Sự kiện thể thao đa môn ở châu Á From Wikipedia, the free encyclopedia
Đại hội Thể thao châu Á, còn được biết là Asiad,[1] là một sự kiện thể thao đa môn lục địa được tổ chức bốn năm một lần giữa các vận động viên từ khắp châu Á. Đại hội được quản lý bởi Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á (AGF) từ Đại hội thể thao đầu tiên ở New Delhi, Ấn Độ năm 1951, cho đến Đại hội 1978. Kể từ Đại hội thể thao 1982, chúng được tổ chức bởi Hội đồng Olympic châu Á (OCA), sau khi Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á tan rã.[2] Thế vận hội được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) công nhận và được mô tả là sự kiện thể thao đa môn lớn thứ hai sau Thế vận hội.[3][4]
Gọi tắt | Asiad |
---|---|
Khẩu hiệu | Mãi mãi trở đi |
Đại hội lần đầu | Đại hội Thể thao châu Á 1951 ở New Delhi, Ấn Độ |
Chu kỳ tổ chức | 4 năm |
Đại hội lần cuối | Đại hội Thể thao châu Á 2023 ở Hàng Châu, Trung Quốc |
Mục đích | Sự kiện thể thao đa môn dành cho các quốc gia ở châu Á |
Chín quốc gia đã đăng cai Đại hội thể thao châu Á. Bốn mươi sáu quốc gia đã tham gia Thế vận hội, bao gồm Israel, quốc gia đã bị loại khỏi Đại hội sau lần tham gia cuối cùng tại 1974. Phiên bản gần nhất của Đại hội được tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 2023.
Kể từ năm 2010, thông thường nước chủ nhà Đại hội thể thao châu Á sẽ tổ chức Đại hội Thể thao Người khuyết tật châu Á được tổ chức ngay sau khi Thế vận hội kết thúc. Sự kiện này dành riêng cho các vận động viên khuyết tật giống như phiên bản lục địa của Thế vận hội dành cho người khuyết tật. Nhưng không giống như những gì xảy ra ở Thế vận hội Paralympic khi hợp đồng của thành phố đăng cai đề cập đến việc tổ chức cả hai sự kiện, trường hợp của châu Á không đề cập đến việc bắt buộc tổ chức cả hai sự kiện. Thay vào đó, việc loại trừ Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á khỏi hợp đồng với thành phố đăng cai Đại hội thể thao châu Á có nghĩa là cả hai sự kiện đều diễn ra độc lập với nhau và có thể dẫn đến những trường hợp trong tương lai hai sự kiện này sẽ được tổ chức ở các thành phố và quốc gia khác nhau.
Tiền thân của ASIAN là Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông, một sự kiện thể thao nhỏ được tổ chức lần đầu tại Manila, Philippines năm 1913, để nhấn mạnh tình đoàn kết thống nhất, và hợp tác của ba quốc gia: Trung Hoa Dân Quốc, Đế quốc Nhật Bản và Philippines. Sau đó, số lượng các nước châu Á tham gia giải đấu tăng lên. Năm 1938, giải bị hủy và từ đó ngừng tổ chức do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ hai ở Thái Bình Dương.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số nước ở châu Á giành được độc lập và họ mong muốn có một sân chơi phi bạo lực để hiểu biết lẫn nhau. Tháng 8 năm 1948, trong thời gian Thế vận hội lần thứ 14 diễn ra tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, ông Guru Dutt Sondhi, đại diện IOC của Ấn Độ đề xuất với các trưởng đoàn thể thao các nước châu Á tham dự Thế vận hội ý tưởng về việc tổ chức đại hội thể thao châu Á. Thế là họ cùng thỏa thuận thành lập Liên đoàn điền kinh châu Á. Tháng 2 năm 1949, Liên đoàn đại hội thể thao châu Á (AGF) thành lập và thống nhất đại hội sẽ được tổ chức mỗi bốn năm một lần tại các quốc gia khác nhau.
Kì ASIAD đầu tiên được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 3 năm 1951. Trước đó, sự kiện này dự định sẽ diễn ra vào năm 1950 nhưng phải hoãn lại do việc chuẩn bị chậm trễ. Kỳ ASIAD này có 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia: Afghanistan, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Miến Điện, Nepal, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan tham gia tranh tài tại các môn: điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cử tạ và đua xe đạp.
