Remove ads
Thị xã thuộc tỉnh Bình Định From Wikipedia, the free encyclopedia
An Nhơn là một thị xã thuộc tỉnh Bình Định, Việt Nam.
An Nhơn
|
|||
---|---|---|---|
Thị xã | |||
Thị xã An Nhơn | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Tỉnh | Bình Định | ||
Trụ sở UBND | 78 Lê Hồng Phong, phường Bình Định | ||
Phân chia hành chính | 5 phường, 10 xã | ||
Thành lập | 28/11/2011 | ||
Loại đô thị | Loại III | ||
Năm công nhận | 2021[1] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Lê Thanh Tùng | ||
Chủ tịch HĐND | Đào Xuân Huy | ||
Chủ tịch UBMTTQ | Trương Hữu Thành | ||
Bí thư Thị ủy | Mai Việt Trung | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 13°52′B 109°07′Đ | |||
| |||
Diện tích | 242,7 km² | ||
Dân số (1/4/2019) | |||
Tổng cộng | 178.709 người[2] | ||
Thành thị | 82.976 người (47%) | ||
Nông thôn | 96.733 người (53%) | ||
Mật độ | 724 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 549[3] | ||
Biển số xe | 77-F1-B4-B7 | ||
Website | annhon | ||
Thị xã An Nhơn có vị trí địa lý:
Theo thống kê năm 2019, thị xã có diện tích 242,7 km², dân số là 175.709 người, mật độ dân số đạt 724 người/km².[2]
Trung tâm hành chính của thị xã đặt tại phường Bình Định (thị trấn Bình Định trước đây).
An Nhơn là một thị xã đồng bằng, phát triển theo hướng công nghiệp và đô thị hóa. Thị xã nằm dọc theo trục đường Quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 17 km về hướng tây bắc. Có các tuyến đường chính là Quốc lộ 1, quốc lộ 19, Quốc lộ 19B và đường sắt Bắc Nam, cách sân bay Phù Cát 8 km.
Là đô thị vệ tinh của thành phố Quy Nhơn và là trung tâm giao lưu kinh tế - văn hóa xã hội trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định.
Thị xã An Nhơn có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường: Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Thành và 10 xã: Nhơn An, Nhơn Hạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Khánh, Nhơn Lộc, Nhơn Mỹ, Nhơn Phong, Nhơn Phúc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ.
Từ kết quả nghiên cứu khảo cổ học của Viện khảo cổ học và theo Đại Nam nhất thống chí, Bình Định nói chung và An Nhơn nói riêng thuộc đất Việt Thường Thị được hình thành sớm, tương đương với thời Tam Hoàng, Ngũ Đế của Trung Hoa.
Vào đời Tần, đất An Nhơn thuộc Tượng quận, đời Hán đặt huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, đời Tùy đổi thành quận Lâm Ấp.
Năm 803, An Nhơn là đất của hai thành Chà Bàn và Thị Nại thuộc nước Chiêm Thành.
Năm 938 đến năm 1470, An Nhơn là vùng trung tâm của Vương quốc Chăm Pa cổ đại, với thủ đô là thành Đồ Bàn (nay thuộc xã Nhơn Hậu) tồn tại 5 thế kỷ, từ thế kỷ XI đến XV.
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tháng 4 chiếm thành Đồ Bàn, tháng 7 lập phủ Hoài Nhơn lệ vào Thừa tuyên Quảng Nam. Phủ Hoài Nhơn khi đó có ba huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. An Nhơn thuộc huyện Tuy Viễn.
Năm 1602, Chúa Nguyễn Hoàng đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn. Phủ thành Quy Nhơn đóng tại thôn Châu Thành (phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn ngày nay).
Năm 1778, sau khi giải phóng các vùng đất từ Quảng Nam đến Ninh Thuận, nhà Tây Sơn định đô ở An Nhơn, cải tạo và mở rộng thành Đồ Bàn, xây dựng thành Hoàng Đế. An Nhơn trở thành trung tâm chính trị của nhà Tây Sơn khi vua Thái Đức - Nguyễn Nhạc xây dựng thành Hoàng Đế.
Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm thành Hoàng Đế, đổi tên thành là Bình Định. Vua Gia Long lấy thành Bình Định làm trị sở của dinh Bình Định.
