Chư Prông
Huyện thuộc tỉnh Gia Lai From Wikipedia, the free encyclopedia
Huyện thuộc tỉnh Gia Lai From Wikipedia, the free encyclopedia
Chư Prông là một huyện biên giới thuộc tỉnh Gia Lai, Việt Nam.
Chư Prông
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Chư Prông | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Tây Nguyên | ||
Tỉnh | Gia Lai | ||
Huyện lỵ | thị trấn Chư Prông | ||
Trụ sở UBND | 16 Trần Phú, thị trấn Chư Prông | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 19 xã | ||
Thành lập | 1932 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 13°44′28″B 107°54′8″Đ | |||
| |||
Diện tích | 1.685,5 km² | ||
Dân số (2023) | |||
Tổng cộng | 133.450 người | ||
Thành thị | 12.048 người | ||
Nông thôn | 119.008 người | ||
Mật độ | 77 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Gia Rai, Ba Na... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 632[1] | ||
Biển số xe | 81-T1 | ||
Số điện thoại | 059.3843680 | ||
Website | chuprong | ||
Huyện Chư Prông nằm ở phía tây nam của tỉnh Gia Lai, có vị trí địa lý:
Huyện Chư Prông có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Chư Prông (huyện lỵ) và 19 xã: Bàu Cạn, Bình Giáo, Ia Bang, Ia Băng, Ia Boòng, Ia Drăng, Ia Ga, Ia Kly, Ia Lâu, Ia Me, Ia Mơ, Ia O, Ia Phìn, Ia Pia, Ia Piơr, Ia Púch, Ia Tôr, Ia Vê, Thăng Hưng.[1]
Tên huyện được đặt theo tên ngọn núi cao nhất vùng - núi Chư Prông. "Chư prông" theo tiếng Jrai có nghĩa là "ngọn núi lớn", "chư" là ngọn núi, "prông" là lớn.[2]
Vùng đất Chư Prông trước năm 1959 thuộc tỉnh Pleiku, vốn được thành lập ngày 24 tháng 5 năm 1932 trên cơ sở phần đất phía nam tỉnh Kon Tum. Bấy giờ, tỉnh gồm hai quận Chư Ty và Pleikli. Ranh giới quận Chư Ty bao gồm vùng đất từ Đức Cơ ngày nay xuống đến phía tây Plei Me. Ranh giới quận Pleikli từ Plei Me kéo dài sang đông đường 14. Địa bàn huyện Chư Prông nằm trọn trong quận Pleikli.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn tiếp tục lấy tên tỉnh là Pleiku. Bấy giờ, tỉnh Pleiku gồm 4 quận Pleiku, An Khê, Chư Ty và Pleikli.
Ngày 22 tháng 12 năm 1959, tỉnh Pleiku được chia lại thành thành 3 quận: Lệ Trung, Lệ Thanh và Phú Nhơn (quận An Khê được tách ra và nhập vào tỉnh Bình Định. Địa bàn quận Lệ Thanh tương ứng với quận Chư Ty cũ, gồm 3 tổng, 24 xã, trong đó có 4 xã người Kinh và 20 xã người dân tộc Jrai. Địa bàn quận Pleikli lúc này thuộc quận Phú Nhơn, gồm 4 tổng và 9 xã người dân tộc Jrai.
Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945, phân địa bàn tương ứng với tỉnh Pleiku gọi là Gia Lai, thành 9 khu (tương đương huyện, thị). Các khu từ khu 1 đến khu 7 là vùng dân tộc thiểu số. Khu 8 là vùng Kinh ở An Khê. Khu 9 là thị xã Pleiku và các đồn điền, vùng phụ cận. Khu 5 là vùng dân tộc thiểu số phía tây đường 14 (thuộc địa bàn huyện Chư Prông, một phần huyện Đức Cơ và tây huyện Chư Sê ngày nay) và phía nam đường 19 kéo dài.
Từ tháng 7 năm 1960, khu 4 và khu 5 phía tây đường 14 được sáp nhập thành khu 45. Đến giữa năm 1961, khu 45 được giải thể, tách ra thành hai khu 4 và 5 như cũ.[3]
Sau năm 1975, huyện Chư Prông thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm 18 xã: Bình Giáo, Ia Boòng, Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Hrú, Ia Ko, Ia Kriêng, Ia Lang, Ia Le, Ia Mơ, Ia Phìn, Ia Pia, Ia Pnôn, Ia Púch, Ia Tôr, Ia Vê, Nhơn Hòa và Thăng Hưng.
Ngày 20 tháng 4 năm 1978, chia xã Ia Lang thành 2 xã: Ia Lang và Ia Kriêng.[4]
Ngày 2 tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 77-CP[5]. Theo đó:
Ngày 17 tháng 8 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 30-HĐBT[6] và Quyết định 34-HĐBT[7]. Theo đó:
Huyện Chư Prông còn lại thị trấn Chư Prông và 15 xã: Bình Giáo, Ia Băng, Ia Boòng, Ia Kriêng, Ia Lang, Ia Lâu, Ia Me, Ia Mơ, Ia Phìn, Ia Pia, Ia Pnôn, Ia Púch, Ia Tôr, Ia Vê, Thăng Hưng.