Tuy nhiên, đến ASIAD 1954 tại Manila, Philippines, quy mô đại hội đã được nâng lên một bước, với sự xuất hiện thêm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cho dù môn đua xe đạp bị loại bỏ, số môn cũng được nâng lên con số 8 với sự bổ sung quyền anh, bắn súng và vật.
Năm 1958, ASIAD tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản với 1.422 vận động viên, dự tranh 13 môn thể thao. Sức hút của ASIAD bắt đầu lan tỏa khắp châu lục. Lần đầu tiên, lễ rước đuốc được tổ chức.
Năm 1962, Indonesia đăng cai ASIAD nhưng họ phản đối sự tham gia của Đài Loan và Israel, dẫn đến sự bất đồng trong nội bộ đại hội. IOC đe dọa sẽ không ủng hộ kì ASIAD này nếu nước chủ nhà muốn đẩy hai nước trên ra khỏi đại hội. Cùng lúc, nhiều tổ chức thể thao khác như Liên đoàn điền kinh nghiệp dư Quốc tế, Liên đoàn cử tạ Quốc tế cũng gây sức ép cho Indonesia về điều này. Bất chấp, ASIAD vẫn diễn ra tại Indonesia mà không có mặt Đài Loan và Israel.
Năm 1966, Thái Lan đã làm hình ảnh của ASIAD được khôi phục trở lại khi tổ chức ở Bangkok. Kỳ đại hội này được đánh giá là một kỳ đại hội thành công rực rỡ. Năm 1970, mối đe dọa về an ninh từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên khiến Hàn Quốc phải hủy kế hoạch làm chủ nhà ASIAD. Thái Lan lại tổ chức đại hội mặc dù họ đã từng làm chủ nhà đại hội trước đó. Điều đáng chú ý là kì đại hội này lại sử dụng kinh phí của Hàn Quốc. Đây là thời điểm mà khu vực Đông Nam Á đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của phong trào thể thao châu lục.
Năm 1973 Liên đoàn có thêm bất đồng khác sau khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác chính thức công nhận nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nước Ả Rập, phản đối Israel. Năm 1974, Iran đăng cai. Vấn đề Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Israel tiếp tục gây tranh cãi. Về Đài Loan, Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á quyết định khai trừ nhưng lại cho phép CHDCND Triều Tiên tham dự. Về Israel, các quốc gia Ả Rập ra sức phản đối nhưng Iran vẫn cho phép Israel tham gia. Lúc này con số các nước và vùng lãnh thổ tham dự đã lên tới 25. Năm 1977, những cuộc xung đột với Bangladesh và Ấn Độ khiến Pakistan cũng phải hủy kế hoạch tổ chức ASIAD vào năm sau. Đại hội lần nữa lại tổ chức tại Thái Lan (1978).
Các Ủy ban Olympic quốc gia (NOCs) quyết định tái cơ cấu Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á (AGFs). Một hiệp hội mới được hình thành tháng 11 năm 1981 với tên gọi Hội đồng Olympic châu Á (OCA). Ấn Độ đã được lên kế hoạch tổ chức kì Đại hội 1982 và OCA quyết định giữ nguyên lịch hoạt động của AGFs và chính thức giám sát Đại hội từ năm 1986 ở Hàn Quốc. Năm 1982, New Delhi lần thứ hai đứng ra đăng cai ASIAD. Lần này có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với 4.500 vận động viên. Đây cũng là kỳ ASIAD có sự tham gia trở lại của các vận động viên nước Việt Nam thống nhất.
Năm 1986, Hàn Quốc đăng cai và coi ASIAD lần này chính là bước tập dượt cho Olympic 1988 mà họ là chủ nhà. Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) được tham gia lại nhưng OCA quyết định căn cứ theo những chẩn mực IOC đặt cho Đài Loan là sử dụng tên gọi Trung Hoa Đài Bắc. OCA cũng đồng ý loại trừ vĩnh viễn Israel ra khỏi danh sách thành viên và yêu cầu nước này tham gia các cuộc tranh tài của châu Âu.
Năm 1990, ASIAD đến với Bắc Kinh, Trung Quốc, ngôi vô địch toàn đoàn thuộc về nước chủ nhà.
Năm 1994, ASIAD được tổ chức ở Hiroshima, Nhật Bản. Lần đầu tiên, ASIAD không diễn ra ở một thủ đô. Hiroshima vốn là thành phố bị huỷ diệt bởi bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai nên chủ đề của ASIAD lần đó là hoà bình và hữu nghị. OCA chấp nhận các quốc gia Xô viết cũ có lãnh thổ thuộc châu Á gia nhập: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan.
