Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc 1990
From Wikipedia, the free encyclopedia
From Wikipedia, the free encyclopedia
Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc 1990 là mùa giải thứ 9 của giải đấu bóng đá hạng cao nhất Việt Nam và là mùa giải đầu tiên dưới tên gọi mới Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc. 18 đội bóng tham dự mùa giải này thi đấu qua ba giai đoạn, gồm hai vòng bảng và một vòng loại trực tiếp để chọn ra đội vô địch và ba đội bóng xuống hạng A1 mùa giải năm sau.[2]
Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc lần thứ I | |
Chi tiết giải đấu | |
---|---|
Quốc gia | Việt Nam |
Thời gian | Tháng 3 – 20 tháng 5 năm 1990 |
Số đội | 18 |
Vị trí chung cuộc | |
Vô địch | Câu lạc bộ Quân đội |
Á quân | Quảng Nam – Đà Nẵng |
Xuống hạng | Không có[1] |
Thống kê giải đấu | |
Số trận đấu | 94 |
Số bàn thắng | 165 (1,76 bàn mỗi trận) |
Vua phá lưới | Nguyễn Hồng Sơn (Câu lạc bộ Quân đội) (10 bàn) |
← 1989 1991 → |
Kết thúc giải đấu, Câu lạc bộ Quân đội giành được chức vô địch từ tay Đồng Tháp. Tiền vệ Nguyễn Hồng Sơn của đội đoạt danh hiệu vua phá lưới với 10 bàn thắng ghi được. Công nhân Xây dựng Hà Nội, Sông Lam Nghệ Tĩnh và Tiền Giang là ba đội phải xuống hạng cùng với Dệt Nam Định bị ban tổ chức loại trực tiếp do sự cố hành hung trọng tài ở vòng 1. Nhưng sau đó, cả bốn đội được giữ lại ở giải các đội mạnh và tiếp tục thi đấu ở mùa giải 1991, trừ Dệt Nam Định chỉ có thể trở lại từ mùa giải 1992.[3]
Tham dự giải đấu là 18 đội bóng đã được sàng lọc từ giải phân hạng năm 1989 và đều được công nhận là các "đội mạnh".
Sau khi kết thúc mùa giải 1989, đội bóng đá Bình Định được thành lập dựa trên lực lượng nòng cốt của đội Công nhân Nghĩa Bình và kế thừa suất thi đấu của đội bóng này tại giải Các đội mạnh Toàn quốc. Cũng sau mùa giải 1989, đội Tổng cục Đường sắt đổi tên thành Đường sắt Việt Nam.
Cấu trúc giải đấu như sau:
VT | Bảng A | Bảng B | Bảng C | ||
1 | Câu lạc bộ Quân đội | Quảng Nam – Đà Nẵng | Hải Quan | ||
2 | An Giang | Cảng Sài Gòn | Đồng Tháp | ||
3 | Lâm Đồng | Long An | Đường sắt Việt Nam | ||
4 | Điện Hải Phòng | Công an Hà Nội | Công an Hải Phòng | ||
5 | Công an Thanh Hóa | Sông Lam Nghệ Tĩnh | Bình Định | ||
6 | Công nhân Xây dựng Hà Nội | Dệt Nam Định[4] | Tiền Giang |
VT | Nhóm 1 | Nhóm 2 | |
1 | Câu lạc bộ Quân đội | Hải Quan | |
2 | Quảng Nam – Đà Nẵng | An Giang | |
3 | Đồng Tháp | Cảng Sài Gòn | |
4 | Long An | Đường sắt Việt Nam |
Trận bán kết 2 giữa Quảng Nam – Đà Nẵng và Hải Quan trên sân Chi Lăng phải dừng lại ở phút 114, khi đội Quảng Nam – Đà Nẵng từ chối thi đấu tiếp sau khi trọng tài Phạm Minh không công nhận một bàn thắng được ghi cho Hải Quan. Ban tổ chức quyết định cho đá lại trận này, nhưng đội Hải Quan lại từ chối tham dự và Quảng Nam – Đà Nẵng nghiễm nhiên giành quyền vào trận chung kết. Đội An Giang, đối thủ của Hải Quan trong trận tranh hạng ba, được trao giải ba mà không cần phải thi đấu.
Không có trận tranh hạng ba, đội An Giang được ban tổ chức trao giải ba.
Vô địch Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc 1990 |
---|
Câu lạc bộ Quân đội Lần thứ tư |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.