Năm 1832, vua Minh Mạng lập phủ An Nhơn gồm các huyện Tuy Phước và Tuy Viễn, phủ lỵ An Nhơn đặt tại thôn Hòa Cư, xã Nhơn Hưng, đến năm 1852 phủ lỵ dời về An Thái - Nhơn Phúc.
Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới và đơn vị hành chính, đến năm 1865, phủ An Nhơn có 4 tổng: Mỹ Đức (19 làng), An Ngãi (26 làng), Nhơn Nghĩa (28 làng), Háo Đức (35 làng). Năm 1939, phủ An Nhơn lập thêm 2 tổng mới, tách tổng Nhơn Nghĩa thành Nhơn Nghĩa Thượng và Nhơn Nghĩa Hạ, tách tổng Háo Đức thành Háo Đức Thượng và Háo Đức Hạ, phủ lỵ An Nhơn chuyển về phường Bình Định ngày nay.
Trong suốt giai đoạn phong kiến, đất An Nhơn là nơi chứng kiến, ghi dấu ấn sâu sắc của nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa lớn của đất nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng đổi tên phủ An Nhơn thành phủ Nguyễn Trọng Trì.
Đến tháng 2 năm 1946, đổi phủ thành huyện, bỏ cấp tổng, sáp nhập 108 làng chia thành 31 xã.
Đến tháng 4 năm 1947, huyện An Nhơn được sắp xếp lại thành 12 xã.
Năm 1950, tách một phần phía Đông Bắc xã Nhơn Hậu thành lập thêm một đơn vị hành chính là xã Đập Đá.
Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi huyện An Nhơn thành quận An Nhơn có 13 đơn vị hành chính gồm các xã: Đập Đá, Nhơn An, Nhơn Hạnh, Nhơn Phong, Nhơn Hậu, Nhơn Hoà, Nhơn Hưng, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Nhơn Lộc, Nhơn Mỹ, Nhơn Thành, Nhơn Thọ.
Năm 1972, tách xã Phước Hưng thuộc quận Tuy Phước nhập vào quận An Nhơn, đổi tên là xã Nhơn Tân.
Sau năm 1975, tỉnh Nghĩa Bình được thành lập từ 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, quận An Nhơn được đổi thành huyện An Nhơn có 13 xã, tách xã Nhơn Tân trả về huyện Tuy Phước với tên cũ là Phước Hưng.
Ngày 24 tháng 3 năm 1979, Chính phủ ban hành Quyết định số 127-CP thành lập thị trấn Bình Định trên cơ sở tách một phần diện tích xã Nhơn Hưng.[4]
Ngày 19 tháng 2 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 15-HĐBT thành lập xã Nhơn Tân trên cơ sở một phần diện tích của xã Nhơn Thọ và một phần diện tích của xã Nhơn Lộc.[5]
Năm 1989, huyện An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định vừa được tái lập.[6]
Ngày 26 tháng 12 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/1997/NĐ-CP thành lập thị trấn Đập Đá trên cơ sở xã Đập Đá.[7]
Ngày 30 tháng 12 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1175/QĐ-BXD công nhận thị trấn Bình Định mở rộng là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Bình Định.
Cuối năm 2010, huyện An Nhơn có 2 thị trấn: Bình Định (huyện lỵ), Đập Đá và 13 xã: Nhơn An, Nhơn Hạnh, Nhơn Phong, Nhơn Hậu, Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Nhơn Lộc, Nhơn Mỹ, Nhơn Tân, Nhơn Thành, Nhơn Thọ.
Ngày 28 tháng 11 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thành lập thị xã An Nhơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện An Nhơn; đồng thời chuyển 2 thị trấn: Bình Định, Đập Đá và 3 xã: Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Thành thành 5 phường có tên tương ứng.
Thị xã An Nhơn có 24.264,36 ha diện tích tự nhiên, 187.817 nhân khẩu với 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường: Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Thành và 10 xã: Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Nhơn Lộc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ.
Ngày 2 tháng 3 năm 2021, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 219/QĐ-BXD công nhận thị xã An Nhơn là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Định.[1]
Thị xã An Nhơn có hệ thống giao thông kinh tế rất thuận lợi: có Quốc lộ 1, Quốc lộ 19, Quốc lộ 19B, đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Đường sắt Bắc Nam đi qua, cách Sân bay Phù Cát 8km tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa trong và ngoài tỉnh.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.