Ngày 30 tháng 5 năm 1988, Hội đồng bộ trưởng ban hành 96-HĐBT[8]. Theo đó
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Gia Lai được tái lập, huyện Chư Prông thuộc tỉnh Gia Lai, gồm 1 thị trấn Chư Prông và 17 xã: Bình Giáo, Ia Băng, Ia Boòng, Ia Kriêng, Ia Lang, Ia Lâu, Ia Me, Ia Mơ, Ia Nan, Ia Ó, Ia Phìn, Ia Pia, Ia Pnôn, Ia Púch, Ia Tôr, Ia Vê, Thăng Hưng.[9]
Ngày 15 tháng 10 năm 1991, chuyển 4 xã: Ia Kriêng, Ia Lang, Ia Nan và Ia Pnôn sang trực thuộc huyện Đức Cơ.[10]
Huyện Chư Prông còn lại thị trấn Chư Prông và 13 xã: Bình Giáo, Ia Băng, Ia Boòng, Ia Lâu, Ia Me, Ia Mơ, Ia Ó, Ia Phìn, Ia Pia, Ia Púch, Ia Tôr, Ia Vê, Thăng Hưng.
Ngày 21 tháng 8 năm 1998, thành lập xã Bàu Cạn trên cơ sở điều chỉnh 1.300 ha diện tích tự nhiên và 2.900 nhân khẩu của xã Ia Phìn; 1.400 ha diện tích tự nhiên và 900 nhân khẩu của xã Thăng Hưng.[11]
Ngày 13 tháng 5 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 54/2002/NĐ-CP[12]. Theo đó:
Ngày 17 tháng 4 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 46/2008/NĐ-CP[13]. Theo đó:
Huyện Chư Prông có 1 thị trấn và 19 xã như hiện nay.[1]
Chư Prông là nơi đã diễn ra chiến thắng nổi tiếng diễn ra cách đây hơn 40 năm đó là chiến thắng Plei Me oanh liệt và hiện nay đã trở thành điểm tham quan, du lịch. Đến với Chư Prông bạn có thể thấy những ngọn đồi với bạt ngàn cà phê và cao su, bạn còn có thể đến thăm thác 7 bậc tại xã Ia Phìn, các điểm du lịch của huyện như nông trường Chè Bàu Cạn, chùa Bửu Sơn, chùa Đức Tôn…
Năm 2010, tổng giá trị sản xuất toàn huyện ước đạt hơn 2.884 tỷ đồng, tăng 1.688 tỷ đồng so với năm 2005, mức tăng bình quân 28,2%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân hàng năm 124,8%; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm, từ 39,5% (năm 2005) xuống còn 13% (vào cuối năm 2010); thu nhập bình quân tăng từ 5,4 triệu đồng (năm 2005) lên 10,5 triệu đồng (năm 2010).
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch nhanh và đúng hướng. Ước tính đến cuối năm 2010, tổng diện tích gieo trồng là 56.607 ha (tăng 16.138 ha so với năm 2005).
Huyện luôn chú trọng áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội liên tục tăng qua các năm với mức tăng bình quân 124,8%/năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như điện - đường - trường - trạm được quan tâm đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tăng năng lực sản xuất và làm thay đổi khá nhanh diện mạo nông thôn, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, 85% tuyến đường từ huyện đến xã đã được thảm nhựa, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 95% thôn, làng và 90% số hộ gia đình được sử dụng điện.
Sự nghiệp giáo dục, y tế không ngừng phát triển, chất lượng dạy và học, khám - chữa bệnh được nâng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Đến nay, huyện đạt tỷ lệ 2 bác sĩ/vạn dân, 30% trạm y tế xã và phòng khám khu vực có bác sĩ, 173/173 thôn, làng có cộng tác viên y tế…
Trong giai đoạn 2010 - 2015 toàn huyện phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản sau: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 4.884,216 tỷ đồng; cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp đạt 36,1%, công nghiệp - xây dựng đạt 35,5%, dịch vụ đạt 28,4%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.665.116 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người 15 triệu đồng/năm; tổng thu ngân sách trên địa bàn 266 tỷ đồng, trong đó huyện thu 145 tỷ đồng, đáp ứng 80-85% nhu cầu chi thường xuyên, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%; giải quyết việc làm cho 5.000 lao động; có từ 75% đến 80% thôn, làng văn hóa; 100% thôn, làng, hộ gia đình được sử dụng điện.
Một số trường trung học trên địa bàn huyện:
Một số trường trung học phổ thông:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.