |
Nhà xuất bản | Shueisha |
Đăng tải | 3 tháng 2 năm 2006 – nay |
Số tập | 5 |
OVA | |
Shiroyasha Koutan | |
Hãng phim | Sunrise |
Phát hành | Tháng 12 năm 2008 |
Thời lượng / tập | 10 phút |
Anime | |
Gintama: A New Retelling Benizakura Arc | |
Đạo diễn | Takamatsu Shinji |
Âm nhạc | Audio Highs |
Hãng phim | Sunrise |
Cấp phép | Sentai Filmworks |
Phát sóng | 24 tháng 4 năm 2010 |
Thời lượng / tập | 95 phút |
Anime truyền hình | |
| |
Đạo diễn | Fujita Yoichi |
Kịch bản | Yamatoya Akatsuki |
Âm nhạc | Audio Highs |
Hãng phim | Sunrise |
Kênh gốc | TV Tokyo |
Phát sóng | 4 tháng 4 năm 2011 – 28 tháng 4 năm 2013 |
Số tập | 64 |
Anime truyền hình | |
Gintama° | |
Đạo diễn | Miyawaki Chizuru |
Kịch bản |
|
Âm nhạc | Audio Highs |
Hãng phim | Bandai Namco Pictures |
Cấp phép | |
Kênh gốc | TXN (TV Tokyo) |
Phát sóng | 8 tháng 4, 2015 – 30 tháng 3, 2016 |
Số tập | 51 |
OVA | |
Gintama°: Aizome Kaori-hen | |
Đạo diễn | Miyawaki Chizuru |
Âm nhạc | Audio Highs |
Hãng phim | Bandai Namco Pictures |
Phát hành | 8 tháng 4, 2015 – 30 tháng 3, 2016 |
Số tập | 2 |
Anime truyền hình | |
| |
Đạo diễn | Miyawaki Chizuru |
Kịch bản |
|
Âm nhạc | Audio Highs |
Hãng phim | Bandai Namco Pictures |
Cấp phép | |
Kênh gốc | TXN (TV Tokyo) |
Phát sóng | 8 tháng 1, 2017 – 7 tháng 10, 2018 |
Số tập | 51 |
Phim điện ảnh | |
|
Bộ manga đã được Sunrise chuyển thể thành video hoạt hình gốc (OVA) và được giới thiệu tại Jump Festa 2006 Anime Tour vào năm 2005. Tiếp theo là loạt phim truyền hình anime dài 367 tập, ra mắt vào tháng 4 năm 2006 trên TV Tokyo, và hoàn thành vào tháng 10 năm 2018. Ba bộ anime điện ảnh đã được sản xuất. Bộ điện ảnh đầu tiên được công chiếu vào tháng 4 năm 2010. Bộ phim thứ hai được công chiếu vào tháng 7 năm 2013. Bộ phim thứ ba và cũng là phần cuối cùng được công chiếu vào tháng 1 năm 2021. Bên cạnh anime, còn có nhiều light novel và trò chơi điện tử dựa trên Gintama. Một bộ live-action chuyển thể cùng tên đã được chiếu vào tháng 7 năm 2017 tại Nhật Bản bởi Warner Bros. Pictures.
Tại Nhật Bản, manga Gintama đã rất nổi tiếng, với hơn 58 triệu bản được phát hành tính đến tháng 12 năm 2023, khiến nó trở thành một trong những bộ manga bán chạy nhất. Anime và DVD của nó đã được giới thiệu vào nhiều thời điểm trong bảng xếp hạng Top Ten của các phương tiện truyền thông tương ứng, trong khi TV Tokyo đã thông báo rằng anime Gintama đầu tiên mang lại doanh thu cao ở nước ngoài cùng với anime chuyển thể từ Naruto. Các ấn phẩm manga, anime và những ấn phẩm khác đã bình luận về manga Gintama. Những phản hồi tích cực đã tập trung vào sê-ri hài và các nhân vật trong bộ truyện, cũng như cốt truyện tổng thể và hành động.