Năm 1998, lần thứ 4 thủ đô Bangkok, Thái Lan đăng cai ASIAD.
Năm 2002, ASIAD được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc với nhiều kỉ lục thế giới được thiết lập. Đại hội ghi nhận sự trở lại của Afghanistan và sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor.
Năm 2006, ASIAD được tổ chức tại Doha, Qatar. Chủ tịch OCA Sheikh Ahmad Al-Fahd Al-Sabah bác đơn tham dự của Australia, với lý do Australia chuyển từ châu Đại Dương sang châu Á tham dự có thể là một bất công cho các quốc gia nhỏ khác ở châu Đại Dương.
Năm 2010, ASIAD được tổ chức tại Trung Quốc lần thứ hai, nhưng lần này địa điểm đăng cai là ở Quảng Châu.
Năm 2009, OCA thay đổi chu kỳ tổ chức Đại hội Thể thao châu Á. Theo đó, Đại hội sẽ được tổ chức trước Thế vận hội một năm. Sau Incheon 2014 sẽ là Asian Games 2019. Tuy nhiên, OCA đã quyết định tổ chức ASIAD 18 vào năm 2018, chứ không phải 2019 như trước.
Cũng ở ASIAD 2018, đại hội này ban đầu diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày 17 tháng 4 năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố không đăng cai đại hội này với lý do không đảm bảo kinh phí tổ chức. Đến ngày 19 tháng 9 năm đó, thủ đô Jakarta của Indonesia được Hội đồng Olympic châu Á trao quyền đăng cai đại hội này thay cho Việt Nam.
Năm 2022, ASIAD 19 tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc. Tuy nhiên, đến ngày 12 tháng 5 năm 2022, Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố hoãn đại hội này sang năm 2023 do dịch COVID-19.
Năm 2026, ASIAD 20 tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản.
Năm 2030, ASIAD 21 tổ chức tại Doha, Qatar và là lần thứ hai Qatar tổ chức sự kiện này.
Năm 2034, ASIAD 22 tổ chức tại Riyadh, Ả Rập Xê Út và là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út tổ chức sự kiện này.
Tính đến thời điểm này, Thái Lan là quốc gia có số lần tổ chức Á vận hội nhiều nhất với bốn lần, tất cả đều ở Băng Cốc. Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản xếp thứ hai với ba lần tổ chức Đại hội Thể thao châu Á. Các quốc gia có hai lần tổ chức Đại hội Thể thao châu Á là Ấn Độ (tất cả đều ở New Delhi), Indonesia (tất cả đều ở Jakarta), Qatar (tất cả đều ở Doha). Những quốc gia có một lần tổ chức bao gồm: Philippines, Iran, Ả Rập Xê Út.
|
|
|
|
Dưới đây là thống kê các kì Asian Games mà các đoàn thể thao lần đầu tiên giành quyền tham dự.
Năm | Đoàn thể thao |
---|---|
1951 | Afghanistan, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Myanmar, Nepal, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan |
1954 | Campuchia, Đài Bắc Trung Hoa[5], Hồng Kông, Israel[6], Hàn Quốc Malaysia, Pakistan, Việt Nam [7] |
1958 | Không có |
1962 | |
1966 | |
1970 | |
1974 | Bahrain, Trung Quốc, Iraq, CHDCND Triều Tiên, Kuwait, Lào, Mông Cổ |
1978 | Ả Rập Xê Út, Syria, UAE |
1982 | Bangladesh, Liban, Maldives, Oman, Qatar, Yemen[8] |
1986 | Bhutan, Jordan |
1990 | Brunei, Ma Cao |
1994 | Kazakhstan, Kyrgyzstan, Palestine, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan |
1998 | Không có |
2002 | Đông Timor |
2006 | Không có |
2010 | |
2014 | |
