Remove ads
sự kiện quốc tế hằng năm From Wikipedia, the free encyclopedia
Giờ Trái Đất (tiếng Anh: Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút (từ 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm). Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người, hơn 4000 thành phố. Năm 2010 có 126 quốc gia tham gia.
Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái Đất được thêm dấu "+" sau số 60 (60+) với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.
Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải carbon dioxide, một loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính và nhằm đánh động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo vệ môi trường. Việc này cũng giúp làm giảm ô nhiễm ánh sáng, và trong năm 2008, sự kiện này cũng trùng khớp với thời gian bắt đầu của Tuần lễ Quốc gia về Bầu trời tối (National Dark Sky Week) ở Hoa Kỳ.
Giờ Trái Đất 2007 được tổ chức tại thành phố Sydney của Úc, lúc 7:30 chiều theo giờ địa phương. Chiến dịch này đã làm giảm 10,2% sản lượng điện bằng 48.613 chiếc xe ôtô trên đường, giảm 24,86 tấn khí CO2.
Trang web chính thức cho các sự kiện này, , đã nhận được trên 6,7 triệu lượt truy cập chỉ trong đầu tuần hướng tới Giờ Trái Đất. Một số trang web khác cũng tham gia sự kiện này, đơn cử, trang chủ của Google khi ấy dùng nền trang màu đen với khẩu hiệu "Chúng tôi đã tắt đèn. Bây giờ đến lượt bạn. Giờ Trái Đất".
Với 35 quốc gia trên khắp thế giới tham gia như gần cách chính thức và trên 400 thành phố cùng hỗ trợ, Giờ Trái Đất 2008 đã là một sự thành công lớn, tổ chức trên tất cả các lục địa. Các toà nhà, điểm đến của nhiều thành phố trên thế giới đã tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết của họ để hưởng ứng, trong đó bao gồm: Empire State Building (Thành phố New York), Sears Tower (Chicago), Cầu Cổng Vàng (San Francisco), Bank of America Plaza (Atlanta), Nhà hát Opera Sydney (Sydney, Australia), Wat Arun Buddhist Temple (Bangkok, Thailand), Đấu trường La Mã (Rome, Ý), Royal Castle (Stockholm, Sweden), Tòa thị chính Luân Đôn (Anh), Space Needle (Seattle), Tháp CN (Toronto, Canada)
Lượng điện và khí CO2 giảm
Năm 2009, đã có 82 quốc gia và hơn 2100 thành phố cam kết tham gia Giờ Trái Đất 2009, tăng lên rất nhiều so với 35 quốc gia năm 2008[7]. 1 tỷ phiếu bình chọn cho Giờ Trái Đất 2009 trong cuộc họp 2009 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu. Tuy nhiên cũng có tính hợp lệ về số phiếu không bình chọn là dùng điện rất cần thiết cho cuộc sống công việc.
Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất lần đầu tiên vào năm 2009, với các thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang. Thành phố Hồ Chí Minh cho tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố: Hồ Con Rùa, Dinh Độc Lập, Nhà hát lớn... trong khoảng thời gian đã định. Khu phố cổ Hội An thắp đèn lồng thay vì mở đèn điện. Lượng điện giảm được 140 kWh, tiết kiệm 129 triệu đồng.[8]
Giờ Trái Đất 2010 dự kiến diễn ra lần lượt ở các quốc gia trên khắp thế giới vào ngày 27 tháng 03, 2010 theo giờ địa phương. Cho đến thời điểm hiện tại 92 quốc gia đã chính thức đăng ký tham gia, nhiều hơn năm trước 4 quốc gia. Các quốc gia lần đầu tiên tham gia: Ả Rập Xê Út, Brunei, Campuchia, Ecuador, Kosovo, Madagascar, Mauritius, Mông Cổ, Mozambique, Nepal, Oman, Panama, Paraguay, Qatar, Quần đảo Bắc Mariana, Quần đảo Faroe, Cộng hòa Séc, Tanzania. Đáng chú ý nhất là tất cả thành viên G20 đều tham gia; Áo tham gia với sự kiện tắt điện trên toàn lãnh thổ. Dân số ước tính gần 1 tỷ.[9][10][11]
Với khẩu hiệu: Hành động nhỏ cho thay đổi lớn, giờ Trái Đất tại Việt Nam sẽ bắt đầu từ 20:30 đến 21:30 ngày 27 tháng 03, với sự tham gia của nhiều tỉnh thành trên cả nước, có thể kể đến như: Tp.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Thừa Thiên-Huế.[12]
Ngày 17 tháng 03, Hà Nội gửi đơn xin chính thức tham gia, trở thành tỉnh thành thứ 19 của chương trình.[13] Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đi tiên phong trong giờ Trái Đất với cam kết tắt hết các thiết bị chiếu sáng, trang trí và các thiết bị điện khác vào giờ Trái Đất. Cũng trong khoảng thời gian này, một loạt chương trình nghệ thuật được tổ chức trước quảng trường Nhà hát lớn Thành phố. Trước đó, từ ngày 20 đến 27, nhiều sự kiện được tổ chức ở trung tâm để nâng tầm hiểu biết của người dân về Giờ Trái Đất như: giao lưu với đại sứ, chiếu phim và đạp xe tuyên truyền[14]. Đã có một cuộc thi thiết kế áo phông về sự kiện Giờ Trái Đất 2010, và đã tổ chức trao giải thưởng cho các tác giả, giải nhất là Nguyễn Trung Kiên đến từ Hà Nội[15].