Gintama là câu chuyện diễn ra ở Edo (được đổi tên thành Tokyo từ năm 1868), Nhật Bản, vào cuối thời Edo khi nơi này đang bị xâm lược bởi bọn người ngoài hành tinh được gọi chung là Amanto (
Mặc dù Gintama là một tập hợp những mẩu chuyện ngắn, nhưng vẫn có một vài câu chuyện được phát triển dần dần qua nhiều chương tiếp nối nhau.
Kabuki-chou (歌舞伎町 Thị trấn Kabuki) là nơi mà Vạn Sự Ốc Gin-chan và Snack Otose được thành lập. Mặc dù không chính thức, nơi này đang thuộc quyền quản lý của bốn người được gọi là Tứ Thiên Vương Kabuchi-chou (かぶき町四天王).
Shinsengumi (真選組) là lực lượng cảnh sát làm việc cho Mạc phủ, dựa trên một tổ chức có thật trong lịch sử Nhật Bản.
Một nhóm ninja nhỏ chuyên làm gián điệp, lừa dối và ám sát dưới thời Shogun.
Sarutobi Ayame (猿飛 あやめ)
Hattori Zenzō (服部 全蔵)
Một gia đình quý tộc phục vụ Tướng quân hiện tại.
Yagyū Kyūbei (柳生 九兵衛)
Tōjō Ayumu (東城 歩)
Phố đèn đỏ dưới lòng đất ở Edo.
Tsukuyo (月詠)
Quỷ Binh Đội (鬼兵隊 Kiheitai) là đội quân tình nguyện bí mật giữa phe Jōi do Takasugi Shinsuke lãnh đạo. Tồn tại kể từ sau cuộc chiến với Amanto, họ vẫn là bộ phận duy nhất còn cống hiến cho sứ mệnh ban đầu là giải phóng Nhật Bản khỏi sự kìm kẹp của quân xâm lược, cho dù đó là bằng cách tuyển dụng binh lính hay phát triển vũ khí có thể tiêu diệt những kẻ phải đối mặt họ. Hành động của Takasugi và Kiheitai làm cho Gintoki và Katsura, những đồng đội xưa phải cố gắng dừng anh lại.
Kawakami Bansai (河上 万斉)
Takechi Henpeita (武市 変平太)
Kijima Matako (来島 また子)
Okada Nizō (岡田 似蔵)
Kamui (神威)
Sakamoto Tatsuma (坂本 辰馬)
Terakado Tsū (寺門 通)
Okita Mitsuba (ミツバ)
Umibōzu (星海坊主)
Tokugawa Shigeshige (徳川 茂茂)
Mục tiêu chính của Sorachi Hideaki trong Gintama là tạo ra những tình huống khôi hài; trong suốt 2 năm sáng tác, Sorachi càng lúc càng đưa thêm nhiều yếu tố kịch tính vào các mẩu chuyện, nhưng yếu tố hài hước vẫn được giữ nguyên. Nhiều trò đùa từ truyện được lấy ý tưởng từ các manga khác. Ví dụ, ở chương đầu tiêu sau khi Gintoki chiến đấu với nhóm người ngoài hành tinh để bảo vệ Shinpachi và Tae, Shinpachi đã phàn nàn rằng cậu ta chỉ được đánh nhau trong "1 trang" và Gintoki đã trả lời: "Im đi! Một trang đã là quá lâu với một họa sĩ truyện tranh rồi!". Sự cường điệu của Gintoki khi thể hiện mong muốn được đọc Weekly Shounen Jump (anh ta sẵn sàng đánh nhau với những độc giả khác để giành được cuốn tạp chí cuối cùng) cũng khiến độc giả tức cười, vài bộ truyện khác của Shueisha sau này cũng được đưa vào các tình tiết truyện. Nhiều tình huống trong truyện buộc độc giả phải có kiến thức về văn hóa Nhật mới có thể hiểu được. Sự hài hước của Gintama được giới công chúng gọi là "kỳ dị" và "bất bình thường" – đây chính là điểm khiến Gintama được yêu thích khi nét vẽ của nó bị đánh giá là "không hấp dẫn" và đi cảnh đôi khi quá nhanh. Khó có thể phân định được Gintama nằm ở thể loại "sci-fi comedy" (vì sự xuất hiện của người ngoài hành tinh trong truyện) hay "samurai comedy". Nó cũng thâm nhập vào xã hội hiện đại với những ngày lễ hội và truyền thuyết nổi tiếng của Nhật mà nó đề cập tới. Thêm vào đó, Gintama cũng khai thác hình ảnh của một số nhân vật lịch sử có thật và những câu chuyện của họ. Bên cạnh yếu tố hài hước, cuộc xâm lược của Amanto vào Nhật Bản và mối quan hệ giữa họ với người Trái Đất cũng đưa ra nhiều vấn đề xã hội đáng suy nghĩ.
