Đệ Nhất Cộng hòa Armenia

From Wikipedia, the free encyclopedia

Đệ Nhất Cộng hòa Armeniamap

Đệ nhất Cộng hòa Armenia,[11] tên chính thức khi còn tồn tại là Cộng hòa Armenia (tiếng Armenia: Հայաստանի Հանրապետութիւն), là nhà nước Armenia đầu tiên kể từ khi Armenia mất đi sự độc lập vào thời Trung Cổ.

Thông tin Nhanh Cộng hòa Armenia, Tổng quan ...
Cộng hòa Armenia
Tên bản ngữ
  • Հայաստանի Հանրապետութիւն
1918–1920
Thumb
Quốc huy

Thumb
  Lãnh thổ Armenia và hội đồng Karabakh nắm giữ vào một thời điểm nào đó
  Lãnh thổ Armenia bị chiếm đóng bởi các nhà nước xung quanh
  Vùng được nhượng cho Armenia theo hiệp ước Sèvres, không được thông qua và chưa bao giờ được thực thi.[2]
Tổng quan
Thủ đôYerevan
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Armenia
Tôn giáo
Tông truyền Armenia
Chính trị
Chính phủCộng hòa nghị viện
Thủ tướng 
 Tháng 6, 1918tháng 5, 1919
Hovhannes Kajaznuni
 Tháng 5, 1919tháng 5, 1920
Alexander Khatisian
 Tháng 5tháng 11, 1920
Hamo Ohanjanyan
 Tháng 11tháng 12, 1920
Simon Vratsian
Lịch sử
Thời kỳGiữa hai cuộc chiến
 Tuyên bố độc lập
28 tháng 5 1918
 Đạo luật Armenia thống nhất
28 tháng 5, 1919
 Xô Viết hóa
2 tháng 12 1920
Địa 
Diện tích  
 Giữa năm 1918 (sau hiệp ước Batum)[3][4]
11.000 km2
(4.247 mi2)
 1919 (sau cuộc đình chiến Mudros)[5][6]
70.000 km2
(27.027 mi2)
 1920 (theo hiệp ước Sèvres; không được thực hiện)[7]
160.000 km2
(61.776 mi2)
Dân số 
 Giữa năm 1918 (sau hiệp ước Batum)[8][9]
500.000
 1919 (sau cuộc đình chiến Mudros)[5][10]
1.300.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệRúp Armenia
 ISO 3166AM
Tiền thân
Kế tục
Cộng hòa Liên bang Dân chủ Ngoại Kavkaz
Cộng hòa Miền núi Armenia
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia
Thổ Nhĩ Kỳ
Đóng

Nước cộng hòa được lập nên từ những vùng đông người Armenia cư ngụ của Đế quốc Nga (đã tan rã), được gọi là Đông Armenia hay Armenia thuộc Nga. Lãnh đạo của chính phủ này chủ yếu là người của Liên đoàn Cách mạng Armenia (ARF hay Dashnaktsutyun). Đệ nhất Cộng hòa Armenia tiếp giáp với Cộng hòa Dân chủ Gruzia về phía bắc, Đế quốc Ottoman về phía tây, Ba Tư về phía nam, và Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan về phía đông. Nó có tổng diện tích chừng 70.000 km² (174.000 km² theo hiệp ước Sèvres) và dân số khoảng 1,3 triệu người.

Hội đồng Quốc gia Armenia tuyên bố sự độc lập của Armenia vào ngày 28 tháng 5 năm 1918. Từ đây, Armenia đã phải đối mặt với một loạt các vấn đề cả trong và ngoài nước. Cuộc khủng hoảng nhân đạo xuất hiện từ hậu quả của cuộc diệt chủng người Armenia khi hàng chục ngàn người tị nạn từ đế quốc Ottoman đến đây. Nước cộng hòa tồn tại được hơn hai năm, trong thời gian đó, nó đã dính vào nhiều cuộc xung đột vũ trang do tranh chấp lãnh thổ. Vào cuối năm 1920, Đệ nhất Cộng hòa Armenia bị Hồng Quân xâm lược thành công. Đệ nhất Cộng hòa, cùng với Cộng hòa Armenia miền Núi mà đã chống lại cuộc xâm lăng của quân Liên Xô cho đến 1921, sụp đổ, bị thay thế bởi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia rồi trở thành một phần của Liên Xô năm 1922. Sau sự tan rã của Liên Xô, năm 1991, Cộng hòa Armenia mới được thiết lập.[12]

Tham khảo

Đọc thêm

Loading related searches...

Wikiwand - on

Seamless Wikipedia browsing. On steroids.