Dây chuyền thập giá (Crucifix necklace) hay Giây chuyền Thánh giá (Cross necklace) là bất kỳ vòng cổ dạng dây (dây chuyền) nào có đính gắn hình ảnhThánh giáThiên chúa giáo hoặc cây khổ hình[1]. Thánh giá thường được đeo như một dấu hiệu của sự cam kết với đức tin Cơ đốc[2][3][4] và đôi khi được nhận làm quà tặng cho Nghi thức Cơ Đốc giáo chẳng hạn như rửa tội (báp-têm) và xác nhận[5][6]. Trong những thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Kitô giáo, cây thập giá là một biểu tượng bí mật được sử dụng bởi những tín đồ của hội kín tôn giáo mới bị đàn áp[7]. Một số Cơ đốc nhân tin rằng việc đeo thánh giá mang lại sự bảo vệ khỏi ác quỷ[8][9][10], trong khi những người khác, theo đạo Thiên chúa và không theo đạo Thiên chúa, đeo dây chuyền hình thánh giá như một phụ kiện thời trang[11]. Một số giáo phái Cơ Đốc giáo, chẵng hạn như Nhân Chứng Giê-hô-va tin rằng việc đeo thánh giá bị cấm theo lời huấn dụ các tín nhân trong các điều răn nhằm chống lại tục thờ ngẫu tượng[12].
Mặt dây chuyền thánh giá là một món quà tâm linh tượng trưng cho sự may mắn của những người theo đạo Thiên Chúa, mặt dây chuyền thánh giá được cộng đồng giáo hội sử dụng như bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu với Chúa. Nhiều người lựa chọn mặt dây chuyền thánh giá để nhắc nhở mình về sự hy sinh của Chúa Jesus. Trong nghi thức Cơ Đốc giáo, những người giao tế của Chính thống giáo Cổ Đông phương và Chính thống giáo Cổ Đông phương phải luôn đeo dây chuyền thánh giá rửa tội của họ[8][13], đây một nghi thức thực hành tôn giáo bắt nguồn từ Điều 73 và Điều 82 của Công đồng đại kết thứ sáu (Thượng hội đồng) của Constantinople (Công đồng Constantinopolis III)[14]. Nhiều giám mục thuộc nhiều giáo phái khác nhau, chẳng hạn như Giáo hội Chính thống Đông phương, đeo thánh giá như một dấu hiệu cho Thánh lệnh của họ. Hầu hết các tín đồ của Nhà thờ Tewahedo Chính thống Ethiopia sẽ đeo một cây thánh giá gắn vào dây chuyền hoặc matäb, một sợi dây lụa[15]. Matäb được buộc quanh cổ vào thời điểm rửa tội và người nhận phải luôn đeo matäb. Phụ nữ thường gắn một cây thánh giá hoặc mặt dây chuyền khác vào matäb, nhưng điều này không được coi là cần thiết[16].
Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Cộng hòa Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Albania, nhà nước vô thần, việc đeo dây chuyền hình thánh giá trong lịch sử đã bị cấm[17]. Năm 1967, Hoxha tự hào tuyên bố rằng Albania là quốc gia hoàn toàn vô thần đầu tiên. Đây từng là một quốc gia có người Hồi giáo chủ yếu với thiểu số tín hữu Công giáo và các nhóm nhỏ Chính Thống giáo Hy Lạp ở phía nam. Từ khi bắt đầu sự cai trị của thể chế cộng sản, tất cả các tôn giáo đều phải cắt đứt quan hệ với các trung tâm tôn giáo của họ ở nước ngoài và trên thực tế tất cả các linh mục trụ lại được sau cuộc đàn áp ban đầu đều bị giam trong nhà tù hoặc trại lao động. Các dòng tu bị xóa bỏ, và tất cả các nghi lễ tôn giáo, kể cả việc cử hành các bí tích, đều bị cấm tiệt và bị trừng phạt bằng mưqc án tử hình đối với những người lén lút thực hiện nghi lễ. Người dân thậm chí không được phép đeo những chiếc vòng cổ tôn giáo hoặc đeo những thứ như giây chuyền đính mặt thánh giá nhỏ[17]. Vào ngày 18 tháng 3 năm 2011, Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã ra phán quyết trong vụ Lautsi v. Italy, rằng yêu cầu trong luật pháp Ý rằng các cây thánh giá được trưng bày trong lớp học của các trường công lập không vi phạm Công ước Châu Âu về Nhân quyền[18][19][20].
Trong hai án lệ về những trường hợp diễn ra ở Anh được công bố rộng rãi gồm vụ nữ y táShirley Chaplin và tiếp viên hàng khôngBritish AirwaysNadia Eweida đã bị kỷ luật vì đeo dây chuyền hình chữ thập tại nơi làm việc, vi phạm điều khoản lao động của họ. Cả hai đều đưa vụ việc của mình lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu[21]. Vụ kiện của Chaplin đã bị bác bỏ, trong khi Eweida được bồi thường thiệt hại với lý do chính phủ Anh đã không cân nhắc đủ chặt chẽ quyền biểu đạt tôn giáo của cô[22]. Trước những trường hợp như vậy, vào năm 2012, cựu Tổng giám mục Canterbury của Cộng đồng Anh giáo, George Carey, và sau đó là người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã ở Scotland là Hồng y Keith O'Brien, đã kêu gọi tất cả những người theo đạo Cơ Đốc giáo thường xuyên phải đeo dây chuyền thánh giá[23]. Năm 2005, một người mẹ cáo buộc trường học của con gái mình ở Derby thuộc Anh đã phân biệt đối xử với những người theo đạo Cơ Đốc sau khi cậu thiếu niên bị đình chỉ học vì từ chối việc phải tháo bỏ cái vòng cổ thánh giá đang đeo[24].
