cơ quan công an của Hoa Kỳ From Wikipedia, the free encyclopedia
Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ hay Sở Mật vụ Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Secret Service, viết tắt: USSS) là cơ quan thực thi pháp luật liên bang của Hoa Kỳ và trực thuộc Bộ An ninh Nội địa.[2] Các nhân viên tuyên thệ của Cơ quan gồm các đặc vụ và đơn vị tác chiến. Cơ quan này trước kia là một bộ phận của Bộ Ngân khố cho đến ngày 1 tháng 3 năm 2003.[3]
Sở Mật vụ Hoa Kỳ (United States Secret Service) | |
Tên thông dụng | Mật vụ |
Tên tắt | USSS |
Biểu trưng ngôi sao của USSS | |
Mật vụ đặc vụ huy hiệu | |
Cờ mật vụ Hoa Kỳ | |
Tổng quan về cơ quan | |
---|---|
Ngân sách hàng năm | US$1.483 tỷ (Số liệu năm 2010)[1] |
Tư cách pháp nhân | Chính phủ: cơ quan chính phủ |
Kết cấu quyền hạn thực thi pháp luật | |
Cơ quan liên bang | Hoa Kỳ |
Tổng thể |
|
Khu vực hạn chế | |
Cơ cấu tổ chức | |
Nhân viên tuyên thệ | 4,400 |
Điều hành cơ quan | Ronald L. Rowe, Jr., Giám đốc (Quyền) |
Cơ quan chủ quản | Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ |
Văn phòng | 136 |
Tiện nghi | |
Văn phòng ở nội địa | 68 |
Văn phòng ở hải ngoại | 19 |
Website | |
http://www.SecretService.gov | |
Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ có hai nhiệm vụ chính ở hai bộ khác nhau:
Khi nhận được báo cáo rằng khoảng một phần ba lượng tiền trong lưu thông là tiền giả,[6] Tổng thống Abraham Lincoln đã ký sắc lệnh thành lập Cơ quan Mật vụ vào ngày 14 tháng 4 năm 1865 và ủy nhiệm cơ quan thành "Đơn vị Mật vụ" trực thuộc Bộ Ngân khố vào ngày 5 tháng 7 năm 1865 để ngăn chặn việc làm tiền giả. Giấy tờ pháp lý của cơ quan được Abraham Lincoln ký và để trên bàn làm việc của ông ngay cái đêm ông bị ám sát.[7] Tại thời điểm đó, chỉ có Cục Cảnh sát Hoa Kỳ là cơ quan liên bang đủ chức năng để tham gia công việc, nhưng Cục lại không đủ nhân lực để hỗ trợ điều tra tất cả mọi vụ việc, do đó Mật vụ được giao nhiệm vụ điều tra mọi thứ từ án mạng cho đến cướp nhà băng và đánh bạc trái phép. Sau vụ ám sát Tổng thống William McKinley năm 1901, Quốc hội đã phê chuẩn giao quyền bảo vệ Tổng thống cho Cơ quan Mật vụ. Một năm sau đó, Cơ quan Mật vụ nhận trách nhiệm toàn thời gian bảo vệ Tổng thống. Đặc vụ William Craig là nhân viên đầu tiên của Cơ quan hi sinh khi làm nhiệm vụ trong lúc bảo vệ Tổng thống khỏi tai nạn đường bộ năm 1902.
Mật vụ là cơ quan đầu tiên thực hiện nhiệm vụ tình báo nội địa và ngăn chặn tình báo nước ngoài. Việc thu thập thông tin tình báo nội địa và chống tình báo nước ngoài đã được bàn giao cho Cục Điều tra Liên bang (FBI) sau khi cục này được thành lập năm 1908. Mật vụ cũng hỗ trợ trong vụ bắt giữ các lãnh đạo Nhật và người Mỹ gốc Nhật trong suốt Chiến tranh thế giới lần thứ hai.[8] Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ không nằm trong nhóm Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.[9]
Năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman đang ở tạm nhà khách đối diện với Nhà Trắng trong khi Nhà Trắng đang được tu sửa lại. Hai người gốc Puerto Rico là Oscar Collazo và Griselio Torresola đang tiến gần đến nhà khách để ám sát Truman. Cả hai nã súng vào binh nhì Leslie Coffelt và một sĩ quan cảnh sát Nhà Trắng khác bằng khẩu Walther P38. Tuy đã bị bắn trọng thương vào ngực và bụng, nhưng binh nhì Coffelt vẫn bắn trả lại và giết chết được Torresola. Coffelt là nhân viên đầu tiên của Cơ quan Mật vụ hi sinh khi bảo vệ Tổng thống trước âm mưu ám sát (đặc vụ Tim McCarthy sau này đã đỡ đạn cho Tổng thống Ronald Reagan năm 1981). Collazo bị bắn nhưng sống sót và lãnh án tù 29 năm trước khi quay về Puerto Rico năm 1979.
