From Wikipedia, the free encyclopedia
Công ước Liên Hợp Quốc phòng chống tham nhũng (tiếng Anh: United Nations Convention against Corruption; viết tắt: UNCAC) đã được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 31 tháng 10 năm 2003 (Nghị quyết 58/4).
UNCAC | |
---|---|
Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tham nhũng | |
Được thông qua: | 31 tháng 10 năm 2003 bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc |
Có hiệu lực: | 14 tháng 12 năm 2005 |
Bắt đầu ký: | 9 tháng 12 năm 2003 |
Quốc gia ký: | 140 (các nước đã ký nhưng chưa phê chuẩn, màu xanh đậm trên hình) |
Đã phê chuẩn: | 144 (tính tới 05 tháng 11 năm 2010, màu xanh nhạt trên hình) Màu xám: các nước không ký cũng không phê chuẩn |
Website chính thức: | United Nations Convention against Corruption |
Để chống lại tham nhũng, công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các vấn đề chính bao gồm:
Điều 5 đến điều 14 của công ước quy định các biện pháp phòng chống tham nhũng bao gồm: Quy ước về chuẩn mực hành xử của cán bộ, viên chức nhà nước; cũng như các biện pháp bảo đảm sự độc lập của ngành Tư pháp, tiêu chí tuyển chọn cán bộ, viên chức và đấu thầu công khai các dự án, công trình; thúc đẩy tính minh bạch và truy cứu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính công cộng và khu vực tư nhân; mở rộng sự tham gia của các tầng lớp dân chúng trong xã hội dân sự [1].
Các hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14 tháng 12 2005, sau khi hội đủ 30 quốc gia đầu tiên phê chuẩn.
Tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2009, đã có 140 chữ ký phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận của 136 quốc gia[2]. Gần đây nhất là Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phê chuẩn Công ước này [3].
Chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết đã phê chuẩn Công ước này ngày 3 tháng 7 năm 2009 [3].
Theo phát biểu của điều phối viên thường trú LHQ John Hendra, lộ trình thực hiện công ước này tại Việt Nam có thể bao gồm những bước sau:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.