Một người đeo 3 sợi giây chuyền thập giá
Ca sĩ Bianka đeo giây chuyền thập giá
Nữ tu với giây chuyền thập giá
Nữ tu với giây chuyền thập giá
Họa phẩm Hồng y mặc phẩm phục và đeo giây chuyền thập giá
Nữ minh tinh Amber Heard với trang phục và giây chuyền thập giá
John Renard (1 tháng 8 năm 2001). The Handy Religion Answer Book. Visible Ink Press. ISBN1578591252. Individuals wearing or displaying either a cross or the fish symbol might belong to any of a number of Christian denominations or communities.
Liz James (30 tháng 4 năm 2008). Supernaturalism in Christianity: Its Growth and Cure. Mercer University Press. ISBN9780881460940. Most Christians who have worn crosses have probably not trivialized a core teaching of Jesus about renouncing self-centeredness, figuratively described as carrying one's cross. For them the symbol is perceived not as powerful magic, or as a lovely decoration to impress others, but as a reminder primarily to themselves of their commitment to one who laid down His life in love for friends and enemies.
William E. Phipps (4 tháng 5 năm 2010). A Companion to Byzantium. John Wiley & Sons. ISBN9781405126540. In fact cross-wearers, and those depositing icons and other valuables in the graves of loved ones, probably considered themselves true to Christ and His Cross.
Mark U. Edwards (17 tháng 9 năm 2006). Religion on Our Campuses. Palgrave Macmillan. tr.22. ISBN1403972109. Consider, for example, dress and jewelry. An Orthodox Jewish male student may wear a yarmulke or a Moslem female student a headscarf, and Christian students of both sexes may wear crosses.
Jordan, Anne (5 tháng 4 năm 2000). Christianity. Nelson Thornes. ISBN9780748753208. Most Orthodox Christians wear this cross for the rest of their lives.
On Wearing the Cross. Greek Orthodox Church. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023. At holy Baptism, every Orthodox Christian receives an image of the Precious Cross to be worn around the neck. From the moment of Baptism until the moment of death, every Orthodox Christian should wear the Cross at every moment.
Samaan, Moses (25 tháng 8 năm 2010). “Who wears the Cross and when?” (bằng tiếng Anh). Coptic Orthodox Diocese of Los Angeles, Southern California, and Hawaii. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
Liz James (30 tháng 4 năm 2008). Supernaturalism in Christianity: Its Growth and Cure. Mercer University Press. ISBN9780881460940. From the fifth century onward, the cross has been widely worn as an amulet, and the novel Dracula treats it as a protection against vampires. Many Christians continue to hang polished miniatures of the cross around their necks.
Michael Symmons Roberts (12 tháng 9 năm 2011). “The Cross”. British Broadcasting Corporation (BBC). The belief that the cross can ward off evil and protect the wearer goes back a long way.
Reader, John; Baker, Chris (7 tháng 5 năm 2009). Entering the New Theological Space. Ashgate Publishing. ISBN978-0754663393. A cross necklace is a Christian symbol, but it is also common enough in secular style that it may be worn by those for whom it has little or no meaning beyond the cultural or fashionable.
The Ethiopian Orthodox Church (2003) [1970]. Aymero W; Joachim M (biên tập). “The Sacramental: The cross and the crucifix”. The Ethiopian Orthodox Tewahedo Church. Addis Ababa: Ethiopian Orthodox mission. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2015– qua Ethiopianorthodox.org. Attached to a cord or fine chain [the cross] is worn around the neck of nearly all Christians right from childhood until death.
Siegbert Uhlig (2007). Encyclopædia Aethiopica: He-N. Otto Harrassowitz Verlag. ISBN9783447056076. The Matäb, an emblem of Christianity in Ethiopia, is a blue (sometimes black) silk cord tied around the neck of a child during the baptism ceremony.… Women may later append various elements on the M., though a simple cord is already considered a fully valuable M. The possible pendants include a cross…. They can be freely combined, none of them being essential.
Tomko, Jozef (28 tháng 2 năm 2007). On Missionary Roads. Ignatius Press. tr.452. ISBN9781586171650. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014. In 1967, Hoxha proudly declared Albania to be the first completely atheistic state. It was once a chiefly Muslim country with a Catholic minority and small groups of Greek Orthodox in the south. From the onset of communist rule, all religions had to cut their ties with their centers abroad. practically all the priests who survived the initial persecutions were confined in prisons or work camps. Religious orders were abolished, and all religious rituals, including the celebration of the sacraments, were prohibited and punishable by the death penalty for those officiating. The people were not even allowed to have religious necklaces or to wear such things as small crosses.
“Cardinal Keith O'Brien urges Christians to 'proudly' wear cross”. British Broadcasting Corporation (BBC). 7 tháng 4 năm 2012. Former nurse Shirley Chaplin, from Exeter, and Nadia Eweida, from Twickenham, who worked with British Airways, are taking their call for all employees to be able to wear a cross at work to the European Court of Human Rights.
“Christians urged to wear cross after moves to 'sideline' faith”. The Daily Telegraph. 6 tháng 4 năm 2012. Lord Carey, the former Archbishop of Canterbury, and Cardinal Keith O'Brien, the Scottish Roman Catholic leader, are among those urging Christians to demonstrate their beliefs publicly after a series of cases placing religious freedom in the spotlight.