Remove ads
tên lửa đạn đạo chứa nhiều đầu đạn con có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc From Wikipedia, the free encyclopedia
Đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập multiple independently targetable reentry vehicle (MIRV) là một loại tải trọng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bao gồm nhiều đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, có khả năng lập trình tấn công mục tiêu riêng lẻ. Đầu đạn MIRV thường đi liền với tên lửa xuyên lục địa. Tên lửa liên lục địa bên cạnh đó cũng có thể trang bị một đầu đạn hạt nhân duy nhất. Hiện nay chỉ có Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc đã được công nhận là sở hữu tên lửa ICBM với đầu đạn MIRV.
Tên lửa ICBM đầu tiên có thiết kế đầu đạn MIRV là tên lửa Minuteman III, được thử nghiệm lần đầu vào năm 1968 và được đưa vào triển khai từ năm 1970.[2][3][4] Tên lửa Minuteman III được trang bị với ba đầu đạn W62, có đương lượng nổ của mỗi đầu đạn là khoảng 170 kilô tấn TNT (710 TJ), thay cho đầu đạn W56 đương lượng nổ 1,2 mêga tấn TNT (5,0 PJ) trên các phiên bản tên lửa ICBM Minuteman từ trước đó. Tư năm 1970 đến 1975, Hoa Kỳ đã loại bỏ khoảng 550 tên lửa ICBM Minuteman thuộc phiên bản cũ trong kho tên lửa của Lực lượng Không quân Chiến lược va thay thế chúng bằng phiên bản Minuteman III với đầu đạn MIRV giúp tăng đang kể hiệu suất tổng thể của tên lửa.[3] Tuy đầu đạn của tên lửa có đương lượng nổ nhỏ hơn nhưng nhờ độ chính xác của tên lửa tăng lên đã khiến hiệu suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa tăng lên, so với phiên bản Minuteman trang bị duy nhất một đầu đạn W56. Tên lửa Minuteman III được phát triển để đáp lại việc Liên Xô xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa liên lục địa xung quanh Moskva; đầu đạn MIRV sẽ cho phép Mỹ có thể làm quá tải hệ thống phòng thủ của Liên Xô trong khi không cần phải tăng số lượng tên lửa đạn đạo trang bị. Liên Xô đáp lại bằng việc triển khai đầu đạn MIRV trên thiết kế tên lửa ICBM R-36, cũng gồm ba đầu đạn, vào năm 1975, và tới 10 đầu đạn nhỏ trong các thiết kế sau đó. Trong khi Hoa Kỳ đã ngừng triển khai các đầu đạn MIRV trên tên lửa ICBM từ năm 2014 để tuần thủ hiệp ước new START,[5] Nga vẫn tiếp tục phát triển tên lửa ICBM mới sử dụng công nghệ này.[6]
Việc đầu đạn MIRV ra đời đã làm thay đổi cán cân chiến lược. Trước đây, mỗi tên lửa với trang bị một đầu đạn, các hệ thống phòng thủ tên lửa chỉ cần một tên lửa đánh chặn cho mỗi tên lửa ICBM. Bất kỳ việc tăng số lượng tên lửa, sẽ kéo theo việc gia tăng tương tự các đầu đạn đánh chặn. Đối với đầu đạn MIRV, phe phòng thủ phải xây dựng hệ thống phòng thủ đa mục tiêu cho mỗi tên lửa đạn đạo phóng tới, đồng nghĩa với việc phát triển và chế tạo tên lửa mới sẽ ít tốn kém hơn so với bên phòng thủ. Tỉ lệ chênh lệch nghiêng về phía bên tấn công đã khiến khái niệm tấn công huỷ diệt lẫn nhau trở thành kế hoạch hàng đầu trong các hoạch định chiến lược và các hệ thống ABM bị hạn chế nghiêm trọng trong Hiệp ước ABM vào năm 1972 nhằm tránh chạy đua vũ trang quy mô lớn.