Sau khi ứng viên Tổng thống Robert F. Kennedy bị ám sát năm 1963, Quốc hội đã thông qua quyết định cho phép Mật vụ bảo vệ các ứng viên và người được đề cử vào chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống. Từ năm 1965 đến năm 1968, Quốc hội tiếp tục thông qua quyết định bảo vệ vợ (chưa tái hôn) của các Tổng thống đã qua đời và con của các cựu Tổng thống cho đến năm 16 tuổi.[3]
Năm 1994 Quốc hội thông qua một dự luật, theo đó tất cả các Tổng thống tiếp nhận nhiệm kỳ sau 1 tháng 1 năm 1997 sẽ được Mật vụ bảo vệ trong 10 năm sau khi miễn nhiệm. Các Tổng thống trước đó vẫn được bảo vệ trọn đời (Treasury Department Appropriations Act, 1995: Pub.L. 103–329).
Đơn vị Bảo vệ Tổng thống của Cơ quan Mật vụ có trách nhiệm bảo đảm an ninh cho Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và gia đình ông. Đơn vị này làm việc với các cơ quan liên bang, bang, địa phương khác và quân đội để đảm bảo an toàn cho Tổng thống khi ông du hành trên Không Lực Một, Trực thăng Một và lập đoàn hộ tống khi Tổng thống dùng chiếc limousine.
Mặc dù nhiệm vụ bảo vệ là công việc thường thấy của Mật vụ, nhưng bên cạnh đó họ lại đảm đương một công việc khác không hề liên quan đến nhiệm vụ kia đó là chống giả mạo và gian lận trong tiền tệ. Mật vụ có trách nhiệm điều tra việc giả mạo séc, tiền tệ tương đương (như séc của khách du lịch và thu ngân), giả mạo điện tín và giả mạo thẻ tín dụng. Việc đảm nhận một lúc hai nhiệm vụ là do công việc bảo vệ Tổng thống thật sự cần thiết trong đầu thế kỷ 20 nhưng lại có quá ít cơ quan liên bang đủ khả năng và nguồn lực để đảm nhận. FBI, IRS (Sở Thuế vụ), ATF (Cục phòng chống Rượu, Thuốc lá, Súng đạn và Thuốc nổ), ICE (Cục Quản lý xuất nhập cảnh và bảo vệ biên giới) và DEA (Cơ quan bài trừ ma túy) vẫn chưa ra đời, chỉ còn Cục Cảnh sát Hoa Kỳ là sự lựa chọn hợp lý trong thời điểm đó nhưng chỉ đảm bảo được một phần nào đó. Do đó việc đảm nhận trọng trách này được giao lại cho Mật vụ để đảm bảo an ninh tối đa cho Tổng thống bởi một cơ quan chủ quản duy nhất.
Năm 2010, theo thống kê Cơ quan có 6.500 nhân viên: 3.200 đặc vụ, 1.300 sĩ quan Sắc phục và 2.000 nhân viên kỹ thuật và hành chính.[10] Các đặc vụ nằm trong đội bảo vệ, đội đặc nhiệm và thỉnh thoảng tham gia điều tra tội phạm liên quan đến tài chính và an ninh nội địa.
Đơn vị Sắc phục tương tự như lực lượng Cảnh sát Thủ đô, có trách nhiệm bảo vệ khu vực Nhà Trắng và khu công sứ quanh Washington, D.C. Đơn vị Sắc phục được tách ra từ lực lượng Cảnh sát Nhà Trắng và được sáp nhập vào Cơ quan Mật vụ năm 1930. Tên gọi Đơn vị Sắc phục được đặt vào năm 1977.
Cơ quan Mật vụ cùng hợp tác với FBI để chống lại tội phạm tin học. Cơ quan còn thiết lập 24 Lực lượng đặc nhiệm chống tội phạm điện tử trên khắp nước Mỹ. Lực lượng này sẽ phối hợp giữa Cục với các cơ quan thực thi pháp luật liên bang/tiểu bang, khu vực tư nhân và học viện để chống lại tội phạm công nghệ cao.
