Remove ads
From Wikipedia, the free encyclopedia
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông là công ty cổ phần Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực chính là sản xuất kinh doanh các sản phẩm như bóng đèn và phích nước. Công ty có trụ sở chính ở Số 87-89 Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Mã HSX của công ty là RAL.
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Loại hình | Công ty cổ phần (mã RAL trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HSX) |
---|---|
Ngành nghề | Sản xuất hàng tiêu dùng. |
Thành lập | Năm 1961 |
Người sáng lập | Nguyễn Đoàn Thăng |
Trụ sở chính | Số 87-89 Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội |
Thành viên chủ chốt | Nguyễn Đoàn Thăng (Tổng Giám đốc) |
Sản phẩm | Bóng đèn Thiết bị chiếu sáng Bình giữ nhiệt |
Doanh thu | 3270 tỉ đồng (2017) |
270,7 tỉ đồng (2017) | |
Tổng tài sản | 2380,8 tỉ đồng |
Website | rangdong |
Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (tiền thân là nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông) được khởi công xây dựng từ năm 1958, là một trong 13 nhà máy đầu tiên được thành lập theo quyết định của Chính phủ, đặt nền móng cho nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn 1990 – 1993, Công ty tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, thực hiện hoạch toán kinh tế nội bộ và đổi mới cơ chế điều hành, khai thác tối đa cơ sở cũ.
Cuối những năm 80 công ty phải đối mặt với cuộc chiến hàng ngoại, hàng Trung Quốc nhập lậu tràn vào Việt Nam. Năm 1990 công ty làm ăn thua lỗ.
Năm 2015 Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, liên tục đến hiện nay.
Khoảng 18h30 ngày 28/08/2019 một vụ cháy đã xảy ra tại nhà xưởng và kho thành phẩm của bộ phận làm đèn dây tóc, huỳnh quang và đèn compact của công ty tại phố Hạ Đình quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1]. Diện tích kho xưởng bị cháy là 6.000 m². Đến 22h ngày 28/8, lửa đã được khống chế, không lan sang khu vực sản xuất LED và nhà dân xung quanh. Ước tính ban đầu về thiệt hại tài sản khoảng 150 tỉ đồng, dưới 5% tổng tài sản công ty.
Sau vụ cháy nhiều cơ quan chức năng đã đến kiểm tra hiện trường xác định vấn đề "rò rỉ thủy ngân, gây độc hại đối với sức khỏe người dân vùng lân cận". Tuy nhiên các cơ quan và cá nhân liên quan đã xử lý hoặc phát ngôn rất khác nhau, dẫn đến sự "nhiễu loạn thông tin làm người dân lo sợ".[2]
Khởi đầu là việc UBND phường Hạ Đình ra văn bản số 112/TB-UBND ngày 29/8/2019 "khuyên người dân không sử dụng thực phẩm tự nuôi trồng, nước trong bán kính 1 km từ Công ty Rạng Đông". Tuy nhiên sáng 30/8 lãnh đạo quận Thanh Xuân đã yêu cầu UBND Hạ Đình thu hồi văn bản số 112 vì nó "được ban hành không đúng thẩm quyền và nội dung chưa đủ cơ sở" [3]. Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường Hà Nội lấy mẫu tại hiện trường để phân tích [4] và công bố "kết quả quan trắc không khí quanh Công ty Rạng Đông trong ngưỡng an toàn" [5] cũng như kết quả xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân ban đầu của 10 phóng viên tác nghiệp tại đám cháy và hai người dân sinh sống trong khu vực gần đám cháy cho thấy 11/12 người tới khám đều không có gì bất thường [6].
Tuy nhiên ngày 31/8 Tổng cục Môi trường đến lấy mẫu với những thành viên đeo mặt nạ phòng độc cẩn thận, đồng thời Bộ Tài nguyên & Môi trường đưa ra "cảnh báo người dân không dùng thực phẩm, nguồn nước hở quanh đám cháy ở Công ty Rạng Đông" [7], và sau đó công bố "(tại các điểm quan trắc...) có giá trị Hg trong môi trường không khí cao vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO và ATSDR (Mỹ) từ 10 đến 30 lần", kèm theo là "phải đấu tranh với lãnh đạo công ty, Rạng Đông mới thừa nhận cháy thủy ngân dạng lỏng", đồng thời đưa ra ước tính lượng thủy ngân phát tán ra môi trường là từ 15,1 kg đến 27,2 kg.[8][9]
Thông báo mức nhiễm độc cao và lối trình bày "phải đấu tranh" như đối với một tập đoàn tội phạm môi trường, đã kích hoạt cơn sốt "sợ nhiễm độc thủy ngân" trong khu vực, làm người dân đổ xô sơ tán, bán nhà, đi khám bệnh, và nhiều người điều trị nội trú [10]. Có những chính khách [11], luật sư [12],... thì đòi "cần khởi tố vụ án để điều tra vụ cháy tại Công ty Rạng Đông" và tính cả chuyện đòi Công ty Rạng Đông bồi thường tổn hại sức khỏe cho người dân.
Nhà máy Rạng Đông đã dùng thủy ngân lỏng để sản xuất đèn tuýp neon và cao áp thủy ngân đến nay là 58 năm, gần đây mới giảm đèn chứa thủy ngân và chuyển sang LED. Điều trớ trêu là những người hàng mấy chục năm đứng sản xuất ở môi trường có thủy ngân, những người tham gia chữa cháy, đưa tin vụ cháy... đều có sức khỏe bình thường được kiểm tra, không có ca nhiễm độc nào được ghi nhận, thì cơn sốt thủy ngân đã đưa hàng ngàn người dân sống đâu đó, cả như ở phường Kim Giang, đi kiểm tra sức khỏe và một số phải điều trị nội trú. Ngoài ra lượng 27 kg Hg cũng là lượng nhỏ; người ta có thể tìm mua một vài ký ở thành phố để phân kim hay đem lên bãi vàng để tách vàng (rồi làm bốc hơi ra môi trường). Khi cháy thì 27 kg bốc lên cao và được gió đông nam phát tán về hướng tây bắc nhà máy. Gió cùng với các cơn mưa dông của tháng mưa cao điểm ở miền bắc, đã đưa không khí sớm trở lại trong lành ngày 29/8. Vì thế vụ cháy ở công ty Rạng Đông là sự cố hóa chất dẫn tới sự cố môi trường ở cấp độ cơ sở, không phải là "thảm họa", như được nêu trong phát biểu của Bộ trưởng bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà[13]. Cơn sốt "sợ nhiễm độc thủy ngân" thuần túy là sự cố do những người "thiếu hiểu biết chuyên môn" nhưng lại phát biểu "đao to búa lớn" kích động ra, và không phải chịu trách nhiệm về phát biểu của mình[2].
Cơn sốt sợ nhiễm độc thủy ngân dẫn đến quyết định di dời nhà máy Rạng Đông ra khỏi nội thành Hà Nội [14]. Nó đáp ứng những đề xuất trước đây về việc Nhà máy Rạng Đông từng xin di dời để lấy đất xây chung cư, một mỏ vàng thật sự cần thủy ngân để chiết tách[15][16].
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.