tổ chức quân sự do Mặt trận Việt Minh lãnh đạo From Wikipedia, the free encyclopedia
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tên của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945. Đây là tổ chức quân sự cùng với Cứu quốc quân được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, 22 tháng 12, sau này đã được chọn làm ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bài viết này có một danh sách các nguồn tham khảo, nhưng vẫn chưa đáp ứng khả năng kiểm chứng được bởi thân bài vẫn còn thiếu các chú thích trong hàng. (tháng 10/2022) |
Giữa năm 1944, chính quyền Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh ở vùng Cao - Bắc - Lạng, tận dụng lợi thế do Pháp - Nhật chú ý ghìm nhau ở Đông Dương, chủ yếu ở các vùng đô thị quan trọng, nên chưa thể thực hiện trấn áp ở vùng núi biên giới. Tuy vậy, dù đã có những đội du kích vũ trang, nhưng hoạt động tuyên truyền chính trị của cán bộ Việt Minh vẫn chưa hoàn toàn kết hợp được với hoạt động vũ trang, khi đó vẫn mang nặng tính địa phương, thiếu thống nhất, nên chưa phát huy tác dụng gây dựng cơ sở lan rộng, nhất là với những vùng vẫn còn nằm trong vùng kiểm soát, dù là lỏng lẻo, của người Pháp.
Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Việt Minh Hồ Chí Minh nhận định nếu chỉ có tuyên truyền chính trị sẽ khó thành công, vì vậy ông đã ra chỉ thị về việc thành lập một lực lượng vũ trang chủ lực, nòng cốt lấy từ các cán bộ chính trị, đội viên du kích năng nổ. Hồ Chí Minh chỉ định ông Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm công việc thành lập lực lượng vũ trang tập trung. Sau khi được đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Quảng Ba thông báo kế hoạch thành lập tổ chức vũ trang lấy tên "Đội Việt Nam Giải phóng quân", Người đã thêm hai từ "Tuyên truyền" để thành tên gọi hoàn chỉnh "Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân".
Trên cơ sở đó, tháng 9 năm 1944, một số cán bộ chính trị và đội viên du kích của Việt Minh, tập hợp thành 3 đội vũ trang tập trung của Tam Kim, Hoa Thám, Chí Kiên, đã được triệu tập dự lớp huấn luyện 20 ngày tại rừng Khuổi Cọ (cách đèo Cao Bắc khoảng 6 km) do các ông Võ Nguyên Giáp và Hoàng Sâm làm giảng viên.[1]. Giữa tháng 12 năm 1944, một chỉ thị viết tay, để trong vỏ bao thuốc lá, của lãnh tụ Hồ Chí Minh gửi cho ông Võ Nguyên Giáp[2]. Nội dung chỉ thị như sau:
Tháng 12 năm 1944 Hồ Chí Minh |
Đội được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng). Quân số ban đầu được chia thành 3 tiểu đội, trong đó Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (súng ngắn 10 viên), 17 súng trường, 14 mã tấu.
Sau khi thành lập đội đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên.
Đội đã tạo ra một khu vực có cơ sở cách mạng rộng lớn ở Hòa An, Nguyên Bình (Cao Bằng), Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Kạn)...
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chia thành nhiều mũi, có mũi thọc xuống phía nam đánh chiếm Ngân Sơn, Chợ Rã, Phủ Thông, Chợ Đồn, Na Rì (Bắc Kạn), Chiêm Hóa (Tuyên Quang), có mũi tiến công Thất Khê, Bình Gia (Lạng Sơn), lại có mũi ngược lên biên giới Việt - Trung hạ một loạt đồn trại từ Trùng Khánh đến Bảo Lạc rồi phát triển sang phía Hà Giang. Cuối tháng 3, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã gặp Cứu quốc quân ở Chợ Chu (Thái Nguyên).
Ngày 15 tháng 5 năm 1945, tại Chợ Chu, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với Cứu quốc quân và một số đơn vị du kích thành lực lượng quân sự thống nhất, lấy tên là Việt Nam Giải phóng quân.
Chúng tôi đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, xin lấy danh dự của một người chiến sĩ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. Xin thề:
Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số. Cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh.
STT | Tên | Bí danh | Dân tộc | Quê quán |
---|---|---|---|---|
1 | Trần Văn Kỳ | Hoàng Sâm | Kinh | Tuyên Hoá, Quảng Bình |
2 | Dương Mạc Thạch | Xích Thắng | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
3 | Hoàng Văn Xiêm | Hoàng Văn Thái | Kinh | Tiền Hải, Thái Bình |
4 | Hoàng Thế An | Thế Hậu | Tày | Hà Quảng, Cao Bằng |
5 | Bế Bằng | Kim Anh | Tày | Hoà An, Cao Bằng |
6 | Nông Văn Bát | Đàm Quốc Chưng | Tày | Hoà An, Cao Bằng |
7 | Bế Văn Bồn | Bế Văn Sắt | Tày | Hoà An, Cao Bằng |
8 | Tô Đình Cắm | Tiến Lực | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
9 | Nguyễn Văn Càng | Thu Sơn | Tày | Hoà An, Cao Bằng |
10 | Nguyễn Văn Cơ | Đức Cường | Kinh | Hoà An, Cao Bằng |
11 | Trần Văn Cù | Trương Đắc | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
12 | Hoàng Văn Củn | Quyền, Thịnh | Tày | Võ Nhai, Thái Nguyên |
13 | Võ Văn Dảnh | Luân | Kinh | Tuyên Hoá, Quảng Bình |
14 | Tô Vũ Dâu | Thịnh Nguyên | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
15 | Dương Văn Dấu | Đại Long | Nùng | dien hai |
16 | Chu Văn Đế | Nam | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
17 | Nông Văn Kiếm | Liên | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
18 | Đinh Văn Kính | Đinh Trung Lương | Tày | Thạch An, Cao Bằng |
19 | Hà Hưng Long | Tày | Hoà An, Cao Bằng | |
20 | Lộc Văn Lùng | Văn Tiên | Tày | Cao Lộc, Lạng Sơn |
21 | Hoàng Văn Lường | Kính Phát | Nùng | Ngân Sơn, Bắc Kạn |
22 | Hầu A Lý | Hồng Cô | Mông | Nguyên Bình, Cao Bằng |
23 | Long Văn Mần | Ngọc Trình | Nùng | Hoà An, Cao Bằng |
24 | Bế Ích Nhân | Bế Ích Vạn | Tày | Ngân Sơn, Bắc Kạn |
25 | Bùi Huy Trấn | Nam Sơn | Kinh | Đông Hưng,Thái Bình |
26 | Hoàng Văn Nhủng[4] | Xuân Trường | Tày | Hà Quảng, Cao Bằng |
27 | Hoàng Văn Minh | Thái Sơn | Nùng | Ngân Sơn, Bắc Kạn |
28 | Giáp Ngọc Páng | Nông Văn Bê | Nùng | Hoà An, Cao Bằng |
29 | Nguyễn Văn Phán | Kế Hoạch | Tày | Hoà An, Cao Bằng |
30 | Ma Văn Phiêu | Bắc Hợp | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
31 | Đặng Tuần Quý | Dao | Nguyên Bình, Cao Bằng | |
32 | Lương Quý Sâm | Lương Văn Ích | Nùng | Hà Quảng, Cao Bằng |
33 | Hoàng Văn Súng | La Thanh | Nùng | Hà Quảng, Cao Bằng |
34 | Mông Văn Vẩy | Mông Phúc Thơ | Nùng | Võ Nhai, Thái Nguyên |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.