Remove ads
From Wikipedia, the free encyclopedia
Chiến dịch Baltic còn có tên gọi là "Chiến dịch tấn công chiến lược Baltic" đối với Hồng Quân, lực lượng đã thực hiện chiến dịch này. Chiến trường chủ yếu giữa Đức và Liên Xô là vùng Baltic, chiến dịch diễn ra trong suốt cuối mùa hè và mùa thu năm 1944. Mặt trận số 1, 2, 3 và 4 trên vùng Baltic được Hồng quân thành lập đối chọi với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Cụm Tập đoàn quân Bắc của Đức Quốc xã. Kết quả của hàng loạt các trận đánh là sự mất liên lạc hoàn toàn của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Cụm Tập đoàn quân Bắc, và sự hình thành túi Kurland ở Latvia, tại nơi này hơn 300.000 quân Đức đã bị cầm chân cho đến khi Đức quốc xã đầu hàng quân Đồng Minh.
Chiến dịch Baltic | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai | |||||||
Bản đồ diễn biến Chiến dịch Pribaltic (1944) | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Liên Xô | Đức | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao Liên Xô | Bộ Chỉ huy tối cao Đức | ||||||
Lực lượng | |||||||
1.546.400 người[1] 17.500 đại bác và súng cối 3.080 xe tăng và xe bọc thép 2.640 máy bay[2] |
730.000 người 7.000 đại bác và súng cối 1.260 xe tăng và xe bọc thép 400 máy bay[2] | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
61.468 chết và mất tích 218.622 bị thương và bị ốm[1] | 26 sư đoàn bị đánh tan, 3 sư đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn |
Trong suốt năm 1944, quân Đức đã bị phản công mạnh mẽ trên toàn bộ chiến tuyến ở phía Đông. Trong tháng 1 năm 1944, quân Đức đã phải rút khỏi Leningrad sau khi bao vây thành phố trong hơn 3 năm mà không thể chiếm được (xem thêm Trận Leningrad), các cánh quân này rút lui về biên giới Estonia. Trong hai tháng 6 và 7, Tập đoàn quân Trung tâm của bị đẩy lui về Ba Lan sau chiến dịch Bagration. Điều này tạo cơ hội cho hồng quân tấn công về phía biển Baltic nhằm mục đích chia cắt sự liên lạc giữa 2 tập đoàn quân của Đức.
Vào ngày 5 tháng 7 năm 1944, chiến dịch Siauliai bắt đầu, đây là chiến dịch theo sau chiến dịch Bagration. Các cánh quân số 41, 51 và vệ binh số 2 tấn công thành phố Riga trên biển Baltic với sự hỗ trợ của quân đoàn cơ giới số 3. Đến ngày 31 tháng 7 năm 1944, Hồng quân đã tiến tới bờ biển của vịnh Riga. Quân đoàn vệ binh số 6 đã chiếm được Riga và kéo dài cuộc tiến công tới sườn phía Bắc. Các cuộc phản công của quân Đức cũng diễn ra nhanh chóng và bước đầu có một số thành công. Quân Đức đã cho thành lập các đội quân thiết giáp độc lập nhằm mục đích tiêu diệt nhanh chóng các đơn vị Hồng quân trên bờ biển, và nhanh chóng thiết lập một hành lang rộng 30 km cho phép duy trì sự liên lạc giữa hai tập đoàn quân Trung tâm và phương Bắc. Cuộc phản công thứ hai của quân Đức, được đặt tên là chiến dịch Doppelkopf, diễn ra từ ngày 16 tháng 8 năm 1944. Cuộc phản công này vấp phải sự phòng thủ theo chiều sâu của Phương diện quân Baltic số 1, và tới ngày 20 tháng 8, cuộc phản công bị sa lầy với một thiệt hại nặng nề cho quân Đức. Một cuộc phản công tiếp sau đó với tên gọi chiến dịch Cäsar cũng rơi vào một kết cục tương tự cho quân Đức. Sau khi được nghỉ ngơi, Hồng quân bắt đầu phản công và thực hiện chiến dịch Baltic, chiến dịch này bắt đầu từ ngày 14 tháng 9 và kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 1944.
Chiến dịch Baltic bao gồm một số trận đánh và chiến dịch nhỏ, bao gồm cả trận chiến Tannenbergstellung (1944) cũng như các chiến dịch Doppelkopf và chiến dịch Cäsar vào tháng 9 và tháng 10 năm 1944, nhằm phục hồi sự liên lạc cho hai tập đoàn quân Trung tâm và phương Bắc của Đức. Một số chiến dịch nhỏ khác, như các cuộc đổ bộ lên đảo Dagö, Ösel và đảo Moon của Estonia nhằm ngăn chặn các nỗ lực tiến về vịnh Riga của Hồng quân.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.