Ước tính năm 2010, Việt Nam đã tiết kiệm được 500,000 kWh, tương đương 19.204 USD.[8]
Giờ Trái Đất 2011 đã diễn ra vào ngày 26 tháng 3 năm 2011. Tại Việt Nam, với khẩu hiệu "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu" nhằm mục đích kêu gọi tiết kiệm điện quanh năm, 30 tỉnh thành thực hiện giờ Trái Đất vào hồi 20h30-21h30 UTC+7 đã tiết kiệm được 400.000 kWh tương đương 500 triệu đồng hay 21,338 USD.[8]
Giờ Trái Đất năm 2012 diễn ra vào thứ bảy, ngày 31 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương.
Giờ Trái Đất năm 2013 diễn ra vào thứ Bảy, ngày 23 tháng 3, trong khoảng thời gian từ 20h30' cho đến 21h30' theo múi giờ địa phương. Nguyên nhân của sự thay đổi này là thứ 7 cuối cùng của tháng Ba là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại châu Âu và trùng với một số ngày lễ tôn giáo ở nhiều nước.
Giờ Trái Đất 2014 là từ 20:30-21:30 ngày 29 tháng 3 năm 2014 (giờ địa phương).
Giờ Trái Đất năm 2015 được tổ chức vào ngày thứ Bảy, 28 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương.
Giờ Trái Đất 2016 diễn ra vào ngày thứ bảy, 19 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương tham gia. Đây sẽ là năm kỷ niệm 10 năm khởi đầu của chiến dịch tại Sydney, Úc. Nhiều hoạt động tại Việt Nam đã được tổ chức để hưởng ứng chiến dịch này.[16][17]
Giờ Trái Đất diễn ra vào thứ bảy, ngày 25 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương.
Giờ Trái đất năm 2018 diễn ra vào ngày 24 tháng 3, từ 8 giờ 30 tối đến 9 giờ 30 tối theo giờ của các nước tham gia,[18] để tránh trùng với Thứ bảy Tuần Thánh của Thiên Chúa giáo rơi vào ngày 31 tháng 3.[19]
Giờ Trái Đất 2019 được tổ chức vào ngày 30 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30. Tổng cộng có 188 quốc gia tham gia Giờ Trái Đất 2019.[20][21] Hoa hậu Trái Đất 2018 Nguyễn Phương Khánh đến từ Việt Nam được chỉ định là Đại sứ Giờ Trái Đất để thực hiện một số hoạt động bảo vệ môi trường.[22] Với tư cách là đại sứ, Phương Khánh đã kêu gọi mọi người tự nguyện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết trong một giờ, góp phần lan tỏa thông điệp "Save Energy, Save Earth – Energy saving, Earth protection" (Tiết kiệm năng lượng, Bảo vệ Trái Đất).[23]
Giờ Trái đất 2020 diễn ra vào Thứ bảy, ngày 28 tháng 3 từ 20:30 đến 21:30 giờ địa phương và được chuyển sang kỹ thuật số do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cùng nhau ủng hộ phong trào này và một số ít trong số nhiều nhân vật công chúng như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, Giáo hoàng Phanxicô, nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, ngôi sao điện ảnh Ấn Độ Amitabh Bachchan, Đại sứ thiện chí về Môi trường của Liên Hợp Quốc Dia Mirza, ca sĩ Kenya Nikita Kering, người mẫu Colombia Claudia Bahamon và ca sĩ kiêm nhạc sĩ Anh Cat Stevens cũng tham gia Giờ Trái Đất 2020.[24]
Giờ Trái Đất 2021 diễn ra vào Thứ bảy, ngày 27 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30 giờ địa phương.
Giờ Trái Đất 2022 diễn ra vào Thứ bảy, ngày 26 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30 giờ địa phương.