Tổng thống Bill Clinton ký Sắc lệnh trực tiếp từ Tổng thống số 62 thiết lập An ninh các sự kiện đặc biệt của quốc gia và chỉ định Mật vụ chịu trách nhiệm cho những sự kiện được giao.
Kể từ năm 2003, Cơ quan Mật vụ được chuyển từ Bộ Ngân khố sang Bộ mới thành lập là Bộ An ninh Nội địa.
Văn phòng thường trực của Cơ quan nằm tại số 7 Trung tâm Thương mại Thế giới tại thành phố New York ngay lập tức có mặt tại hiện trường sau đợt khủng bố. Các nhân viên và đặc vụ của cơ quan, trong đó có 67 đặc vụ đã hỗ trợ cứu hộ và sơ tán mọi người khỏi khu vực tháp đôi. Sĩ quan đặc nhiệm Craig Miller của Cơ quan Mật vụ,[11] đã hi sinh trong nỗ lực cứu hộ. Tháng 8 năm 2002, Giám đốc Brian L. Stafford đã trao huy chương ‘’Valor Award’’ cho các nhân viên đã nỗ lực tham gia cứu hộ.
Ngày nay vai trò trọng yếu của cơ quan là thực hiện giám sát và bảo đảm cho hệ thống tài chính – tiền tệ của toàn Hoa Kỳ. Các công việc mà cơ quan thường điều tra là gian lận trong thể chế tài chính, giả mạo điện tín và thư tín điện tử, giấy tờ nhận diện giả, thiết bị truy cập giả mạo, phí tạm ứng giả mạo, rửa tiền và chuyển quỹ trái phép qua công nghệ điện tử. Sau sự cố ám sát Tổng thống William McKinley, Mật vụ được giao thêm nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Hoa Kỳ và cho đến ngày nay đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ.
Ngày nay, Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ được ủy nhiệm để bảo vệ:[12]
Tất cả các cá nhân trên đều có quyền từ chối sự bảo vệ của Mật vụ chỉ trừ Tổng thống, Phó Tổng thống, ứng viên đặc cử Tổng thống và Phó Tổng thống.[12]
Khi Hillary Clinton trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao năm 2009, Mật vụ vẫn tiếp tục bảo vệ bà, tuy nhiên Cục An ninh Ngoại giao đảm nhận hầu hết mọi công việc kể cả công tác ở nước ngoài.
Đơn vị Sắc phục của Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ có nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ. Thành lập vào năm 1922 với tên gọi lực lượng Cảnh sát Nhà Trắng, đơn vị được sáp nhập vào Cơ quan Mật vụ vào năm 1930. Với hơn 1,300 sĩ quan cảnh sát(số liệu 2010), Đơn vị Sắc phục có trách nhiệm bảo đảm an ninh tại khu phức hợp của Nhà Trắng; nơi cư trú của Phó Tổng thống; Bộ Ngân khố (một phần của khu phức hợp Nhà Trắng) và khu vực công sự ngoại giao ở thủ đô Washington, D.C. Các sĩ quan thuộc Đơn vị Sắc phục thường xuyên tuần tra bằng xe đạp, đi bộ, xe mô tô và xe ô tô để thực hiện nhiệm vụ an ninh của mình.
Các sĩ quan thuộc Đơn vị Sắc phục còn có trách nhiệm hỗ trợ thêm cho các nhiệm vụ bảo vệ của Cơ quan Mật vụ bằng các chương trình hỗ trợ đặc biệt như sau:
Đơn vị Hỗ trợ chống Bắn tỉa (The Countersniper Support Unit (CS)): Thành lập năm 1971, mục đích của đơn vị là cung cấp hỗ trợ bảo vệ đặc nhiệm để chống những mối nguy hiểm tầm xa đối với những người đang được bảo vệ. Ngày nay đơn vị là một trong những nhân tố của Đơn vị Bảo vệ Tổng thống.[13]
Đơn vị Khuyển Tìm kiếm Chất nổ (The Canine Explosives Detection Unit (K-9)): Thiết lập vào năm 1976, nhiệm vụ của đơn vị K-9 là hỗ trợ tìm kiếm và phát hiện chất nổ nhằm để bảo đảm an toàn cho người được bảo vệ của Cơ quan Mật vụ.[13]
Đội Phản ứng Nhanh (The Emergency Response Team (ERT)): thành lập năm 1992, nhiệm vụ chủ yếu của đội là cung cấp phản ứng chiến lược cho những tình huống xâm phạm bất hợp pháp và các mối thách thức đối với công tác bảo vệ Nhà Trắng và các vùng lân cận. Nhân sự của đội được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, luôn duy trì sức khỏe và độ thành thạo trong hoạt động ở mức rất cao.[13]
Đội Từ kế: Mật vụ bắt đầu sử dụng máy từ kế (dò kim loại) được hỗ trợ bởi Đơn vị Sắc phục nhằm mục đích tăng khả năng bảo vệ từ xa của Nhà Trắng sau vụ ám sát hụt Tổng thống Ronald Reagan. Nhiệm vụ của Đội Hỗ trợ dò tìm kim loại là đảm bảo mọi người không mang vũ khí khi vào khu vực do Mật vụ bảo vệ.[13]
Các Đặc vụ thường mặc trang phục của Mật vụ cho phù hợp với môi trường xung quanh, nhưng phần lớn thời gian họ vẫn mặc áo vét đen bên ngoài, áo sơ mi bên trong, quần tây dài, thắt cà vạt với đôi kính mát đen.