Năm 2003, Sorachi Hideaki đang là một mangaka có triển vọng đã xuất bản được 2 truyện ngắn trên tạp chí Weekly Shōnen Jump. Mặc dù đã sẵn sàng cho tác phẩm dài hơi đầu tiên của mình, biên tập đã khuyên ông nên tạo ra một bộ truyện dựa trên hình ảnh nhóm Shinsengumi, lúc đó đang là chủ để nổi bật nhờ bộ phim truyền hình nhiều tập Shinsengumi do các diễn viên nổi tiếng tham gia diễn xuất. Sorachi đã thử vì ông rất thích nhóm Shinsengumi, nhưng cuối cùng đã thất bại. Thay vì bỏ rơi những ý tưởng đã hoàn thành, Sorachi vẫn tập trung vào vấn đề lịch sử nhưng tạo ra một câu chuyện của riêng mình, xen lẫn những yếu tố viễn tưởng và tiểu thuyết hóa những nhân vật lịch sử của thời đại đó theo sở thích của ông. Tên ban đầu của truyện được đặt là "Yorozuya Gin-san" (万事屋銀さん, Vạn Sự Ốc Gin-san), nhưng nó chẳng gây ấn tượng gì với Sorachi. Sau một cuộc tranh luận, ông đã quyết định lựa chọn tên Gintama sau câu hỏi của người biên tập: "Cậu có nghĩ một samurai tóc bạc sẽ rất cool không?". Mặc dù không coi trọng truyện ngắn Samuraider, nhưng bằng việc thêm vào câu chuyện đó những nhân vật Amanto, Gintama cuối cùng đã thành hình. Sorachi không hy vọng manga này sẽ nổi tiếng, khi ông kể lại rằng mọi người từng nói với ông manga này sẽ không thể xuất bản quá 2 tập tankoubon.
Là một fan hâm mộ của Shinsengumi, nhân vật chính ban đầu của Sorachi là Hijikata Toshiro, được xây dựng từ nhân vật lịch sử Hijikata Toshizo, sau khi ông xem bộ phim Moyo Ken! (Cháy lên, kiếm ơi!). Khi Sorachi không thể thoát khỏi thiết kế nguyên bản của Hijikata, ông quyết định không sử dụng nhân vật này làm nhân vật chính, mà đặt anh ta vào nhóm Shinsengumi trong câu chuyện. Khi được hỏi, Sorachi đã nói rằng hầu hết các nhân vật trong truyện đều dựa trên một người Edo nào đó, như Gintoki được phóng tác từ người anh hùng dân tộc Sakata Kintoki.
Trong năm đầu tiên bộ truyện được phát hành cùng lúc với phim Shinsengumi được trình chiếu, hầu hết Sorachi chỉ viết những câu chuyện ngắn giới thiệu các nhân vật và thế giới của Gintama, ông cảm thấy hoàn toàn không thoải mái khi tạo ra những thứ có liên hệ với bộ phim. Tới năm thứ 2 và những năm tiếp theo, Sorachi càng lúc càng táo bạo trong những câu chuyện và ý tưởng của mình, tạo ra một câu chuyện dài hơi, kịch tính tăng dần trong khi vẫn giữ nguyên phong cách hài hước và châm biếm Nhật Bản hiện đại bằng xã hội giả tưởng của quá khứ.
