Remove ads
huyện lỵ huyện Thống Nhất From Wikipedia, the free encyclopedia
Dầu Giây là thị trấn huyện lỵ của huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Dầu Giây
|
|||
---|---|---|---|
Thị trấn | |||
Thị trấn Dầu Giây | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Tỉnh | Đồng Nai | ||
Huyện | Thống Nhất | ||
Thành lập | 1/7/2019[1] | ||
Loại đô thị | Loại V | ||
Năm công nhận | 2008 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°56′29″B 107°08′23″Đ | |||
| |||
Diện tích | 14,14 km²[1] | ||
Dân số (2018) | |||
Tổng cộng | 23.309 người | ||
Mật độ | 1.648 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 26326[2] | ||
Thị trấn Dầu Giây nằm ở trung tâm huyện Thống Nhất, có vị trí địa lý:
Thị trấn có diện tích 14,14 km², dân số năm 2018 là 23.309 người[1], mật độ dân số đạt 1.648 người/km².
Thị trấn cách thành phố Hồ Chí Minh 65km, cách thành phố Biên Hòa 35km, cách thành phố Long Khánh 12km và cách thành phố Phan Thiết 125km theo Quốc lộ 1A, cách thành phố Đà Lạt 233km theo Quốc lộ 20.
Trước đây Dầu Giây vốn là tên của một số địa danh thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Có 2 giả thuyết phổ biến về tên gọi Dầu Giây:[3]
Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập xã Dầu Giây thuộc quận Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. Chính quyền cách mạng cũng lập xã Bàu Hàm có địa giới tương ứng với xã Dầu Giây của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1976, xã Bàu Hàm được chia thành hai xã Bàu Hàm 1 và Bàu Hàm 2 thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Năm 2003, huyện Thống Nhất chia tách thành 2 huyện: Thống Nhất và Trảng Bom. Đồng thời, xã Xuân Thạnh thuộc huyện Long Khánh vừa giải thể được sáp nhập vào huyện Thống Nhất và là trung tâm huyện lỵ mới của huyện Thống Nhất.
Địa bàn thị trấn Dầu Giây trước đây là 2 ấp Lập Thành, Trần Hưng Đạo của Xuân Thạnh cũ và 2 ấp Phan Bội Châu, Trần Cao Vân của xã Bàu Hàm 2.
Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 694/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019)[1]. Theo đó:
Thị trấn Dầu Giây gồm có 4 khu phố: Lập Thành, Phan Bội Châu, Trần Cao Vân, Trần Hưng Đạo.[4]
Trên địa bàn thị trấn đang triển khai xây dựng nhiều công trình để phát triển kinh tế - xã hội như:
Các trường học trên địa bàn thị trấn:
Trên địa bàn thị trấn có Bệnh viện đa khoa Dầu Giây với quy mô lớn và những trung tâm y tế của xã, nhìn chung có thể đáp ứng được việc khám và chữa bệnh cho huyện.
Đình Dầu Giây tọa lạc tại khu phố Trần Cao Vân được UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định 3969/QĐ-UBND ngày 04/12/2013. Đình Dầu Giây không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của dân địa phương, đặc biệt là đội ngũ công nhân cao su, mà trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam còn là địa điểm tập kết lương thực, thuốc men, đạn dược, trao đổi thư từ phục vụ lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 19, 20/12 âm lịch, đình Dầu Giây tổ chức lễ Kỳ Yên, có đông đảo người đến tham dự.
Ngoài ra, thị trấn còn có nhiều địa điểm tín ngưỡng khác như: đền Mẫu Đông Cuông, đền Cờn, miếu Âm Hồn,...
Nhìn chung Dầu Giây có được thế mạnh về giao thông dễ tạo đà phát triển kinh tế. Thị trấn có 2 tuyến quốc lộ huyết mạch đi qua, đó là Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20. Quốc lộ 20 có điểm khởi đầu tại ngã tư Dầu Giây. Tỉnh lộ 769 cũng có điểm khởi đầu tại ngã tư Dầu Giây. Ngoài ra, thị trấn còn có có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua.
Hiện tại, có các dự án giao thông và cơ sở hạ tầng sau đây đã và đang được xây dựng:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.