From Wikipedia, the free encyclopedia
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam là người đứng đầu Bộ Nội vụ Việt Nam. Đồng thời là thành viên của Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý ngành tổ chức, cán bộ.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam | |
---|---|
Quốc huy Việt Nam | |
Quốc kỳ Việt Nam | |
Bộ Nội vụ | |
Chức vụ | Bộ trưởng (thông dụng) Đồng chí Bộ trưởng |
Thành viên của | Chính phủ Việt Nam |
Báo cáo tới | Thủ tướng |
Trụ sở | Số 8 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội. |
Bổ nhiệm bởi | Chủ tịch nước theo sự đề cử của Thủ tướng Chính phủ |
Nhiệm kỳ | Không nhiệm kỳ |
Thành lập | 28/08/1945 |
Website | www |
Bộ Nội vụ được thành lập ngay sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 28/8/1945, Võ Nguyên Giáp được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lãnh đạo Bộ và công việc tổ chức chính quyền, an ninh, nội trị trong thời kỳ Việt Nam mới giành lại được độc lập.
Trong thời gian đầu Bộ trưởng Bộ Nội vụ là người có quyền lực thứ 2 trong Chính phủ, được phép ký một loạt sắc lệnh quan trọng quy định những việc như thiết quân luật, quy định về Quốc kỳ, mở cuộc Tổng tuyển cử,... dưới danh nghĩa "Thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ".
Ngày 21/02/1946, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh thành lập Việt Nam Công an vụ trực thuộc Bộ Nội vụ. Ban đầu có nhiệm vụ: Tìm kiếm và tập trung các tin tức và tài liệu liên quan đến sự an toàn của quốc gia ở cả trong và ngoài nước; đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng những hành động của người Việt Nam hay người nước ngoài gây rối trật tự an ninh của đất nước; điều tra những hành động trái phép và truy tìm can phạm gửi lên toà án xét xử.
Ngày 29/05/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh cử Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng sẽ thay người ký những công văn thường ngày của Chính phủ và Chủ tọa Hội đồng Chính phủ. Trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến thì người đứng đầu hai bộ quan trọng: Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng, phải là các nhân sĩ trung lập. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng thuộc vai trò nhân sĩ trung lập.
Ngày 16/02/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Thứ Bộ công an thuộc Bộ Nội vụ. Theo Sắc lệnh này, Việt Nam Công an vụ thuộc Bộ Nội vụ được đổi lại thành Thứ Bộ công an. Lãnh đạo Thứ Bộ công an là một Thứ trưởng. Tháng 8/1953, Hội đồng Chính phủ quyết định đổi Thứ Bộ công an thành Bộ Công an. Từ đây Bộ Công an tách ra khỏi Bộ Nội vụ, trở thành một Bộ của Chính phủ. Từ đây về sau Bộ Nội vụ hoạt động đi vào ổn định với nhiệm vụ chính về tổ chức xây dựng bộ máy chính quyền và công tác cán bộ, công chức.
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa V (tháng 6/1975), Quốc hội đã quyết định hợp nhất hai Bộ Công an và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ. Bộ mới tuy vẫn được gọi là Bộ Nội vụ nhưng lại chỉ làm nhiệm vụ cảnh sát, an ninh quốc gia và phòng cháy, chữa cháy. Ban Tổ chức của Chính phủ được thành lập với vai trò của Bộ Nội vụ cũ. Đứng đầu Ban Tổ chức của Chính phủ là Trưởng ban là thành viên trực thuộc Chính phủ.
Ngày 7/05/1990, Ban Tổ chức của Chính phủ được đổi tên thành Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ. Chức vụ lãnh đạo Ban ngang với Bộ trưởng, còn được gọi Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ. Đến ngày 5/08/2002, Quốc hội khóa XI (kỳ họp thứ nhất) quyết định đổi tên Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ thành Bộ Nội vụ. Đứng đầu Bộ Nội vụ là Bộ trưởng, Bộ trưởng đầu tiên sau tái lập là Đỗ Quang Trung.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có chức năng và nhiệm vụ sau đây:
Theo khoản 5 điều 28, Luật Tổ chức Chính phủ 2015, trong thời gian Quốc hội không họp, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.[1]
STT | Bộ trưởng Bộ Nội vụ | Nhiệm kỳ | Chức vụ | Ghi chú | ||
---|---|---|---|---|---|---|
Bắt đầu | Kết thúc | |||||
Bộ Nội vụ (1945-1975) | ||||||
1 | Võ Nguyên Giáp (1911-2013) |
28 tháng 8 năm 1945 | 2 tháng 3 năm 1946 |
|
||
2 | Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) |
2 tháng 3 năm 1946 | 21 tháng 4 năm 1947 | Bộ trưởng Bộ Nội vụ | Không đảng phái Mất khi đang tại nhiệm | |
- | Phan Kế Toại | 21 tháng 4 năm 1947 | 1 tháng 5 năm 1947 | Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ | Không đảng phái | |
3 | Tôn Đức Thắng (1888-1980) |
1 tháng 5 năm 1947 | 1 tháng 8 năm 1947 | Bộ trưởng Bộ Nội vụ | ||
4 | Phan Kế Toại (1892-1973) |
1 tháng 8 năm 1947 | 30 tháng 4 năm 1963 | Bộ trưởng Bộ Nội vụ | Không đảng phái | |
5 | Ung Văn Khiêm (1910-1991) |
30 tháng 4 năm 1963 | 14 tháng 4 năm 1971 |
|
||
6 | Dương Quốc Chính[2]
(1918-1992) |
14 tháng 4 năm 1971 | 5 tháng 6 năm 1975 | Bộ trưởng Bộ Nội vụ | ||
Ban Tổ chức của Chính phủ (1973-1990) | ||||||
1 | Vũ Trọng Kiên (-)[3] |
1 tháng 2 năm 1979 | 1 tháng 9 năm 1988 | Trưởng ban Tổ chức của Chính phủ | Nghỉ hưu | |
- | Trần Công Tuynh | 1 tháng 9 năm 1988 | 1 tháng 10 năm 1989 | Quyền Trưởng ban Tổ chức của Chính phủ | ||
2 | Phan Ngọc Tường (1930-1997) |
1 tháng 10 năm 1989 | 1990
(Bộ đổi tên) |
|
||
Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ (1990-1992), Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1992-2002) | ||||||
1 | Phan Ngọc Tường (1930-1997) |
1990
(Bộ đổi tên) |
1 tháng 12 năm 1996 |
|
||
2 | Đỗ Quang Trung (sinh 1946) |
1 tháng 12 năm 1996 | 2002
(Bộ đổi tên) |
|
||
Bộ Nội vụ (từ 2002-nay) | ||||||
1 | Đỗ Quang Trung (sinh 1946) |
2002
(Bộ đổi tên) |
28 tháng 6 năm 2007 |
|
||
2 | Trần Văn Tuấn (sinh 1950) |
28 tháng 6 năm 2007 | 3 tháng 8 năm 2011 |
|
||
3 | Nguyễn Thái Bình (sinh 1954) |
3 tháng 8 năm 2011 | 8 tháng 4 năm 2016 |
|
||
4 | Lê Vĩnh Tân (sinh 1958) |
9 tháng 4 năm 2016 | 7 tháng 4 năm 2021 |
|
||
5 | Phạm Thị Thanh Trà (sinh 1964) |
8 tháng 4 năm 2021 | đương nhiệm |
|
Nữ Bộ trưởng Bộ Nội vụ đầu tiên |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.