Sorachi thường gặp vấn đề trong việc hoàn thành bản thảo và thường phó mặc cho trợ lý của mình, chỉ kiểm tra lại lần cuối cùng. Ông hình dung những gì sẽ viết khi nghỉ ngơi trong phòng hoặc đi dạo. Mặc dù thường tâm sự rằng những ý tưởng của mình thường là ngẫu nhiên, Sorachi vẫn phải thừa nhận rằng chúng nảy sinh khi đang suy nghĩ về manga. Tuy nhiên, khi gặp vấn đề trong việc thể hiện ý tưởng, Sorachi thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ người biên tập. Luôn cho rằng Gintama là một "manga không có ý nghĩa", trước khi viết một chương truyện, Sorachi thường suy tính xem mình nên viết một chương hài hước hay kịch tính. Khi vẽ, ông thường sử dụng một chiếc bút dạ thường, bút máy, bút lông và bút dạ lông. Những nét chính của nhân vật sẽ dùng bút dạ và bút máy, nét phác thảo thì dùng bút dạ lông cỡ 0,8 ly.
Về thiết kế nhân vật, Sorachi nói rằng tất cả các khuôn mặt đều dựa trên khuôn mặt của Shinpachi, chỉ cần thay đổi một vài chi tiết cũng như kiểu tóc rồi gỡ cặp kính của cậu ta đi, chúng ta sẽ có các nhân vật khác nhau. Sorachi cũng nói rằng ông thích tất cả các nhân vật mình thiết kế và bất cứ khi nào nhận thấy một nhân vật vắng mặt trong nhiều chương kế nhau, ông sẽ tìm mọi cách để đưa nhân vật đó trở lại. Mặt khác, khi một nhân vật xuất hiện quá thường xuyên, ông sẽ không để anh/cô ta trở thành tâm điểm của chương tiếp theo. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng quy luật đó không áp dụng với bộ ba Vạn Sự Ốc.
1. Manga
Các chương của Gintama được sáng tác bởi Sorachi Hideaki và được in thường kỳ trên tạp chí manga Weekly Shounen Jump của Nhà xuất bản Shueisha từ ngày 8/12/2003. Các chương truyện được gọi là các "bài học" và truyện có tổng cộng 704 bài học. Vào tháng 8 năm 2018 thì tạp chí Jump đưa ra thông báo là truyện sẽ kết thúc vào ngày 15 tháng 9, sau đó truyện được chuyển qua tạp chí Jump Giga và trên đấy ba số mùa đông từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019. Cũng giữa tháng 2 năm 2019 thì Jump tiếp tục thông báo là truyện sẽ ra tiếp trên ứng dụng Gintama. Ngày 13 tháng 5 là ra chương kế tiếp đó và tới 17 tháng 6 là chương cuối cùng. Tuy nhiên thì lại tiếp tục có trì hoãn và chap cuối cùng được ấn định chính thức là phát hành ngày 17 tháng 6 năm 2019. Shueisha cũng đã tập hợp các chương truyện để in thành tankoubon, tập đầu tiên ra đời ngày 2/4/2004. Ngày 2/8/2019 tới đây thì tập 77 tức tập cuối cùng của bộ truyện sẽ được phát hành tại Nhật. Shueisha cũng đã phát hành các chap đầu của Gintama trên trang chủ Weekly Shounen Jump của mình.
Nhà xuất bản Kim Đồng đã mua bản quyền và xuất bản Gintama tại Việt Nam từ năm 2011 và đã phát hành đầy đủ các tập truyện.