Mục đích của MIRV gồm bốn phần:
Các đầu đạn MIRV trang bị trên tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ đất liền được coi là gây mất ổn định do chúng được thiết kế để tấn công trước.[10] Tên lửa Minuteman III là tên lửa ICBM đầu tiên có khả năng triển khai MIRV, triển khai từ những năm 1970, có nguy cơ làm tăng nhanh kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ và do đó có khả năng nước này có đủ bom hạt nhân để phá huỷ hầu như toàn bộ vũ khí hạt nhân của Liên Xô và vô hiệu hoá bất kỳ sự trả đũa hạt nhân nào. Sau này, Mỹ lo ngại tên lửa mang đầu đạn MIRV của Liên Xô vì tên lửa của Liên Xô có tải trọng lớn hơn và do đó có khả năng triển khai nhiều đầu đạn hơn so với Mỹ. Mỹ có tỉ lệ kho vũ khí hạt nhân tên lửa ICBM ít hơn Liên Xô. Máy bay ném bom chiến lược cũng không có khả năng trang bị đầu đạn MIRV nên đương lượng nổ không được nhân lên. Do đó, dường như Mỹ không có tiềm năng sử dụng đầu đạn MIRV như Liên Xô. Tuy nhiên Mỹ có số lượng tên lửa SLBM nhiều hơn Liên Xô, cũng có thể trang bị đầu đạn MIRV nên có thể bù đắp nhược điểm của ICBM phóng từ đất liền. Chính vì khả năng tấn công phủ đầu, nên tên lửa mang đầu đạn MIRV phóng từ đất liền đã bị cấm theo thoả thuận START II. Hiệp định START II được Duma Nga phê chuẩn ngày 14 tháng 4 năm 2000, nhưng Nga đã rút khỏi hiệp ước vào năm 2002, sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định ABM.
Đối với đầu đạn MIRV, động cơ chính trên tầng đẩy mang tải trọng sẽ kích hoạt đẩy khoang chứa đầu đạn theo quỹ đạo đạn đạo dưới quỹ đạo. Sau đó, quỹ đạo được tinh chỉnh nhờ các động cơ cỡ nhỏ, điều chỉnh theo hệ thống dẫn đường quán tính. Khoang chứa đầu đạn hướng tới mục tiêu và "thả" đầu đạn rơi tự do theo quỹ đạo, sau đó khoang chứa động cơ sẽ bay theo quỹ đạo khác đến mục tiêu thứ hai, tiếp tục thả đầu đạn lên mục tiêu thứ hai, và cứ lần lượt như vậy cho đến khi hết đầu đạn con.
Các thông số kỹ thuật liên quan đến MIRV đều là thông tin mật cấp độ quân sự. Khoang chứa đầu đạn chỉ có lượng nhiên liệu hạn chế, khiến cho khoảng cách các mục tiêu tấn công khả dĩ bị thu hẹp xuống chỉ vài trăm km.[11] Một số đầu đạn được thiết kế kiểu tàu lượn siêu vượt âm, ngoài ra một số đầu đạn MIRV còn có khả năng thả mồi bẫy như các bóng làm bằng nhôm như hệ thống Chevaline của Anh.
Phương tiện hồi quyển đa mục tiêu (MRV) sẽ triển khai đầu đạn một cách tự do trên mục tiêu, giống như bom chùm. Những đầu đạn con này không có khả năng nhắm mục tiêu độc lập, ưu điểm là nó phủ rộng diện tích thiệt hại hơn là một đầu đạn đơn duy nhất, và khiến hệ thống đánh chặn khó khăn hơn do phải triển khai nhiều tên lửa đánh chặn cùng một lúc.[3]
Các đầu đạn nâng cấp có thiết kế nhỏ hơn trong khi có kết cấu điện tử và hệ thống dẫn đường tốt hơn. Kết quả là đầu đạn MIRV hấp dẫn hơn so với đầu đạn MRV đối với các cường quốc. Tên lửa đầu tiên của Mỹ có khả năng triển khai đầu đạn kiểu MRV là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Polaris A-3 năm 1964. Tên lửa Polaris A-3 có khả năng trang bị ba đầu đạn con, đương lượng mỗi đầu đạn là 200 kilô tấn TNT (840 TJ)..
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.