Giờ Trái Đất 2023 diễn ra vào Thứ bảy, ngày 25 tháng 3 lúc 20:30 đến 21:30 giờ địa phương.[25] Trước sự kiện, Giờ Trái Đất đã được đổi tên thành "Giờ lớn nhất cho Trái Đất" (Biggest Hour for Earth),[26] bao gồm tập trung nhiều hơn vào hành động của cộng đồng và ít phụ thuộc hơn vào 'tắt máy'. Trong suốt sự kiện, Giờ Trái Đất đã đo được hơn 410.000 giờ hoạt động tích cực cho hành tinh được cam kết[27] như một phần của 'Ngân hàng giờ', nơi tập hợp các hành động đã cam kết của công chúng.[28]
Giờ Trái đất năm 2024 diễn ra vào thứ Bảy, ngày 23 tháng 3 từ 20:30 đến 21:30 giờ địa phương để tránh trùng với Thứ bảy Tuần Thánh của Kitô giáo Tây phương rơi vào ngày 30 tháng 3.[29]
Nhân kỷ niệm 16 năm sự kiện Giờ Trái Đất Philippines, người Philippines, do đại sứ John Paulo Bagnas Nase và Toni Yulo-Loyzaga của nhóm nhạc SB19 dẫn đầu, đã tắt đèn trong 60 phút vào tối thứ Bảy, từ 20:30 đến 21:30 theo Giờ chuẩn Philippines (PTS), ngày 23 tháng 3 năm 2024. Sự kiện tắt đèn thường niên này được tổ chức tại Kartilya ng Katipunan ở Đền Bonifacio Manila, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Philippines tổ chức. Giám đốc WWF-Philippines, Katherine Custodio cho biết: "Năm nay, trọng tâm của Giờ Trái Đất Philippines là giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa".[30] Marcos Jr. đã nhấn mạnh vai trò của "hiệu quả năng lượng trong việc giải quyết biến đổi khí hậu hướng tới tương lai xanh hơn theo chiến dịch 'You Have The Power' (Bạn có sức mạnh)." Khu phức hợp nghỉ dưỡng sòng bạc và khách sạn Okada Manila đã tắt đèn chiếu sáng bên ngoài và "The Fountain" trị giá 30 triệu đô la Mỹ, đài phun nước âm nhạc lớn nhất Philippines và làm mờ đèn ở sảnh Coral and Pearl, trung tâm chăm sóc sức khỏe và các khu vực khác trong khu nghỉ dưỡng tích hợp. Chủ tịch Byron Yip cho biết: "Mỗi chúng ta đều có vai trò trong việc thúc đẩy sự thay đổi và phải hành động cùng nhau".[31][32] Các chuỗi cửa hàng Jollibee Foods Corporation từ Philippines, Trung Quốc, Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Á cũng dành một giờ cho chiến dịch, để đoàn kết với hơn 190 quốc gia.[33]
Giờ Trái Đất được ủng hộ khắp thế giới qua UNESCO,[34] Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Trái Đất, Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế,[35] HSBC,[36] Woodland,[37] CBRE Group,[38] National Hockey League,[39] FIFA,[40] UEFA,[41] Hilton Worldwide,[42] Hội Nữ Hướng đạo Mỹ,[39] Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới,[43] Hội Nữ Hướng đạo Thế giới,[43] Philips,[44] IKEA,[45] The Body Shop,[46] ING Vysya Bank,[47] và nhiều nhiều nữa.
Trang Câu hỏi thường gặp của Giờ Trái Đất toàn cầu nêu rõ:
Giờ Trái Đất không có mục đích là một hoạt động giảm năng lượng/carbon, mà là một hành động mang tính biểu tượng. Do đó, chúng tôi không tham gia vào việc đo lường mức năng lượng/carbon giảm trong chính giờ đó. Giờ Trái Đất là một sáng kiến nhằm khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới chịu trách nhiệm về dấu chân sinh thái của họ và tham gia vào đối thoại và trao đổi tài nguyên, cung cấp các giải pháp thực sự cho các thách thức về môi trường của chúng ta. Việc tham gia Giờ Trái Đất tượng trưng cho cam kết thay đổi vượt ra ngoài giờ đó.[48]
Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Năng lượng và Khoa học Xã hội đã tổng hợp 274 phép đo về những thay đổi quan sát được trong nhu cầu điện do Giờ Trái Đất ở 10 quốc gia, kéo dài trong 6 năm và phát hiện ra rằng các sự kiện này đã giảm mức tiêu thụ điện trung bình 4%.[49] Nghiên cứu lưu ý đến thách thức về chính sách trong việc chuyển đổi hoạt động tiết kiệm năng lượng ngắn hạn của Giờ Trái Đất thành các hành động dài hạn, bao gồm những thay đổi bền vững về hành vi và đầu tư.
Một số người và tổ chức đã có các chỉ trích đối với giờ Trái Đất:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.