2. OVA
Hai tập OVA của Gintama do hãng Sunrise phát hành cho tới nay. Tập đầu tiên cùng tên với truyện ra mắt tại Jump Festa 2005 với nội dung giới thiệu các nhân vật trong truyện. OVA thứ 2 mang tên Shiroyasha Kotan ("Sự ra đời của Bạch Dạ Xoa"), được ra mắt tại Jump Festa 2009 nói về cuộc chiến giữa Amanto và các samurai. Ngày 30/9/2009, đĩa DVD tên Gintama Jump Anime Tour 2008 & 2005 đã được phát hành bởi hãng Aniplex.
3. TV anime
Phiên bản phim truyền hình cũng được sản xuất bởi Sunrise đã ra mắt trên kênh TV Tokyo ngày 4/4/2006. 99 eps đầu do Takamatsu Shinji làm đạo diễn. Từ eps 100 tới 105 do Takamatsu và Fujita Yoichi cùng đạo diễn, và những eps sau đó do Fujita làm đạo diễn. Tiêu đề phụ của Gintama anime có thể dịch nôm na là "Điểm bắt đầu là điều vô cùng quan trọng với bất cứ việc gì, vì thế cố gắng vượt qua chính mình là điều luôn luôn đúng". Suốt tháng 1/2009, Fujita đã ngụ ý rằng ông sẽ không làm tiếp phần 4 của phim sẽ bắt đầu vào năm đó. Tuy nhiên, tháng 2/2009, tin chính thức cho biết anime sẽ tiếp tục phát hành năm thứ 4, một lần nữa lại do Fujita làm đạo diễn. Mặc dù phim đã kết thúc vào ngày 25/3/2010 với 201 tập, Fujita đã hé mở rằng anime sẽ tiếp tục phát hành khi có đủ tư liệu để dựng nội dung. Takamatsu khẳng định TV Series "hoàn toàn chưa kết thúc. Nó thậm chí còn chưa bắt đầu! Nhất định nó sẽ trở lại".
Ngày 5/4/2010, đài truyền hình TV Tokyo bắt đầu phát hành lại những tập Gintama cũ dưới tên gọi Yorinuki Gintama-san (nghĩa là "Những tập đặc sắc nhất của Gintama"). Cùng với việc được phát sóng lại, bản opening, ending và nhạc chủ đề cũng được làm lại. Opening và ending tập 1 – 9 là Bakuchi Dancer của Does và "Bokutachi no Kisetsu". Bắt đầu từ tập 10, opening được đổi thành bài Kaze no Gotoku của Joe Inoue và ending đổi thành WAVE của Vijandeux.
Ở Nhật Bản, hãng Aniplex đã phát hành đĩa DVD của series với 13 vol đã ra đời tới nay cho season đầu tiên, từ ngày 26/7/2006 đến 26/6/2007. Season 2 cũng được phát hành với 13 đĩa DVD từ ngày 25/7/2002 đến ngày 23/7/2008. Season 3 tương tự với 13 DVD phát hành từ ngày 25/7/2008 đến 26/8/2009. Đĩa DVD đầu tiên của season 4 đã phát hành ngày 28/10/2009.
Vào tháng 11/2008, một cuộc đàm phán đã diễn ra giữa đài TV Tokyo và trang web video online Crunchyroll. Crunchyroll sẽ được phát sóng các tập có phụ đề tiếng Anh 3 tuần sau khi phim được phát trên TV Tokyo. Ngày 8/1/2009, Crunchyoll đã upload tập đầu tiên (tập 129) lên website của mình. Cùng với những eps mới được up lên hàng tuần, Crunchyoll cũng lần lượt up những tập phim trước.
4. Điện ảnh
Đã có hai bộ phim điện ảnh của Gintama được công chiếu vào năm 2010 và 2013.
Tháng 10/2009, hãng WarnerBros đã đăng ký tên miền internet "Gintama-movie.com" cho dù họ chưa công bố dự án phim này. Trên tạp chí Weekly Shounen Jump số 58 năm 2009, phát hành 1 tháng sau đó, dự án phát triển phim với chủ đề "Gintama Wasshoi Matsuri" đã được công bố (Wasshoi là tiếng hô phổ biến trong các lễ hội ở Nhật). Với tựa đề Gintama: Shinyaku Benizakura-Hen, bộ phim kể lại phần truyện khi Katsura Kotaro bị tấn công bởi một thành viên của đội Kiheitai, và nhóm của Gintoki bắt đầu tìm kiếm anh ta. Does sẽ biểu diễn ca khúc của phim tên gọi Bakuchi Dancer. Phim được phát sóng ngày 24/4/2010, đã đạt doanh thu 2.118.342$ cho 90 buổi chiếu trong ngày đầu tiên.