Đồng phục của sĩ quan thuộc Đơn vị Sắc phục là thường phục công tác của các sĩ quan cảnh sát hoặc đồng phục địa hình với áo khoác có nhận dạng bên ngoài cho thành viên tổ chống bắn tỉa, Đội Phản ứng nhanh và các sĩ quan đội K-9. Cầu tay của Đơn vị Sắc phục có dấu ấn của Tổng thống trên nền trắng và đen tùy vào loại áo.[14]
Đạo luật Ái quốc của Hoa Kỳ được Tổng thống George W. Bush ký thông qua vào ngày 26 tháng 10 năm 2001, đạo luật này cho phép Cơ quan Mật vụ thiết lập các lực lượng Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao để điều tra và ngăn chặn các cuộc tấn công điện tử lên hệ thống tài chính và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác trên toàn Hoa Kỳ.[15][16]
Hệ thống tập trung vào những vấn đề sau:
Hiện tại, Lực lượng Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao có mặt ở 28 thành phố sau:
Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ đã mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài khi thành lập Lực lượng Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao châu Âu tại Ý vào ngày 6 tháng 7 năm 2009 để ngăn chặn các tin tặc. Sau một năm hoạt động, cơ quan đã mở thêm chi nhánh nữa ở Vương quốc Anh.[19][20]
Cả hai chi nhánh đều tập trung vào việc phòng chống và ngăn chặn ‘’các hoạt động tội phạm công nghệ cao’’ bao gồm:
Hiện tại, lực lượng ở hải ngoại chỉ có ở các thành phố châu Âu sau:
Điều kiện tối thiểu để được trở thành một đặc vụ tương lai, thì người đó phải có bằng công dân Hoa Kỳ, có bằng lái còn hạn sử dụng, độ nhìn 20/20 cả hai mắt và tuổi từ 21 đến 37 tại thời điểm nhận nhiệm sở. Tuy nhiên các cựu binh được giới thiệu có quyền nộp ngay cả khi hơn 37 tuổi. Phòng Quản lý Nguồn nhân lực đã phát hành sách hướng dẫn đầy đủ.[21]
Đơn vị Sắc phục có ba phân nhánh: An ninh Nhà Trắng, An ninh Ngoại giao và An ninh Tháp canh Thủy quân. Theo đó họ bảo đảm an toàn cho: Tổng thống, Phó Tổng thống và gia đình họ, ứng viên Tổng thống, Khu phức hợp Nhà Trắng, nhà nghỉ của Phó Tổng thống, tòa nhà Bộ Ngân khố và các tòa nhà liên hợp và khu công sứ ngoại giao ở thủ đô Washington, D.C.[22]
Từ năm 2009, Đặc vụ và sĩ quan Đơn vị Sắc phục sẽ sử dụng súng ngắn SIG Sauer P229 với loại đạn.357 SIG,[23] hoặc khẩu FN 5-7 với loại đạn 5.7x28mm.[24] Các đặc vụ và sĩ quan được huấn luyện cho những trường hợp cận chiến với các loại súng như súng hơi Remington 870, súng bán tự động FN P90, súng HK MP5.[23] Ngoài ra, họ sử dụng điện đàm Motorola và các dụng cụ khác để duy trì liên lạc và dùng mã đọc loại 1 để bảo vệ đường truyền.[25]
Mật vụ Mỹ được tái hiện rất nhiều trong phim hành động Hollywood, dưới đây là một vài phim tiêu biểu
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.