2018 | |
2022 |
Đại hội | Năm | Chủ nhà | Ngày thi đấu / Được khai mạc bởi[a] |
Quốc gia | Vận động viên | Môn | Sự kiện | Đoàn dẫn đầu | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | 1951 | New Delhi | 4–11 tháng 3 năm 1951 President Rajendra Prasad |
11 | 489 | 6 | 57 | Nhật Bản (JPN) | [9] |
2 | 1954 | Manila | 1–9 tháng 5 năm 1954 President Ramon Magsaysay |
18 | 970 | 8 | 76 | [10] | |
3 | 1958 | Tokyo | 24 tháng 5 – 1 tháng 6 năm 1958 Thiên hoàng Hirohito |
16 | 1,820 | 13 | 97 | [11] | |
4 | 1962 | Jakarta | 24 tháng 8 – 4 tháng 9 năm 1962 Tổng thống Sukarno |
12 | 1,460 | 13 | 88 | [12] | |
5 | 1966 | Bangkok | 9–20 tháng 12 năm 1966 và 1970 Quốc vương Bhumibol Adulyadej |
16 | 1,945 | 14 | 143 | [13] | |
6 | 1970 | 2,400 | 13 | 135 | [14] | ||||
7 | 1974 | Tehran | 1–16 tháng 9 năm 1974 Shah Mohammad Reza Pahlavi |
19 | 3,010 | 16 | 202 | [15] | |
8 | 1978 | Bangkok | 9–20 tháng 12 năm 1978 Quốc vương Bhumibol Adulyadej |
3,842 | 19 | 201 | [16] | ||
9 | 1982 | New Delhi | 19 tháng 11 – 4 tháng 12 năm 1982 Tổng thống Zail Singh |
23 | 3,411 | 21 | 147 | Trung Quốc (CHN) | [17] |
10 | 1986 | Seoul | 20 tháng 9 – 2 tháng 10 năm 1986 Tổng thống Chun Doo-hwan |
22 | 4,839 | 25 | 270 | [18] | |
11 | 1990 | Bắc Kinh | 22 tháng 9 – 7 tháng 10 năm 1990 Chủ tịch Dương Thượng Côn |
31 | 6,122 | 27 | 310 | [19] | |
12 | 1994 | Hiroshima | 2–16 tháng 10 năm 1994 Thiên hoàng Akihito |
42 | 6,828 | 34 | 338 | [20] | |
13 | 1998 | Bangkok | 6–20 tháng 12 năm 1998 Quốc vương Bhumibol Adulyadej |
41 | 6,554 | 36 | 377 | [21] | |
14 | 2002 | Busan | 29 tháng 9 năm – 14 tháng 10 năm 2002 Tổng thống Kim Dae-jung |
44 | 7,711 | 38 | 419 | [22] | |
15 | 2006 | Doha | 1–15 tháng 12 năm 2006 Emir Hamad bin Khalifa Al Thani |
45 | 9,520 | 39 | 424 | [23] | |
16 | 2010 | Quảng Châu | 12–27 tháng 11 năm 2010 Thủ tướng Ôn Gia Bảo[b] |
9,704 | 42 | 476 | [24] | ||
17 | 2014 | Incheon | 19 tháng 9 năm – 4 tháng 10 năm 2014 Tổng thống Park Geun-hye |
9,501 | 37 | 439 | [25] | ||
18 | 2018 | Jakarta và Palembang | 18 tháng 8 – 2 tháng 9 năm 2018 Tổng thống Joko Widodo |
11,300 | 46 | 465 | [26] | ||
19 | 2022 | Hàng Châu | 23 tháng 9 năm – 8 tháng 10 năm 2023[c] Chủ tịch Tập Cận Bình |
11.935 | 40 | 481 | [27] | ||
20 | 2026 | Aichi-Nagoya | 19 tháng 9 năm – 4 tháng 10 năm 2026 Thiên hoàng Naruhito (dự kiến) |
Sự kiện tương lai | |||||
21 | 2030 | Doha | Sự kiện tương lai | ||||||
22 | 2034 | Riyadh |
Tính đến Đại hội Thể thao châu Á 2022
Hạng | Đoàn | Vàng | Bạc | Đồng | Tổng số |
---|---|---|---|---|---|
1 | Trung Quốc | 1674 | 1105 | 791 | 3570 |
2 | Nhật Bản | 1084 | 1104 | 1054 | 3242 |
3 | Hàn Quốc | 787 | 722 | 916 | 2425 |
4 | Iran | 192 | 202 | 217 | 611 |
5 | Ấn Độ | 183 | 239 | 357 | 779 |
6 | Kazakhstan | 165 | 180 | 292 | 637 |
7 | Thái Lan | 144 | 189 | 311 | 644 |
8 | CHDCND Triều Tiên | 121 | 161 | 188 | 470 |
9 | Đài Bắc Trung Hoa | 118 | 164 | 304 | 586 |
10 | Uzbekistan | 105 | 138 | 171 | 414 |
Tổng số (10 đơn vị) | 4573 | 4204 | 4601 | 13378 |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.