Bộ phim thứ hai được công bố vào tháng 8 năm 2012 trên tạp chí Weekly Shonen Jump, với tên gọi Gintama: The Movie: The Final Chapter: Be Forever Yorozuya. Kịch bản viết bởi tác giả Sorachi Hideaki, nội dung nói về nhân vật chính Sakata Gintoki du hành thời gian đến Edo tương lai 5 năm sau. Bộ phim bắt đầu được công chiếu tại Nhật vào ngày 6/7/2013, bản DVD và Blu-ray của bộ phim sẽ được phát hành ngày 18/12/2013.
5. Đĩa nhạc
Âm nhạc trong anime Gintama được sáng tác bởi Kamagata Eiichi. Ngày 27/9/2006, hãng Audio Highs đã phát hành đĩa CD soundtrack đầu tiên với tên gọi Gintama Original Soundtrack. Đĩa CD này bao gồm 36 bản nhạc từ TV series bao gồm bản opening đầu tiên và hai bản ending đầu tiên. Đĩa CD soundtrack thứ 2, Gintama Original Soundtrack 2, được phát hành ngày 11/11/2007. CD bao gồm 40 bản nhạc trong TV series nhưng không có các bản opening và ending. Đĩa CD Gintama Original Soundtrack 3 phát hành ngày 24/6/2009 bao gồm 28 bản nhạc. Một phần các bản nhạc từ TV series đã được phát hành trong đĩa CD và cả DVD tên gọi Gintama The Best ngày 25/3/2009, bao gồm bản đầy đủ của 5 bài opening và chín bản ending đầu tiên của phim.
6. Light novels
Một series light novel dựa trên manga Gintama đã được Osaki Tomohito sáng tác, minh họa bởi Sorachi Hideaki và do Nhà xuất bản Shueisha phát hành, dựng bối cảnh trong một trường học nơi Gintoki đóng vai trò giáo viên. Truyện được phát thành trên Jump Square với tên gọi 3-Nen Z-Gumi Ginpachi-sensei. Cuốn đầu tiên được xuất bản ngày 3/2/2006, tới ngày 4/4/2009, cuốn thứ 4 đã được Shueisha phát hành.
7. Video games
Ở Nhật Bản, trò chơi trên hệ máy PS2 tên gọi Gintama: Together with Gin! My Kabuki District Journal đã ra mắt ngày 30/8/2007. Một trò chơi khác trên hệ máy Wii tên gọi Gintama: General Store Tube: Tsukkomi-able Cartoon cũng đã ra mắt ngày 25/10 cùng năm. 2 tháng sau, ngày 6/12/2007, game Gintama: Silver Ball Quest: Gin's Job-Change to Save the World trên hệ máy Nitendo DS cũng được phát hành. 2 trò chơi khác trên hệ DS bao gồm Gintama Dee-Ess: Odd Jobs Grand Riot! và Gintama: Gintoki vs. Hijikata!? The Huge Fight Over Silver Souls in the Kabuki District!! cũng đã ra đời tiếp sau đó.
8. Guiderbooks
Đã có 3 cuốn guidebook cho Gintama ra đời cho tới nay: 2 cho manga và 1 cho anime. Cuốn guidebook đầu tiên tên gọi Gintama Official Character Book - Gin Channel! Phát hành ngày 4/4/2006 có hồ sơ các nhân vật, bài phỏng vấn với Sorachi Hideaki và sticker của các nhân vật. Cuốn thứ hai là Gintama Official Character Book 2 - Fifth Grade xyất bản ngày 5/5/2009. Cũng như cuốn trước, cuốn này có một bài phỏng vấn Sorachi và hồ sơ các nhân vật mới xuất hiện sau khi cuốn guidebook đầu tiên được phát hành. Cuốn Guidebook dành cho anime tên gọi Gintama Official Animation Guide "Gayagaya Box" xuất bản ngày 4/4/2008 để chào mừng tập anime thứ 100 được phát sóng. Cuốn guidebook này giới thiệu về các diễn viên tham gia lồng tiếng và thực hiện phim.
Với 31 tập truyện đã được phát hành tới tháng 12/2009, manga Gintama đã bán được 29 triệu bản ở Nhật. Tháng 3/2007, Shueisha tuyên bố doanh số tập đầu đã vượt quá 1 triệu bản. Những tập tiếp theo cũng có doanh số rất cao, từng xuất hiện nhiều lần trên bảng xếp hạng manga bán chạy ở Nhật. Tập 17 bán chạy thứ 10 ở Nhật suốt năm 2007. Năm 2008, Gintama là truyện bán chạy thứ 10 ở Nhật với 2,3 triệu bản được tiêu thụ. Tới nửa đầu năm 2009, vị trí của Gintama đã là thứ 5 với 2,7 triệu bản được tiêu thụ từ ngày 17/11/2008 tới 17/5/2009. Năm 2008, theo thăm dò, Gintama xếp hạng đầu trong những "manga hài hước nhất" và hạng 5 "manga thú vị nhất". Một cuộc thăm dò khác vào năm 2009, Gintama là manga xếp thứ 6 được mong đợi dựng thành live-action. Theo bình chọn của tạp chí Puff của Zassosha tiếng Nhật, Gintama xếp thứ 2 trong thể loại "manga dài hơi hay nhất". Kênh Fuji News Network đã khen ngợi Gintama là một trong những nguyên nhân khiến lượng kiếm gỗ bán được cho người nước ngoài ở Hokkaido tăng một cách chóng mặt năm 2008. Ở Bắc Mỹ, Gintama là shounen manga xuất sắc nhất năm 2007 trong bảng bình chọn của độc giả trang About.com cho Shounen manga mới xuất sắc nhất. Trong lễ trao giải thưởng của tổ chức Society for the Promotion of Japanese Animation năm 2008, Gintama được đề cử hạng mục "Best Manga - Comedy", nhưng đã thất bại trước Negima! Magister Negi Magi.
Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Gintama đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Nhật Bản năm 2006. Cuốn thứ 3 cũng đạt thành tích này năm 2008. Phiên bản anime cũng nhiều lần lọt vào các bảng xếp hạng của truyền hình, với 2 tập đầu tiên khi phát song đã đạt tỉ lệ theo dõi 5,6. Lượng tiêu thụ đĩa DVD cũng đạt được nhiều thành tích, khi đĩa 3 của season 3 xếp thứ 9 trên topten bán chạy tại trang amazon.com ở Nhật trong năm 2008. Tháng 8 năm 2008, kênh TV Tokyo công bố Gintama và Naruto "có đóng góp doanh thu bán quyền phát sóng ngoài nước lớn nhất trong năm". Trong một bình chọn của Puff, Gintama đã giành được giải "Anime xuất sắc nhất". Tháng 4/2010, Animage chọn Gintama là bộ anime xuất sắc thứ 13 trong khoảng thời gian từ tháng 4/2009 đến tháng 3/2010. Đĩa DVD Gintama OVAs lọt vào top-selling OVA ở Nhật Bản năm 2009 với 61,226 bản tiêu thụ chỉ sau 2 tuần phát hành. Trong thăm dò của Oricon về "2009's Top-Selling DVDs ở Nhật Bản năm 2009", Gintama được xếp đầu trong danh mục "Animation/Special Effects DVDs" với 76.000 bản tiêu thụ. Đĩa CD nhạc phim Gintama The Best nhận được giải thưởng "Album anime của năm" từ tạp chí tiếng Nhật DVD Navigator của Kinema Junpo
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.